Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Sân khâu hóa tác phẩm văn học

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 2: Sân khâu hóa tác phẩm văn học. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

Bài thực hành 1: Chọn một trong các tác phẩm dưới đây, biên soạn kịch bản văn học dưới dạng một hoạt cảnh ngắn để biểu diễn trên lớp học vào tiết học ấy:

  • "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi
  • "Câu cá mùa thu" của Nguyễn 
  • "Đất nước" của Nguyễn Khoa Điềm
  • "Lính đảo hát tình ca trên đảo" của Trần Đăng 

Học sinh thực hành theo các bước sau:

a) Chuẩn bị

  • Đọc lại các tác phẩm đã nêu ở trên.
  • Xác định tác phẩm yêu thích và có thể xây dựng hoạt cảnh ngắn
  • Xác định hình thức hoạt cảnh (đọc / ngâm thơ trên nền nhạc; minh họa ảnh chân dung, tư liệu hay video clip; sử dụng bài hát đã phổ nhạc; kết hợp đọc và múa;........
  • Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng hoạt cảnh.

b) Biên soạn kịch bản:

  • Mô tả các yêu cầu cụ thể về thời lượng, thiết bị, dụng cụ,.... cho việc dừng hoạt cảnh mô tả nội dung hoạt cảnh,....
  • Ví dụ, kịch bản hoạt cảnh cho bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo  của Trần Đăng Khoa:
  • Thời lượng 5 - 7 phút
  • Hình ảnh hoặc video clip: sóng, gió, những người lính Trường Sa đầu trọc; những bãi "đá trọc đầu" lô nhô, cột mốc thiêng liêng của Tổ Quốc, cờ đỏ sao vàng tung bay trên đảo;....
  • Bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo (in sẵn, trang trí trên phông, nền đẹp).
  • Mô tả nội dung hoạt cảnh: đọc bài thơ Lính đảo hát tình ca trên đảo  trên nền minh họa bằng cách chiếu các hình ảnh hoặc video clip về Biển Đông và Quần đảo Trườg Sa. Tính toán độ dài của bài thơ và bố trí các ảnh minh họa phì hợp với từng nội dung cụ thể mà bài thơ nói tới. Chú ý hình ảnh mở đầu và kết.
Hướng dẫn trả lời:

Chọn tác phẩm "Đại cáo bình Ngô" của Nguyễn Trãi với hoạt cảnh nhân dân đang lầm than trước áp bức bóc lột của giặc ngoại xâm.

Hình thức hoạt cảnh kết hợp ngâm thơ và video tài liệu.

Xây dựng hoạt cảnh cần dụng cụ máy chiếu và một số nhân vật tạo lên tình huống, xung đột.

Kịch bản xây dựng 5 - 10 phút

Hình ảnh đầu tiên sẽ là hình ảnh nhân dân đau khổ, lầm than ( có thể là video ngắn)

Tiếp tới sẽ là một số câu ngâm thơ cùng nhân vật hoặc video chiếu kèm.

Kết hợp với tiếng khóc, súng, mắng chửi,....

Chuyển sang tình huống tiếp theo là nỗi đau và suy nghĩ của tác giả - Nguyễn Trãi khi chứng kiến những đau khổ, tàn khốc mà giặc gây lên 

sau những câu ngâm thơ kết hợp với chiếu hình ảnh lá cờ hoặc hình ảnh Lê Lợi dành chiến thắng.

Kết màn là cuộc sống ấm no hạnh phúc của nhân dân sau cuộc xâm lược.

Bài thực hành 2: Chọn một truyện hoặc đoạn trích tiểu thuyết để biên soạn một kịch bản văn học dưới dạng một tiểu phẩm. Các tác phẩm gồm:

  • "Hê - ra - clet đi tìm táo vàng" ( trích thần thoại Hy Lạp)
  • "Chiến thắng Mtao Mxay" ( trích sử thi "Đăm Săn", Việt Nam)
  • "Ra - ma buộc tội" ( trích sử thi Ấn Độ)
  • 'Kiêu binh nổi loạn" (trích "Hoàng Lê nhất thống chí" - Ngô Gia Văn Phái)
  • "Hồi trống Cổ Thành"(trích "Tam Quốc Diễn Nghĩa" La Quán Trung).
  • "Người ở bến sông Châu'' ( Sương Nguyệt Minh).

Học sinh thực hành theo các bước sau:

a) Chuẩn bị

  • Xem lại các văn bản tác phẩm đã đọc và nêu ở trên.
  • Xác định tác phẩm có thể xây dựng hoạt cảnh ngắn với đoạn trích cụ thể.
  • Xác định hình thức sân khấu hóa (kịch nói,chèo, tuồng, cải lương, múa,...)
  • Xác định những thiết bị và dụng cụ cần cho việc xây dựng tiểu phẩm.

b)Biên soạn kịch bản

  • Mô tả các yêu cầu cụ thể và thời lượng ,thiết bị,dụng cụ,...cho việc dựng hoạt cảnh ; mô tả nội dung tiểu phẩm phù hợp với hình thức sân khấu hóa đã xác định.
  • ví dụ,kịch bản hoạt cảnh cho văn bản hoạt cảnh Hồi trống cổ thành (trích Tam Quốc diễn nghĩa - La Quán Trung):
  • Đọc lại văn bản Hồi Trống cổ Thành và thống kê ra giấy: Lời người kể chuyện, lời thoại của nhân vật chính.
  • Từ bản thống kê ấy, biên soạn kịch bản, sắp xếp các lời kể chuyện thành bối cảnh, lời chỉ dẫn, đan xen là các nhân vật và lời thoại.
Hướng dẫn trả lời:
Chọn  tác phẩm "Ra - ma buộc tội" ( trích sử thi Ấn Độ) biên soạn thành kịch bản:

Khi Ra - ma cứu được nàng Xi - ta ra khỏi tay lão Rắc - sa - xa nhưng trong lòng chàng không ngừng hoài nghi về sự trong sạch của nàng Xi - ta:

Ra - ma: " Để trả thù cho sự lăng nhục, ta đã làm những gì mà con người phải làm: ta tiêu diệt Ra - va - na"

Ra - ma: "Nàng mục đích cứu nàng đã đạt được rồi, ta không cần đến nàng nữa. Nàng muốn đi đâu thì tùy ý"

Gia - na - ki đau đớn đến nghẹt thở: "Cớ sao chàng lại dùcng những lời lẽ gay gắt khó tả như vậy đối với thiếp, giống như kẻ thấp hèn chửi mắng một con mụ thấp hèn? Thiếp đâu phải là người như chàng tưởng! Thiếp có thể lấy tư cách của thiêp ra thề, hãy tin vào danh dự của thiếp"

Gia - na - ki: "Hỡi Lắc - ma - na, em hãy chuẩn bị một giàn hỏa thiêu. Với nông nỗi đáng buồn hiện nay, đó là phương thức duy nhất cho chị. Chị không muốn sống sau những lời tố cáo lầm lạc như vậy. Chồng chị không hài lòng về chị, chàng đã ruồng rẫy chị trước mặt mọi người"

Gia - na - ki nói với thần lửa A - nhi: "Nếu con trước sau một lòng một dạ với Ra - ma thì cúi xin thần hãy tìm cách bảo vệ con. Ra - ma đã coi một phụ nữ trinh tiết như một kẻ gian dối, nhưng nếu con trong trắng, xin thần A - nhi phù hộ cho con"

Nói dứt lời Gia - na - ki bước vào giàn hỏa thiêu trước sự chứng kiến của mọi người cùng tiếng kêu khóc của Va - na - ra.

Bài thực hành 3: Từ kịch bản đã biên soạn, thực hành làm đạo diễn với hai hình thức hoạt cảnh và tiểu phẩm.

Gợi ý:

Nêu các ý tưởng tổ chức biểu diễn, thể hiện kịch bản trên sân khấu với các hướng dẫn về bối cảnh, trang phục, nhân vật, đạo cụ: phân màn/ cảnh và những lưu ý về cách thức thể hiện hành động, tâm trạng, lời thoại,.....

Ví dụ, từ kịch bản Hồi trống Cổ Thành ở phần trên, có thể nêu lên một số yêu cầu cho việc chuyển từ kịch bản lên sâu khấu như sau:

a) Bài trí sân khấu

  • Hình ảnh Cổ Thành (toàn thành cổ, trên có lính gác mặc trang phục, khí giới đứng canh thành).
  • Trước cổng thành là đoàn người gồm: Quan Công, Cam phu nhân và Mi phu nhân, Tôn Càn, ngựa xe,...; trang phục theo kiểu quan phục, váy áo Trung Quốc.

b) Trình tự phân cảnh và hoạt động

  • Cảnh 1: Quan Công sai Tôn Càn vào thành gặp Trương Phi kể lại sự tình về Quan Công và các phu nhân.
  • Cảnh 2: Trương Phi nghe xong, chẳng nói năng gì, lặp tức mặc áo giáp, vác xà ngựa, dẫn một nghìn quân ra cửa bắc gặp Quan Công (Quan Công mừng rỡ gặp tế ngựa lại đón; Trương phi mắt tròn xơ, râu vểnh ngược, hò thét như sấm, múa xà mâu lại đâm Quan Công).
Cuộc đối thoại giữa Quan Công và Trương Phi diễn theo kịch bản.
  • Cảnh 3: Quan Công chém tướng Tào là Sái Dương ( Sái Dương đi đàu, vác đao tế ngựa chạy lại, quát to; Quan Công chẳng nói một lời, múa long đao xô lại. Trương Phi thẳng cánh đánh troóng, chưa dứt một hồi, đầu Sái Dương đã lăn xuống đất.)
  • Cảnh 4: Trương Phi quỳ lạy Quan Công (Tên lính của Sái Dương kể lại những gì biết được về Quan Công. Hai phu nhân kể về những chuyện Quan Công đã phải tari qua trong trướng Tào Tháo. Trương Phi nghe hết chuyện, rỏ nước mắt khóc, thụp xuống lạy Vân Trường.).

c) Phân vai: Giao nhiệm vụ diễn xuất cho từng người theo các nhân vật.

d) Sửa cử chỉ, nét mặt, lời thoại cho diễn viên.
e) Chỉnh sửa kịch bản (nếu cần)

Hướng dẫn trả lời:

Ra - ma buộc tội từ kịch bản chuyển thành tiểu phẩm:

Cảnh 1: Ra - ma nhận được tin nàng Gia - na - ki bị bắt giữ bởi tên Ra - va - na.

Cảnh 2: Nàng Gia - na - ki được giải cứu từ Ra - ma và Ra - ma tiêu diệt Ra - va - na ( nhưng mục đích không phải giải cứu nàng Gia - na - ki mà để Ra - ma bảo vệ tôn nghiêm thanh cao của mình và từ đó hoài nghi nhân phẩm của nàng Gia - na - ki đã bị dơ bẩn khi bị lão Ra - va - na bắt đi,  từ ánh mắt lão ta nhìn cô chằm chằm như sự thèm khát, mong muốn từ ánh mắt Ra - na - va)

Cuộc đối thoại giữa nàng Gia - na - ki với người em Lắc - ma - na

Cảnh 3: Gia - na -ki cầu xin em trai Lắc - ma - na dựng giàn hỏa thêu để chứng minh sự trong sạch của mình.

Cảnh 4: Gia - na - ki lập lời thề với thần lửa A - nhi và cầu xin sự chứng giám và rửa sạch sự hoài nghi từ Ra - ma

- Nét mặt của Gia - na - ki đau khổ, oan ức và mong muốn được giải oan

- Nét mặt Ra - ma nghiêm nghị và sự tức giận

- Nét mặt Lắc - ma - na thương tiếc trước nỗi đau khổ của người chị của mình

- Vị thần lửa A - nhi oai nghiêm, chính trực

- Lão Ra - va - na khi nhìn thấy Gia - na - ki tỏ sự thèm muốn và khao khát vẻ đẹp của cô 

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com