Soạn chuyên đề học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết

Dưới đây là phần hướng dẫn soạn chi tiết cụ thể cho bộ chuyên đè học tập ngữ văn 10 cánh diều bài 3: Đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Lời soạn đưa ra ngắn gọn, cụ thể sẽ giúp ích cho em các em học tập ôn luyên kiến thức tốt, hình thành cho học sinh phương pháp tự học, tư duy năng động sáng tạo. Kéo xuống để tham khảo

I. Phương pháp đọc một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết 

Bài thực hành 1: Em hãy thực hành hoạt động trước khi đọc tập thơ tự chọn theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động:

a) Đọc tập thơ

Sau khi quan sát và đọc lướt, các em có thể bắt đầu tập thơ theo thứ tự sắp xếp của Mục lục hoặc chọn đọc kĩ từng bài trong tập thơ. Cần vận dụng cách đọc cách đọc một văn bản thơ đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng bài và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

  • Đề tài, chủ đề và nội dung cảm xúc bao chùm bài thơ.
  • Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu.
  • Câu, chữm hình ảnh,..... cụ thể gây ấn tượng trong bài thơ.
  • Ví dụ, đây là ghi chép kết quả đọc bài thơ đầu tiên trong tập Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi)

Hướng dẫn trả lời: 

Bài Trao duyên (trích Truyện Kiều - 12 câu đầu):

Trao duyên

Cậy em, em có chịu lời,
Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa.
Giữa đường đứt gánh tương tư,
Keo loan chắp mối tơ thừa mặc em.
Kể từ khi gặp chàng Kim ,
Khi ngày quạt ước, khi đêm chén thề.
Sự đâu sóng gió bất kỳ,
Hiếu tình khôn lẽ hai bề vẹn hai?
Ngày xuân em hãy còn dài,
Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
Chị dù thịt nát xương mòn,
Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.
Chiếc thoa với bức tờ mây
Duyên này thì giữ, vật này của chung.
Dù em nên vợ nên chồng,
Xót người mệnh bạc ắt lòng chẳng quên!
Mất người còn chút của tin,
Phím đàn với mảnh hương nguyền ngày xưa.
Mai sau dù có bao giờ,
Đốt lò hương ấy, so tơ phím này.
Trông ra ngọn cỏ gió cây,
Thấy hiu hiu gió, thì hay chị về.
Hồn còn mang nặng lời thề,
Nát thân bồ liễu đền nghì trúc mai.
Dạ đài cách mặt, khuất lời,
Rảy xin chén nước cho người thác oan.
Bây giờ trâm gãy bình tan,
Kể làm sao xiết muôn vàn ái ân!
Trăm nghìn gửi lạy tình quân
Tơ duyên ngắn ngủi có ngần ấy thôi.
Phân sao phận bạc như vôi?
Đã đành nước chảy hoa trôi lỡ làng.
Ôi Kim Lang! Hỡi Kim lang!
Thôi thôi thiếp đã phụ chàng từ đây!

  • Nhan đề: Trao duyên
  • Thể thơ: lục bát
  • Đề tài:  thể hiện bi kịch trong tình yêu của Thúy Kiều qua đó thể hiện tiếng kêu đau đớn của tác giả về số phận con người trong xã hội phong kiến.
  • Chủ đề: Nói với người em về nỗi đau khổ về chuyện tình tình yêu bi kịch, đứng giữa chữ hiếu và chữ tình Thúy Kiều báo hiếu cha mẹ nên đành nhờ cậy em giữ trọn lấy mối lương duyên còn dang dở.
  • Nghệ thuật:  Bằng hình thức độc thoại và kết hợp sử dụng giữa ngôn ngữ trang trọng với lối nói dân giản dị, tác giả đã thể hiện đặc sắc diễn biến tâm trạng phức tạp và bế tắc của Thúy Kiều trong đêm trao duyên.
  • Những câu thơ, hình ảnh ấn tượng: 
  • Ngày xuân em hãy còn dài,
    Xót tình máu mủ, thay lời nước non.
    Chị dù thịt nát xương mòn,
    Ngậm cười chín suối hãy còn thơm lây.

Bài thực hành 2: Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một bài trong tập thơ mà em đã lựa chọn.

c) Nhận xét, đánh giá sau khi đọc tập thơ.

Muốn nhận xét, đánh giá chung về cả tập thơ, các em cần đọc lướt qua các kết quả dọc, ghi chép từng bài của tập thơ. Từ đó, liên hệ, so sánh và tổng hợp, khái quát lại theo một số yêu cầu sau:

Ấn tượng, cảm nhận chung của em về toàn bài tập thơ là gì?

Tập thơ gồm tác phẩm của những tác giả nào (nếu tập thơ gồm tác phẩm của nhiều tác giả?

Tập thơ viết về nhữung đề tài, chủ đề nào? đề tài, chủ đề nào nổi bật nhất trong tập thơ? Những bài thơ nào tiêu biểu cho đề tài, chủ đề ấy?

Có những thể thoe nào trong tập thơ? Thể thơ nào là chính? Hình thức nghệ thuật (vần nhịp, từ ngữ, hình ảnh, giọng điệu, biện pháp tu từ ...) trong tập thơ có gì đặc biệt? Những bài thơ, câu thơ nào tiêu biểu cho nét đặc sắc nghệ thuật ấy của tập thơ?

Nhận xét, đánh giá chung: Tập thơ có đóng góp gì nổi trội về nội dung và nghệ thuẩ? Qua tậo thơ, có thể thấy chủ thể trữ tình - tác giả hiện lên ra sao ( cảm hứng chủ đạo, tâm trạng, cảm xúc, thái độ của nhà thơ với con người và cuộc đời,...) ? Có những điểm chung gặp gỡ và điểm riêng, đóng góp nổi bật nào của mỗi gương mặt tác giả trong tập thơ ( nếu tập thơ gồm tác phẩm của nhiều tác giả)? Tập thơ gọi ra suy nghĩ gì cho bản thân người đọc?

Hướng dẫn trả lời: 

Tập thơ "Nhật ký trong tù" của Hồ Chí Minh.

Ấn tượng chung: Tập thơ hay: ngôn ngữ giản dị, gần gũi, thể hiện tâm hồn thi nhân cùnng bức tranh thiên nhiên trong 15 ngày đi bộ của Bác, không chỉ vẻ đẹp thiên nhiên mà còn là vẻ đẹp con người, thể hiện cảm xúc, tâm trạng của tác giả.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ: 

Về thiên nhiên, con người và suy tư của tác giả và thể hiện tâm trạng của Bác ở nơi chốn ngục tù nhưng vẫn thể hiện tư tưởng và tinh thần của thi nhân về thế sự.

Đặc sắc về nghệ thuật: 

Thể thơ thất ngôn tứ tuyệt, kết hợp ngôn ngữ giản dị như cảnh chiều tối, trăng, mây, hoa, ... cùng những hoạt động của bác trong tù..... không sử dụng những tầng lớp nghĩa dày đặc mà Bác sử dụng ngôn từ và lớp nghĩa đơn giản dễ hiểu.

Đánh giá chung:

Tập thơ thể hiện cuộc sống và suy tư của Bác trong suốt thời gian lưu đày nhưng tinh thần lạc quan trước cuộc sống đầy nghị lực. Cảnh thiên nhiên thông qua đôi mắt của nghệ sĩ đầy suy tư, trầm bổng nhưng đôi mắt vẫn hướng về đời sống nhân dân. Bức tranh thiên nhiên và sinh hoạt của nhân dân thật sống động qua những câu thơ giản dị, gần gũi của tác giả.

Một số câu thơ hay trong tập thơ và ý nghĩa tập thơ với người đọc:

Cứng rắn như anh khác thói thường/ Phải đâu mềm tựa lưỡi không xương.(Bài Rụng một chiếc răng)

Nghĩ mình trong bước gian tuân/ Tai ương rèn luyện tinh thần thêm hăng.( bài Tự khuyên lấy mình)

Gạo đem vào giã bao đau đớn/ Gạo giã xong rồi trắng tựa bông (Bài Nghe tiếng chày giã gạo)

Bài thực hành 3: Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc một tập thơ đã lựa chọn (theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động đó để chuẩn bị cho việc viết bài giới thiệu một tập thơ.

Hướng dẫn trả lời: 

Tập thơ "Việt Bắc" của Tố Hữu.

Ấn tượng chung: 

Tập thơ đánh dấu một bước phát triển của thơ Tố Hữu về giọng điệu, ngôn ngữ. Chất dân tộc đậm đà trong thi liệu bình dị, thể thơ quen thuộc.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu trong tập thơ:

Về thiên nhiên, cách mạng, những người lính chiến đấu bảo vệ Tổ Quốc.

Đặc sắc về nghệ thuật:

Thể thơ tự do thể hiện sự phóng khoáng, hiên ngang đón nhận thử thách trông ngai cùng với ngôn từ giản dị tô đậm lên bức tranh thiên nhiên tươi đẹp. Dù đứng trước khó khăn, cái chết những người lính vẫn luôn giữu tinh thần lạc quan yêu đời và hướng tới một ngày giải phóng.

Câu thơ hay và tiêu biểu:

"Đêm đêm rầm rập như là đất rung
Quân đi điệp điệp trùng trùng
Ánh sao đầu súng, bạn cùng mũ nan.
Dân công đỏ đuốc từng đoàn
Bước chân nát đá, muôn tàn lửa bay.
Nghìn đêm thăm thẳm sương dày
Đèn pha bật sáng như ngày mai lên.
Tin vui chiến thắng trăm miền
Hoà Bình, Tây Bắc, Điện Biên vui về"

( Bài thơ Việt Bắc)

II. Viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết 

Bài thực hành 1: Em hãy thực hiện hoạt động trước khi đọc một tập thơ truyện ngắn hoặc tiểu thuyết theo sở thích và giới thiệu kết quả thực hiện hoạt động.

b) Đọc tập truyện ngắn, tiểu thuyết

Với tập truyện ngắn, người đọc có thể lựa chọn thứ tự đọc từng truyện trong tập theo sở thích, điều kiện cá nhân, nhưng vẫn phải đảm bảo đọc đầy đủ và kĩ lưỡng tất cả các truyện. Còn với tiểu thuyết, người đọc cần đọc một văn bản truyện đã được học trong nhiều bài đọc hiểu vào việc đọc từng truyện học chương tiểu thuyết và ghi chép lại một số thông tin cơ bản như:

  • Đề tài, chủ đề, tư tưởng: "Truyện ngắn, chương tiểu thuyết viết về điều gì và qua đó tập trung thể hiện vấn đề nào? Tư tưởng, thái độ của người kể chuyện là gì?
  • Đặc điểm thể loại và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu: chi tiết, cốt truyện, bối cảnh, nhân vật, người kể chuyện, điểm nhìn, mở đầu và kết thúc,....có gì đặc biệt và tác dụng của các yếu tố hình thức đó trong việc thể hiện nội dung tác phẩm?
  • Đánh dấu những chi tiết, hình ảnh, câu chữ, đoạn văn,... trong truyện ngắn hoặc chương tiểu thuyết mà em thấy ấn tượng hoặc băn khoăn, cần lưu ý

Hướng dẫn trả lời: 

Truyện ngắn "Chữ người tử tù" của Nguyễn 

Đề tài, chủ đề:

Đề tài: Người tài trong xã hội phong kiến.

Chủ đề: Vẻ đẹp thiên lương, trong sáng và người tài đức.

Bối cảnh:

Phòng giam tù nhân và tên viên quan cai ngục.

Cốt truyện:

Tử tù Huấn Cao là người cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lại triều đình.Trước khi chịu án chém, ông bị đưa đến giam tại một nhà tù. Biết trong danh sách có ông Huấn Cao, người nổi tiếng viết chữ đẹp, viên quản ngục đã cho người quét dọn phòng giam nơi Huấn Cao và những người tử tù sẽ ở. Sở nguyện của viên quản ngục là xin được chữ viết của Huấn Cao. Lúc đầu, Huấn Cao tỏ ý khinh miệt, nhưng khi hiểu được tấm lòng viên quản ngục, ông quyết định cho chữ vào cái đêm trước khi bị xử chém. Trong đêm đó, ông Huấn Cao tay viết như rồng bay phượng múa trên tấm lụa bạch còn viên quán ngục và thầy thơ lại thì khúm núm đứng bên cạnh. Sau khi cho chữ, Huấn Cao khuyên viên quản ngục về quê để giữ cho "thiên lương" trong sáng. Viên quản ngục nghe lời khuyên của ông một cách kính cẩn "Kẻ mê muội này xin bái lĩnh".

Nhân vật:

Huấn Cao và viên quan cai ngục.

Ngôi kể, điểm nhìn:

Ngôi thứ 3, điểm nhìn của Huấn Cao.

Chi tiết, câu chữ,....ấn tượng:

“Chữ ông Huấn Cao đẹp lắm, vuông lắm … có được chữ ông Huấn mà treo là có một báu vật ở trên đời”

“Không vì vàng ngọc hay quyền thê mà ép mình viết câu đối bao giờ”

Bài thực hành 2: Hãy đọc và ghi chép vắn tắt kết quả đọc hiểu một truyện ngắn hoặc một chương tiểu thuyết trong tập chuyện hoặc cuốn tiểu thuyết trong tập truyện hoặc cuốn tiểu thuyết mà em đã lựa chọn:

c) Nhận xét, đánh giá chung về cả tập truyện, cuốn tiểu thuyết, các em cần đọc lướt qua các kết quả đọc, ghi chép   bài của tập truyện hoặc các chương tiểu thuyết. Từ đó, liên hệ, so sánh và tổng hợp, khái quát lại theo một số yêu cầu sau:

  • Ấn tượng, cảm nhận chung của em về tập truyện ngắn, tiểu thuyết là gì?
  • tập truyện ngắn, tiểu thuyết đề cập tới các đề tài nào? Chủ đề nổi bật của tác phẩm là gì? Chủ đề đó được thể hiện qua những truyện / chương nào?
  • Những nhân vật nào được khắc họa đậm nét, hìau ý nghĩa trong tập truyện, tiểu thuyết?
  • Những truyện nào (trong tập truyện ngắn), chương nào (trong tiểu thuyết) đặc sắc hơn cả? 
  • Nghệ thuật của tập truyện ngắn, tiểu thuyết có gì độc đáo ( cách xây dựng tình huống truyện, việc lựa chọn người kể và ngôi kể, trật tự kể, ngôn ngữ của nhân vật, của người kể chuyện, không gian, thời gian của tác phẩm...)?
  • Tập truyện ngắn, tiểu thuyết thể hiện tư tưởng, tình cảm,...của nhà văn với con người và cuộc đời như thế nào?
  • Có những điểm chung gặp và điểm riêng nổi bật nào của mỗi gương mặt tác giả được thể hiện qua các truyện ngắn trong tập ( nếu tậo truyện ngắn gồm tác phẩm của nhiều tác giả)?
  • Ý nghĩa của tập truyện ngắn, tiểu thuyết đối với người đọc là?

Hướng dẫn trả lời: 

Tập truyện ngắn "Một bữa no" của Nam Cao:

Ấn tượng chung:

  • Câu chuyện đã đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa khi con người ta quá khó khăn mà phải đánh đổi nhiều thứ. Đó là bà lão nghèo khổ vì một bữa ăn mà đánh đổi cả cuộc sống của mình.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu:

  • Cuộc sống bình dân của xã hội xưa trong cuộc sống khó khăn nhiều thay đổi và thách.
  • Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần, giọng điệu chua xót, đau thương khiến người đọc cảm nhận được tình cảm và sự bất công của xã hội.

Đặc sắc nghệ thuật:

  • Tư tưởng nghệ thuật của Nam Cao trước cách mạng tháng Tám thiên hẳn về thân phận của những người nông dân thấp cổ bé họng. Ông đồng cảm đến lạ lùng với những thân phận con người thấp hèn trong xã hội. Những nhân vật của Nam Cao phần lớn đều là những người lương thiện, nhưng do không đủ sức đề kháng trước những cạm bẫy của chế độ xã hội nên họ dần bị biến chất và tha hóa.
  • Xây dựng hình tượng nhân vật điển hình cho số phan người nôgn dân trước cách mạng tháng tám.
  • Cốt truyện và tuyến nhân vật giản dị nhưng lại thể hiện tình huống vô cùng đặc sắc và đời thường, gần gũi với người đọc thấy được một bức tranh gia đình và hình ảnh người mẹ ngày ngày ngóng chờ con, chăm lo cho từng bữa ăn đạm bạc.
  • Ngôn ngữ giản dị, giàu cảm xúc, giọng điệu chua xót, đầy sự đau thương.

Đánh giá chung: 

"Một bữa no" là tập truyện ngắn tiêu biểu của Nam Cao trong mảng chủ đề về nông thôn đặc biệt về bức tranh xã hội vào thời kì cách mạng tháng 8 khó khăn, nghèo đói.

Tập truyện thể hiện góc nhìn đau xót của tác giả dành cho những mảnh đời đầy đau thương như bà lão bị các con bỏ lại một mình lay lắt bữa ăn đạm bạc chưa biết tới "no", đây là một trong những hình ảnh tiêu biểu của xã hội lúc bấy giờ.

Một số truyện ngắn và những câu văn hay trong tập, ý nghãi của tập truyện đối với người đọc:

Một số truyện ngắn hay: Chí Phèo, Lão Hạc, Một đám cưới, Nghèo,....

Ý nghĩa của tập truyện: 

Tác phẩm "Một bữa no" để trong lòng người đọc biết bao dư vị, cảm xúc. Là cái gì đó xót xa cho số phận đáng thương của người nông dân trong xã hội phong kiến xưa, là cái gì đó tức giận bởi sự bất công của những con người có địa vị, đã đẩy những người dân lương thiện vào con đường tha hóa, biến chất.

Bài thực hành 3: Em hãy hoàn thành các hoạt động đọc tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã lựa chọn ( theo cá nhân hoặc theo nhóm) và ghi lại kết quả các hoạt động cho việc viết bài giới thiệu một tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết.

Hướng dẫn trả lời: 

Tập truyện ngắn "Chí Phèo" của Nam Cao.

Ấn tượng chung:

Câu chuyện đã đề cập đến vấn đề rất bình thường trong xã hội xưa khi con người ta quá khó khăn mà phải đánh đổi nhiều thứ và con người bị tha hóa. Chí Phèo đã bị chính đồng loại của mình đẩy ra rìa của vực thẳm cách xa với chiếc cầu kết nối giữa anh ta và thế giới con người mà anh ta khao khát.

Đề tài, chủ đề tiêu biểu:

Cuộc sống bình dân của xã hội xưa trong cuộc sống khó khăn nhiều thay đổi và thách.

Ngôn ngữ giản dị, hình ảnh gần, giọng điệu chua xót, đau thương khiến người đọc cảm nhận được tình cảm và sự bất công của xã hội.

Đặc sắc nghệ thuật:

Nghệ thuật xây dựng nhân vật điển hình bất hủ vừa có tính chung tiêu biểu vừa có những điểm riêng biệt không trộn lẫn

- Nam Cao có biệt tài phân tích tâm lý nhân vật khiến nhân vật của ông thật hơn con người thật

- Nghệ thuật trần thuật hết sức linh hoạt phóng túng nhưng nhất quán và chặt chẽ

- Ngôn ngữ giàu có đậm hơi thở cuộc sống

- Giọng văn biến hóa đa dạng

Đánh giá chung: 

Tác phẩm là lời tố cáo đanh thép của Nam Cao về xã hội đương thời tàn bạo, thối nát đã đẩy người dân lương thiện vào con đường tha hóa, lưu manh hóa. Đồng thời ca ngợi vẻ đẹp của con người ngay cả khi bị vùi dập mất hết cả nhân hình, nhân tính.

Tác phẩm mang giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo sâu sắc.

III. Trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết 

Bài thực hành 1: Hãy viết bài giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết mà em đã chọn đọc ở trên.

a) Chuẩn bị

  • Lựa chọn tập thơ, tập truyện ngắn hoặc tiểu thuyết đã đọc để viết bài giới thiệu.
  • Lựa chọn tư liệu, hình ảnh sử dụng trong bài giới thiệu. Ví dụ: chân dung tác giả, hình ảnh tập thơ, tập truyện, tiểu thuyết.

b) Tìm ý và lập dàn ý

  • Tìm ý cho bài giới thiệu bằng cách đặt ra và trả lời câu hỏi sau:
  • Mục đích của bài giới thiệu là gì? Ai là người đọc bài giới thiệu (thầy, cô, bạn bè....)?
  • Bài viết sẽ giới thiệu những điều gì về nội dung và nghệ thuật của tác phẩm? Những dẫn chúng nào từ văn bản được sử dụng để làm rõ nội dung định giới thiệu?
  • Có thể đặt nhan đề cho bài giới thiệ, đặt các tiêu mục cho bài giới thiệu như thế nào? Có cần sử dụng thêm tranh, ảnh trong bài giới thiệu không?
  • Lập dàn ý cho bài giới thiệu:

Mở bài:

Nhan đề bài viết
Dẫn dắt và nêu tên tác phẩm, tác giả ấn tượcng chung hoặc nội dung khái quát của bài giới thiệu.

Thân bài: Lần lượt trình bày các nội dung định giới thiệu theo thứ tự phù hợp. Ví dụ:

Giới thiệy thông tin khái quát về tác phẩm (nhà xuất bản, số lượng bài thơ/ truyện ngắn, bố cục,.....)
Giới thiệu nội dung chính của tác phẩm 
Giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tác phẩm
Nêu nhân xét, đánh giá và tác động của tác phẩm đến người đọc.

Kết bài: Khi khái quát lại nội dung bài giới thiệu, khích lệ mọi người cùng đọc và chia sẻ về tác phẩm.

c) Viết bài giới thiệu

  • Viết bài giới thiệu theo dàn ý.
  • Chú ý diễn đạt mạch lạc, sử dụng từ ngữ trong sáng, đảm bảo chuẩn chính tả và ngữ pháp.
  • Sử dụng tranh ảnh ( nếu cần) và các công cụ (cỡ chữ, phông chữ, màu sắc,...) phù hợp để trình bày bài viết.

d) Kiểm tra và chỉnh sửa, hoàn thiện bài viết

Dựa vào dàn ý đã lập và chỉ dẫn trong mục Viết bài giới thiệu để tự kiểm tra và chỉnh sửa.

Hướng dẫn trả lời: 

Viết bài giới thiệu tập truyện "Lão Hạc" của Nam Cao.

Nam Cao là một trong những nhà văn hiện thực xuất sắc giai đoạn 1930 – 1945, là một cây bút viết về người nông dân hết sức chân thực, có đóng góp nhiều cho sự thành công của dòng văn học hiện thực Việt Nam trước cách mạng tháng Tám. Nam Cao tên khai sinh là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915, mất năm 1951, quê ở làng Đại Hoàng, phủ Lý Nhân, tỉnh Hà Nam. Nam Cao là cây bút luôn suy nghĩ, tìm tòi để “khơi những nguồn chưa ai khơi và sáng tạo những cái gì chưa có”. Vì thế, đề tài của ông tuy không mới nhưng tác phẩm vẫn có những đặc sắc tâm lí. Tác phẩm của Nam Cao chủ yếu xoay quanh hai đề tài chính: người nông dân và người trí thức tiểu tư sản nghèo, ở đề tài người trí thức tiểu tư sản có những tác phẩm: Trăng sáng, đời thừa, mua nhà, nước mắt… và những truyện đáng chú ý khi ông viết về người nông dân như: Lão Hạc, Chí Phèo, Một bữa no, Lang Rận… Có thể nói dù viết về trí thức nghèo hay về người nông dân cùng khổ thì Nam Cao vẫn luôn day dứt, đau đớn trước tình trạng con người bị xói mòn về nhân phẩm, thậm chí huỷ diệt cả nhân tính trong cái xã hội phi nhân đạo đương thời. Nam Cao là người có ý thức trách nhiệm nhất về ngòi bút của mình, suốt cuộc đời lao động văn học, nhà văn luôn suy nghĩ về sống và viết.

Trong nền văn xuôi hiện đại nước ta, Nam Cao là nhà văn có tài năng xuất sắc và một phong cách độc đáo. Ngòi bút của Nam Cao vừa tỉnh táo, sắc lạnh, vừa nặng trĩu suy nghĩ và đằm thắm yêu thương. Văn Nam Cao hết sức chân thực, ông coi sự thực là trên hết, không gì ngăn được nhà văn đến với sự thực, vừa thấm đượm ý vị triết lí và trữ tình. Ông có sở trường diễn tả, phân tích tâm lí con người. Ngôn ngữ trong tác phẩm của ông sống động, uyển chuyển, tinh tế, rất gần với lời ăn tiếng nói của quần chúng. Với một tài năng lớn và giàu sức sáng tạo, Nam Cao đã góp phần quan trọng vào việc cách tân nền văn xuôi Việt Nam theo hướng hiện đại hoá.

Tác phẩm Nam Cao để lại chủ yếu là truyện ngắn, trong số những truyện ngắn viết về người nông dân, thì “Lão Hạc” là một truyện ngắn xuất sắc và tiêu biểu.

Truyện ngắn “Lão Hạc” được đăng báo lần đầu năm 1943, truyện kể về nhân vật chính - lão Hạc, một lão nông dân nghèo khổ, có phẩm chất trong sạch, vợ lão Hạc mất sớm, để lại lão và cậu con trai, trong nhà tài sản duy nhất của hai cha con lão là một mảnh vườn và “cậu vàng” – con chó do con trai lão mua. Do không đủ tiền cưới vợ, con trai lão chán nản mà làm đơn xin đi mộ phu đồn điền cao su, để lão ở nhà một mình với cậu vàng. Lão Hạc hết sức thương con, lão chăm vườn, làm ăn dành dụm để khi con trai lão về thì cưới vợ cho nó. Thế nhưng, sau một trận ốm nặng, bao nhiêu tiền dành dụm cũng hết, sức khoẻ lão ngày một yếu đi, vườn không có gì để bán, lão Hạc trở nên đói kém hơn, phải lo từng bữa ăn. Lão ăn năn day dứt khi quyết định bán cậu vàng, người bạn thân thiết của lão. Lão gửi số tiền và mảnh vườn cho ông giáo và xin bả chó của Binh Tư để kết thúc cuộc sống túng quẫn của mình. Lão chết một cách đau đớn, nhưng cái chết làm sáng ngời phẩm chất trong sạch của lão Hạc.

Thông qua số phận và cái chết của lão Hạc, Nam Cao đã thể hiện một thái độ trân trọng và cái nhìn nhân đạo đối với lão Hạc nói riêng và người nông dân nói chung, những con người nghèo khổ nhưng sống trong sạch, thà chết chứ không chịu mang tiếng nhục, làm những điều trái với lương tâm cao cả của mình. Nam Cao cũng đã nêu lên một triết lí nhân sinh rằng: con người chỉ xứng đáng với danh nghĩa con người khi biết trân trọng và chia sẻ, nâng niu những điều đáng quý, đáng thương ở con người.

Đồng cảm với những số phận đáng thương, Nam Cao đã lên tiếng thông qua tác phẩm là tiếng nói lên án xã hội đương thời thối nát, bất công, không cho những con người có nhân cách cao đẹp như lão được sống.

Tác phẩm “Lão Hạc” cũng mang một giá trị nghệ thuật sâu sắc, thể hiện được phong cách độc đáo của nhà văn Nam Cao. Diễn biến của câu chuyện được kể bằng nhân vật tôi, nhờ cách kể này câu chuyện trở nên gần gũi, chân thực với một hệ thống ngôn ngữ mộc mạc, dễ hiểu, già tính triết lí.

Trong tác phẩm có nhiều giọng điệu, kết hợp nhuần nhuyễn giữa hiện thực và trữ tình.

Đặc biệt, bút pháp khắc hoạ nhân vật tài tình của Nam Cao cũng được bộc lộ rõ rệt với ngôn ngữ sinh động, ấn tượng, giàu tính tạo hình và sức gợi cảm.

Có thể nói “Lão Hạc” là một truyện ngắn hết sức thành công của Nam Cao. Nhà văn vừa thể hiện được tấm lòng nhân đạo của mình, đồng thời đánh bật được nét phong cách nghệ thuật độc đáo hiếm có của ông. 

Đây là một tác phẩm mang lại cho người đọc một bức tranh toàn diện về con người và xã hội phong kiến giúp cho chúng ta có cách nhìn chính xác khách quan hơn về xã hội, ngoài ra ta còn thấu hiểu được lịch sử và những khó khăn mà nhân dân ta đã trải qua. Tác phẩm này xứng đáng để mọi người đọc và giúp mọi người có cách nhìn mới lạ về bức tranh ngôn từ.

Bài thực hành 2 : Hãy trình bày, giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết mà em đã lựa chọn để đọc và viết bài giới thiệu ở trên (có thể lựa chọn hình thực giới thiệu theo cá nhân hoặc theo nhóm).

a) Chuẩn bị

  • Lựa chọn tập thơ, tập truyện hoặc tiểu thuyết để trình bày, giới thiệu. Ví dụ, giới thieyej tập thơ "Quốc âm thi tập (Nguyễn Trãi).
  • Xác định đối tượng, không gian, thời gian và cách thức trình bày, giới thiệu. Vì dụ, giới thiệu trước thầy, cô và các bạn trong lớp, thời gian thuyết trình từ 8 - 10 phút, tiến hành theo nhóm.
  • Chuẩn bị các phương tiện cho bài thuyết trình: bản trình chiếu nội dung giới thiệu, nhạc nền, phần đọc diễn cảm một vài bài thơ trong tập,....

b) Tìm ý và lập dàn ý, xây dựng kịch bản cho bài thuyết trình giới thiệu.

  • Tìm ý: Xem lại bài viết giới thiệu tập thơ Quốc âm thi tập để xác định các thông tin cần trình bày, giới thiệu.
  • Lập dàn ý cho bài thuyết trình (có thể sử dụng sơ đồ tư duy):
  • Mở đầu: Chào hỏi, giới thiệu tên tập thơ Quốc âm thi tập, tác giả, người sưu tập tập và đánh giá chung ban đầu về tập thơ.
  • Nội dung chính: Trình bày, giới thiệu các thông tin về tập thơ theo một trình tự hợp lí. Ví dụ: giới thiệu chung về tập thơ, giới thiệu nội dung chính của tập thơ, giới thiệu đặc sắc nghệ thuật của tập thơ, nêu nhân xét, đánh giá về tập thơ,....
  • Kết thúc:
  • Khái quát chung về tập thơ khích lệ mọi người cùng đọc tập thơ.
  • Bày tỏ mong muốn nhận được ý kiến phản hồi từ người nghe về bài thuyết trình giới thiệu.
  • Xây dựng kịch bản giới thiệu dựa vào dàn ý bài thuyết trình và phân công nhiệm vụ cho từng thành viên, Các thành viên tahao luyện theo kịch bản.

c) Trình bày, giới thiệu.

d) Kiểm tra và chỉnh 

Hướng dẫn trả lời: 

Truyện ngắn "Trong lòng mẹ" được trích trong tập hồi kí "Những ngày thơ ấu" của Nguyên Hồng.

Trong văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945, Nguyên Hồng nổi lên như một hiện tượng đặc biệt với ngòi bút nhân đạo cao cả, được mệnh danh là nhà văn của phụ nữ, trẻ em và những người cùng khổ. Một trong những tác phẩm nổi tiếng đã đưa ông lên đỉnh cao của sự nghiệp văn học là tiểu thuyết Những ngày thơ ấu. Đoạn trích Trong lòng mẹ được xem là đoạn trích tiêu biểu của tác phẩm ấy viết về những năm tháng tuổi thơ đầy khổ cực, đắng cay của chính tác giả.

Nhà văn Nguyên Hồng sinh năm 1918 tại Nam Định. Ông có tuổi thơ thiếu thốn tình cảm và vật chất, sinh ra trong gia đình có hoàn cảnh bất hạnh. Ông mồ côi cha từ nhỏ, phải sống với những người cô ruột cay nghiệt. Ngay từ khi còn bé, Nguyên Hồng đã phải lưu lạc, bôn ba cùng mẹ đi khắp nơi để bán hàng kiếm sống. Ông bắt đầu sự nghiệp viết văn của mình vào năm 1936 với tác phẩm "Linh hồn". Năm 1937, ông được nhiều người biết đến với tác phẩm được xem như đỉnh cao sự nghiệp là "Bỉ vỏ". Từ năm 1936 đến năm 1939, Nguyên Hồng tham gia kháng chiến và gặp rất nhiều những biến động trong cuộc sống. Cuốn tiểu thuyết cuối cùng mà ông viết là "Núi rừng Yên Thế". Nguyên Hồng mất năm 1982, đến năm 1996, ông vinh dự được nhà nước trao tặng giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật.

Nhiều độc giả đã từng nhận định Nguyên Hồng như một nhà văn của những người cùng khổ và hầu hết những tác phẩm ông viết đều thấm đượm tinh thần nhân văn, chất nhân đạo chan chứa trên đầu bút. Thế giới nhân vật trong những tác phẩm của Nguyên Hồng là những con người nghèo khổ, bất hạnh, cùng cực, vấp phải nhiều những biến cố trong cuộc sống. Thế nhưng, đằng sau những hoàn cảnh ấy lại là những con người với tâm hồn cao đẹp, phẩm chất cao đẹp và sống một cuộc đời cao đẹp. Nguyên Hồng khai thác chất liệu từ hiện thực xã hội và đem nó vào những trang văn của mình một cách hết sức dung dị, đời thường. Cách viết của ông cũng vô cùng chân thực, bình dị và rất đời. Những trang văn của tác giả cứ thế đi sâu vào lòng người đọc với những cảm xúc rất đỗi tự nhiên.

Văn bản Trong lòng mẹ được trích trong tập hồi kí Những ngày thơ ấu, viết về tuổi thơ nhiều cực khổ, bất hạnh của chính Nguyên Hồng. Qua dòng tâm sự của chú bé Hồng, ta thấy hiện lên một xã hội với nhiều cạm bẫy, những sự thờ ơ, vô cảm đến lạnh lùng mà người đọc cảm nhận được. Ở xã hội đó, tình máu mủ ruột thịt cũng không còn có giá trị. Đó là câu chuyện cảm động về chú bé Hồng, một chú bé yêu thương mẹ đến vô cùng. Mặc dù phải xa mẹ trong khoảng thời gian rất dài nhưng chú bé luôn giữ trong tâm trí của mình hình ảnh người mẹ kính mến và vô cùng yêu thương cậu. Cậu bảo vệ mẹ đến cùng trước sự vô cảm của người thân, sự dè bỉu của mọi người xung quanh. Để rồi cuối văn bản là sự hạnh phúc vỡ òa vui sướng khi cậu bé được gặp người mẹ của mình. Đoạn trích thể hiện rõ đặc sắc nghệ thuật trong cách viết của nhà văn Nguyên Hồng, đó là ngòi bút giàu chất trữ tình với những cảm xúc rất đỗi dung dị, ngọt ngào, tha thiết trong dòng cảm xúc của một cậu bé.

Tác giả Nguyên Hồng cùng với những tác phẩm của mình sẽ còn mãi trong tâm trí của người đọc. Đoạn trích Trong lòng mẹ nói riêng hay những tác phẩm của nhà văn nói chung luôn là những viên ngọc quý trong kho tàng văn học Việt Nam.

Tìm kiếm google: Giải chuyên đề ngữ văn 10 cánh diều chuyên đề 3 đọc, viết và giới thiệu một tập thơ, tập truyện ngắn hoặc một tiểu thuyết. Giải chuyên đề 3 ngữ văn 10 cánh diều

Xem thêm các môn học


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com