Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

KHÁM PHÁ

Câu hỏi.

1. Dân cư

Quan sát hình 3 và đọc thông tin, em hãy:

Kể tên một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Xác định trên lược đồ các khu vực có mực độ dân số dưới 1000 người/km², từ 1000 - 2000 người/km² và trên 2000 người/km² của vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Giải thích vì sao vùng Đồng bằng Bắc Bộ có dân cư tập trung đông đúc.

2. Hoạt động sản xuất

a) Trồng lúa nước

Quan sát hình 4, hình 5 và đọc thông tin, em hãy mô tả hoạt động sản xuất trồng lúa nước ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

b) Nghề thủ công truyền thông

Đọc thông tin, em hãy:

Kể tên một số làng nghề truyền thống ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống.

3. Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Quan sát hình 6 và đọc thông tin, em hãy mô tả đặc điểm của đê sông Hồng.

Câu trả lời:

1. Dân cư

Một số dân tộc ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ: Kinh, Sán, Dìu, Nùng, Dao, Tày, Thái,...

Khu vực có mật độ dân số:

  • Dưới 1000 người/km²: Vĩnh Phúc, Ninh Bình
  • Từ 1000 - 2000 người/km²: Bắc Ninh, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Thái Bình, Hà Nam, Nam Định
  • Trên 2000 người/km²: Hà Nội

Vùng đồng bằng Bắc Bộ là nơi con người sinh sống lâu đời, địa hình khá bằng phẳng và đất đai màu mỡ nên có số dân đông.

2. Hoạt động sản xuất

a) Trồng lúa nước

Đồng bằng Bắc Bộ là vùng sản xuất lúa lớn thứ hai của nước ta, sau vùng Nam Bộ. Trồng lúa có nhiều công đoạn như: làm đất, gieo mạ, cấy lúa, chăm sóc lúa, thu hoạch lúa. Với kinh nghiệm lâu đời và kĩ thuật canh tác ngày càng hiện đại, năng suất lúa của vùng cao nhất cả nước.

b) Nghề thủ công truyền thông

Một số làng nghề truyền thống:

  • Làng lụa Vạn Phúc (Hà Nội)
  • Làng gốm Bát Tràng (Hà Nội)
  • Làng chiếu cói Kim Sơn (Ninh Bình)

Mô tả hoạt động sản xuất của một nghề thủ công truyền thống: Vạn Phúc là làng nghề dệt lụa nổi tiếng cả nước, đã tồn tại hơn một nghìn năm. Nguyên liệu làm lụa chủ yếu từ tơ tằm. Để tạo ra lụa, người dân đã trồng dâu, nuôi tằm. Sau khi tằm nhả tơ, đóng kén, các thợ thủ công chọn ra những chiếc kén già nhất rồi kéo kén, guồng tơ mà mắc cửi, đưa vào máy dệt.

3. Hệ thống đê ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Trải qua hàng nghìn năm, đê sông Hồng trở thành một hệ thống hoàn chính với chiều dài lên đến hàng nghìn ki lô mét.

Đê sông Hồng có độ cao trung bình từ 6m đến 8m tùy từng vị trí, có nơi cao hơn 10m. Chân đê rộng từ 30m đến 50m. Mặt đê hiện được cải tạo trở thành các tuyến đường giao thông.

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 chân trời sáng tạo

MỞ ĐẦU

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 1 Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

CHỦ ĐỀ 1: ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 2 Thiên nhiên và con người địa phương
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 3 Lịch sử và văn hóa truyền thống địa phương

CHỦ ĐỀ 2: TRUNG DU VÀ MIỀN NÚI BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 4 Thiên nhiên vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 5 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 6 Một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 7 Đền Hùng và lễ Giổ Tổ Hùng Vương

CHỦ ĐỀ 3: ĐỒNG BẰNG BẮC BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 8 Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 9 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 10 Một số nét văn hóa ở làng quê vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 11 Sông Hồng và văn minh sông Hồng
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 12 Thăng Long - Hà Nội
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 13 Văn Miếu - Quốc Tử Giám

CHỦ ĐỀ 4: DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 14 Thiên nhiên vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 15 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 16 Một số nét văn hóa ở vùng Duyên hải miền Trung
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 17 Cố Đô Huế
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 18 Phố cổ Hội An

CHỦ ĐỀ 5: TÂY NGUYÊN

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 19 Thiên nhiên vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 20 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 21 Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 22 Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

CHỦ ĐỀ 6: NAM BỘ

Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 23 Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 24 Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 25 Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 26 Thành phố Hồ Chí Minh
Giải lịch sử và địa lí 4 CTST Bài 27 Địa đạo Củ Chi


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com