Soạn công dân 9 bài 14 trang 47 cực chất

Giải công dân 9 bài 14 trang 47 cực chất. Bài học: Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân - được thầy cô tổng hợp lại rất dễ nhớ . Với cách giải câu hỏi giữa bài và bài tập cuối bài học cực chất. Tài liệu hoàn toàn miễn phí, học sinh thoải mái tham khảo để củng cố kiến thức cho bản thân. Chúc các bạn học tập tốt môn GDCD 9.

[toc:ul]

Phần I. Câu hỏi và bài tập trong bài

Câu 1: Theo em, trong các ý kiến dưới đây, ý kiến nào đúng ? Vì sao ?

a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì ;

b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ;

c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình ;

d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất ;

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ;

e)  Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

Câu 2: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Theo em, Hà có thể tìm việc bằng cách nào trong các cách sau đây ?

a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước ;

b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh ;

c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công ;

d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.

Câu 3: Trong các quyền sau, quyền nào là quyền lao động ?

a) Quyền được thuê mướn lao động ;

b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề ;

c) Quyền sở hữu tài sản ;

d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiộp ;

đ) Quyền sử dụng đất;

e) Quyền tự do kinh doanh.

Câu 4: Hãy cho biết ý kiến của em về hai quan niệm dưới đây và giải thích vì sao:

a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.

b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

Câu 5: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải làm gì?

Câu 6: Em hãy xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây (người lao động hay người sử dụng lao động) :

1) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp

2) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài

3) Không trả công cho người thử viêc

4) Kéo dài thời gian thử việc

5) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc

6) Tự ý bỏ việc không báo trước

7) Nghỉ việc dài ngày không có lý do

8) Không trả đủ tiền công theo thoả thuân

9) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hơp đồng lao động

10) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng

Phần II. Hướng dẫn trả lời ngắn gọn

Câu 1: Trong các ý kiến, ý kiến đúng là: b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình; đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình.

=> Trẻ em ngoài nhiệm vụ chính là học hành thì cũng nên vận động cơ thể, giúp đỡ bố mẹ.

Câu 2: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ.

=> Hà có thể tìm việc bằng cách: Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh; Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công.

Câu 3: Trong các quyền trên, quyền lao động là quyền: Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề; Quyền sở hữu tài sản; Quyền được thành lập công ti, doanh nghiệp.

Câu 4: Ý kiến của em về hai quan niệm:

a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhậpx

b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

=> Đồng ý với ý (b). Lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 5: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần: cố gắng học tập, tu dưỡng đạo đước, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện, chăm chỉ lao động, làm việc theo sức của mình.

Câu 6: Người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp dưới đây là:

  • Người lao động vi phạm: 2) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài; 5) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc; 6) Tự ý bỏ việc không báo trước; 7) Nghỉ việc dài ngày không có lý do.
  • Người sử dụng lao động vi phạm: 1) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp; 3) Không trả công cho người thử viêc; 4) Kéo dài thời gian thử việc; 8) Không trả đủ tiền công theo thoả thuận; 9) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hơp đồng lao động; 10) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Phần III. Hướng dẫn trả lời chi tiết

Câu 1: Trong các ý kiến dưới đây:

a) Trẻ em có quyền học tập, vui chơi giải trí và không phải làm gì ;

b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ;

c) Trẻ em cần lao động kiếm tiền, góp phần nuôi dưỡng gia đình ;

d) Học nhiều cũng chẳng để làm gì, cứ làm ra nhiều tiền là tốt nhất ;

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ;

e)  Trẻ em có quyền được chăm sóc, nuôi dạy nên không phải tham gia lao động.

* Ý kiến đúng là:

b) Con cái có nghĩa vụ giúp đỡ cha mẹ các công việc trong gia đình ;

đ) Tuổi nhỏ làm việc nhỏ, tuỳ theo sức của mình ;

* Bởi vì: 

- Hai ý kiến trên đúng là vì theo quy dịnh của pháp luật về quyền trẻ em. 

- Trẻ em ngoài nhiệm vụ chính là học hành thì cũng nên vận động cơ thể, giúp đỡ bố mẹ những việc làm mình có thể làm được.

Câu 2: Hà 16 tuổi, học hết lớp 9, do nhà đông em, gia đình khó khăn, Hà muốn có việc làm để giúp đỡ bố mẹ. Trong các cách thì Hà có thể tìm việc bằng cách như:

b) Xin làm hợp đồng tại các cơ sở sản xuất kinh doanh;

c) Nhận hàng của cơ sở sản xuất về làm gia công;

* Còn hai trường hợp Hà chưa đủ khả năng để thực hiện vì Hà chưa đủ 18 tuổi là:

a) Xin vào biên chế, làm việc trong các cơ quan nhà nước ;

d) Vay tiền ngân hàng để lập cơ sở sản xuất và thuê thêm lao động.

Câu 3: Trong các quyền sau:

a) Quyền được thuê mướn lao động ;

b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề ;

c) Quyền sở hữu tài sản ;

d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiộp ;

đ) Quyền sử dụng đất;

e) Quyền tự do kinh doanh.

* Trong các quyền trên, quyền lao động là quyền:

b) Quyền mở trường dạy học, đào tạo nghề ;

c) Quyền sở hữu tài sản ;

d) Quyền được thành lập công ti, doanh nghiộp 

Câu 4: Ý kiến về hai quan niệm dưới:

a) Lao động là hoạt động sử dụng sức lao động để tạo ra thu nhập.

=> Không đồng ý với quan điểm (a).

b) Chỉ những hoạt động tạo ra của cải vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội mới là lao động.

 => Đồng ý với quan điểm (b). Bởi vì Theo khái niệm, lao động là hoạt động có mục đích của con người nhằm tạo ra của cải, vật chất và các giá trị tinh thần cho xã hội.

Câu 5: Để trở thành người lao động tốt, công dân có ích cho xã hội, ngay từ giờ em cần phải:

- Ngay từ bây giờ em cần phải cố gắng học tập, tiếp thu kiến thức để sau này có thể vận dụng

- Bên cạnh đó, cần phải tu dưỡng đạo đước, sống lành mạnh, rèn luyện toàn diện để thành một người công dân tốt. 

- Ngoài ra, chăm chỉ lao động, làm việc theo sức của mình. 

* Bác Hồ đã từng nói “lao động là vinh quang”, “tuổi nhỏ làm việc nhỏ”.

Câu 6: Xác định ai là người có hành vi vi phạm Luật Lao động trong các trường hợp:

* Trường hợp người lao động vi phạm Luật lao động:

2) Đi xuất khẩu lao động chưa hết thời hạn đã bỏ việc, trốn ở lại nước ngoài.

5) Không sử dụng trang bị bảo hộ lao động khi làm việc.

6) Tự ý bỏ việc không báo trước.

7) Nghỉ việc dài ngày không có lý do.

* Trường hợp người sử dụng lao động vi phạm luật lao động:

1) Thuê trẻ em 14 tuổi làm thợ may công nghiệp.

3) Không trả công cho người thử viêc.

4) Kéo dài thời gian thử việc.

8) Không trả đủ tiền công theo thoả thuân.

9) Không cung cấp trang, thiết bị bảo hộ lao động cho người làm việc trong môi trường độc hại như đã cam kết trong hơp đồng lao động.

10) Tự ý đuổi việc người lao động khi chưa hết hạn hợp đồng.

Tìm kiếm google: soan cong dan 9 bai 14 cuc chat, soạn công dân 9 bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân

Xem thêm các môn học


Copyright @2024 - Designed by baivan.net