[toc:ul]
Câu 1: Hãy nêu ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.
Câu 2: Trong những hành vi sau đây, hành vi nào biểu hiện là người có đạo đức, hành vi nào thể hiện biết tuân theo pháp luật ?
a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;
b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;
c) Giúp em học tập ở nhà ;
d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ;
đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;
e) Tham gia hiến máu nhân đạo ;
g) Không đua xe máy ;
h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;
i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ;
k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;
l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Câu 3: Vì sao có một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật ? (Ví dụ : làm hàng giả, buôn bán vận chuyến ma tuý,...).
Câu 4: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).
Theo em, hành vi của số thanh niên trên đã vi phạm chuẩn mực đạo đức hay vi phạm quy định của pháp luật ? Vì sao?
Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.
- Nếu là Thanh và Hà, em sẽ xử lí tình huống trên như thế nào ? Vì sao ?
- Em có nhận xét gì về việc làm củạ người phụ nữ trong tình huống trên ?
Câu 6: Bản thân em và tập thể lớp còn có những biểu hiện nào chưa tốt so với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật ? Hãy đề ra biện pháp khắc phục những thiếu sót đó.
Câu 7: Em hiểu như thế nào về câu nói pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa?
Câu 1: Ví dụ và phân tích nhận định: Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội
Ví dụ: Chủ tịch Hồ Chí minh, đại tướng Võ Nguyên Giáp
Phân tích: Sống đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ tác động với nhau, pháp luật là những yêu cầu của xã hội được cụ thể hóa bằng các điều, khoản, nếu không tuân theo pháp luật thì không thể phát triển, thế nhưng pháp luật không thôi thì chưa đủ mà cần có đạo đức bổ xung cho pháp luật để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và cả xã hội phát triển.
Câu 2: Trong các hành vi:
Câu 3: Một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật vì họ là những người chỉ biết hám lợi, làm giàu cho bản thân kiếm tiền bằng mọi cách bất chấp cả những việc làm vi phạm pháp luật.
Câu 4: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).
=> Hành vi của một số thanh niên vừa vi phạm chuẩn mực đạo đức vừa vi phạm quy định của pháp luật. Bởi vì nó trái những quy định của pháp luật nhưng đồng thời trái với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra.
Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”
=> Nếu là Thanh và Hà, sẽ từ chối không nhận gói hàng. Bởi vì chắc chắn sẽ có cái gì đó mờ ám nên người phụ nữ đó mới bị công an rượt đuổi. và mình cũng chưa nắm rõ được đó là túi gì, nếu đó là hàng cấm thì mình cũng sẽ là người vi phạm pháp luật.
Câu 6: Bản thân em và tập thể lớp chắc chắn sẽ còn có những biểu hiện chưa thực sự tốt với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật như che dấu khuyết điểm của bạn, xem tài liệu, trao đổi bài với bạn trong giờ kiểm tra, trốn học, rủ bạn bè đi chơi, đi xe hàng ba, không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
=> Khắc phục: Tự kiểm điểm bản thân, đóng góp ý kiến, khuyên bảo với bạn bè, học và nắm vững Luật An toàn giao thông.
Câu 7: “Pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa”
Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người.
=> Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác. Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả.
Câu 1: Ví dụ và phân tích nhận định : Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội.
* Ví dụ:
* Phân tích nhận định: “Sống có đạo đức và tuân theo pháp luật là điều kiện để phát triển của mỗi cá nhân và xã hội”:
- Sống đạo đức và sống tuân theo pháp luật có mối quan hệ tác động với nhau.
- Sống có đạo đức là phải tuân thủ theo pháp luật và ngược lại việc sống tuân theo pháp luật cũng được thực hiện theo một số giá trị, chuẩn mực đạo đức xã hội.
- Cá nhân muốn phát triển thì phải tuân theo pháp luật vì pháp luật là những yêu cầu của xã hội được cụ thể hóa bằng các điều, khoản...
- Nếu không tuân theo pháp luật thì cá nhân không thể phát triển.
=> Ví dụ: Ăn cắp sẽ bị Đi tù -> Không có điều kiện để trở thành bác sỹ, kỹ sư...
- Tuy nhiên, pháp luật không thôi thì chưa đủ. Có những hành vi không có đạo đức (ích kỷ, đố kỵ...) nhưng pháp luật không thể can thiệp trực tiếp mà chỉ có thể được kiểm soát bởi sức ép của lương tâm, của dư luận...
- Hay nói cách khác, đạo đức sẽ bổ xung cho pháp luật để tạo điều kiện cho mỗi cá nhân và cả xã hội phát triển.
Câu 2: Trong những hành vi sau:
* Hành vi biểu hiện người có đạo đức:
a) Chăm sóc ông bà lúc ốm đau ;
b) Làm việc nhà giúp đỡ cha mẹ ;
c) Giúp em học tập ở nhà ;
d) Tham gia tích cực các công việc của lớp ;
đ) Rủ nhau đến thăm hỏi thầy cô giáo cũ nhân ngày 20 tháng 11 ;
e) Tham gia hiến máu nhân đạo ;
* Hành vi biểu hiện người tuân theo pháp luật:
g) Không đua xe máy ;
h) Không tàng trữ, vận chuyển, sử dụng ma tuý ;
i) Tham gia giữ gìn các di sản văn hoá ;
k) Không vượt đèn đỏ, đi vào đường ngược chiều ;
l) Giúp các nhà chức trách ngăn chặn các hành vi phạm pháp.
Câu 3: Một số người cố tình làm những việc dù biết rằng việc đó là vi phạm pháp luật vì:
- Hiện nay, đồng tiền có sức mạnh rất lớn, có thể nói trong bối cảnh hiện nay, đồng tiền chi phối đời sống sinh hoạt của con người rất nhiều.
- Vì vậy, có nhiều người kiếm tiền bằng mọi cách bất chấp cả những việc làm vi phạm pháp luật.
- Họ làm hàng giả, buôn bán vận chuyển ma túy,… để kiếm tiền.
=> Đó là những người không có đạo đức, chỉ biết hám lợi, làm giàu cho bản thân.
Câu 4: Toà án nhân dân Thành phố Hà Nội tuyên phạt một số thanh niên đua xe trái phép vào ngày mồng một Tết năm Quý Mùi (2003).
- Em nhận thấy, hành vi của một số thanh niên vừa vi phạm chuẩn mực đạo đức vừa vi phạm quy định của pháp luật.
=> Bởi vì những hành vi đó trái với những quy định của pháp luật nhưng đồng thời trái với những chuẩn mực đạo đức mà xã hội đặt ra.
Câu 5: Trên đường đi học về, Thanh và Hà gặp một phụ nữ đang bị công an rượt đuổi. Chị ta dúi vào tay Thanh một gói hàng và nói nhỏ : “Giấu giúp chị, tí nữa chị xin lại và hậu tạ các em. Số điện thoại của chị đây”.
=> Nếu là Thanh và Hà, sẽ từ chối không nhận gói hàng của người phụ nữ.
* Bởi vì:
- Chắc chắn sẽ có cái gì đó mờ ám nên người phụ nữ đó mới bị công an rượt đuổi.
- Hơn nữa, mình cũng chưa nắm rõ được đó là túi gì, biết đâu đó là hàng cấm thì mình cũng sẽ là người vi phạm pháp luật.
- Việc làm cho người phụ nữ trên là việc làm mờ ám, xâu xa.
- Mặc dù chưa xác định rõ nhưng nhất định phải có nguyên cớ mới bị công an rượt đuổi.
=> Nếu đó là việc làm xấu thì sẽ ảnh hưởng đến xã hội, cần xử phạt theo đúng pháp luật.
Câu 6: Bản thân em và tập thể lớp chắc chắn sẽ còn có những biểu hiện chưa thực sự tốt với yêu cầu giáo dục đạo đức và pháp luật. Cụ thể như:
- Che dấu khuyết điểm của bạn
- Khi làm bải kiểm tra còn xem tài liệu, trao đổi bài với bạn trong những lúc kiểm tra.
- Trốn học, rủ bạn bè đi chơi.
- Đi xe hàng ba, gây ảnh hưởng đến những người khác.
- Không đội mũ bảo hiểm khi đi xe đạp điện.
* Một số biện pháp khắc phục:
- Tự kiểm điểm lại những vấn đề của mình chưa nghiêm túc trong việc học tập cũng như trong các vấn về quy định pháp luật.
- Đóng góp ý kiến, khuyên bảo với bạn bè để thực hiện nghiêm túc hơn trong học tập.
- Học và nắm vững Luật An toàn giao thông để không vi phạm.
Câu 7: Câu nói “Pháp luật, đạo đức là công cụ điều chỉnh hành vi một cách tối đa” được hiểu là:
Đạo đức là một trong những hình thái sớm nhất của ý thức xã hội bao gồm những chuẩn mực nguyên tắc xã hội, nhờ đó, con người điều chỉnh hành vi của mình, cũng như đánh giá hành vi của người khác theo quan điểm thiện ác, về cái được làm và cái không nên làm, sao cho phù hợp với lợi ích, hạnh phúc của con người, của mối quan hệ giữa con người với con người, giữa cá nhân với xã hội.
Pháp luật là hệ thống các quy phạm có tính bắt buộc, do nhà nước ban hành, thể hiện ý chí của giai cấp thống trị, là công cụ sắc bén để thực hiện quyền lực nhà nước. Ngoài việc bảo đảm trật tự xã hội, vì lợi ích xã hội, luật pháp còn duy trì địa vị và bảo vệ lợi ích của giai cấp thống trị.
Đạo đức và pháp luật đều là những nguyên tắc, những chuẩn mực hành vi con người trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân và xã hội. Song, nếu pháp luật là những yêu cầu tối thiểu thì đạo đức là những yêu cầu tối đa về việc thực hiện những quan hệ này....
Nếu pháp luật được thực hiện do sự cưỡng chế từ bên ngoài thì những nguyên tắc, những chuẩn mực đạo đức được thực hiện từ bên trong do tính tự giác của mỗi người quy định khi bản thân người ấy đã nhận thức được quan hệ của mình với những người xung quanh.
Pháp luật trừng trị những hành động phạm pháp căn cứ vào hậu quả của nó, nhưng không thể trừng trị những hành động vi phạm còn nằm trong ý đồ của thành viên nào đó trong xã hội.
Đạo đức thì khác hẳn. Ý thức đạo đức của mỗi người sẽ tự “trừng trị” mình ngay từ khi người đó nghĩ đến hành động gây hậu quả. Chính vì vậy, khi vai trò của đạo đức được đề cao đến một mức độ nhất định và khi sự trừng giới bên trong của mỗi người được củng cố vững mạnh đến một mức độ nhất định thì sự trừng giới bên ngoài hay sự thi hành pháp luật sẽ trở thành thừa.
Điều này có thực hiện được hay không phụ thuộc rất nhiều vào ý thức đạo đức của mỗi thành viên trong xã hội, vào việc tiếp nhận sự giáo dục và tự giáo dục của mỗi thành viên đó.