Soạn mới giáo án Công dân 7 cánh diều bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá (3 tiết)

Soạn mới Giáo án Công dân 7 cánh diều bài Bảo tồn di sản văn hoá (3 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

BÀI 2: BẢO TỒN DI SẢN VĂN HOÁ (3 TIẾT)

  1. MỤC TIÊU
  2. 1. Kiến thức

- Nêu được khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.

- Giải thích được ý nghĩa của di sản văn hoá đối với con người và xã hội.

- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân đối với việc bảo vệ di sản văn hoá.

- Nhận biết được trách nhiệm của học sinh trong việc bảo tồn di sản văn hoá.

- Liệt kê được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá và cách đấu tranh, ngăn chặn các hành vi đó,

- Thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

  1. 2. Năng lực

Năng lực giáo dục công dân:

+ Điều chính hành vi

  • Đánh giá được hành vi đúng sai của mình và của người khác trong việc bảo vệ di sản văn hóa; nêu được các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hoá.
  • Biết phê phán, đấu tranh với các hành vi vi phạm pháp luật về bảo tồn di sản văn hóa
  • Tự giác thực hiện các quy định của pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi.

+ Năng lực tìm hiểu và tham gia hoạt động kinh tế - xã hội:

  • Biết thu thập thông tin, tìm hiểu và nêu được thể nào là di sản văn hoá, một số loại di sản văn hoá của Việt Nam, giải thích được ý nghĩa của di sản văn hóa đối với con người và xã hội.
  • Biết thu thập, tu hiểu một số biểu hiện thực hiện đóm pháp luật và các biểu hiện vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa ở địa pluron và ở nơi khác trong nước.
  • Lựa chọn, đề xuất và tham gia giải quyết được một số trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hóa phù hợp với lứa tuổi ở trường, lớp và trong cộng đồng.

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: Biết quan sát hình ảnh và ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận để làm rõ khái niệm di sản văn hoá và một số loại di sản văn hoá của Việt Nam.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết nhận xét, đánh giá các trường hợp vi phạm pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá; đề xuất được cách giải quyết, đó là những trường hợp vi phạm
  1. 3. Phẩm chất

- Yêu nước: Có ý thức tìm hiểu di sản văn hoá của đất nước, tích cực tham gia các hoạt động bảo vệ di sản văn hoá.

- Trách nhiệm: Tôn trọng pháp luật về bảo vệ di sản văn hoá, thực hiện được một số việc cần làm phù hợp với lứa tuổi để góp phần bảo vệ di sản văn hoá.

  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Hình ảnh/Slide chiếu các hình ảnh trong SGK, giấy A4, giấy A3, bút viết bảng, bút màu, băng keo/nam châm dính bảng.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Giáo dục công dân 7.
  • Đọc trước bài học trong SGK.
  • Tìm kiếm và đọc trước tài liệu có liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS bước đầu huy động được vốn hiểu biết, kiến thức, kinh nghiệm của mình để kể tên được những di sản văn hoá của Việt Nam và thế giới.
  3. Nội dung:
  4. Sản phẩm học tập:
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS cả lớp xem video và kể về những di sản văn hoá mà các em quan sát thâý.

https://www.youtube.com/watch?v=zPNwxreBE0Y

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS sử quan sát video và kể tên các di sản văn hoá.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV liệt kê những di sản văn hoá mà HS nêu đúng, loại bỏ những cái tên mà HS nếu chưa đúng.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

Di sản văn hoá là tài sản của thế hệ trước truyền lại cho thế hệ sau, là nguồn tài nguyên quý báu tạo nên bản sắc văn hoá dân tộc, góp phần thúc đẩy sự phát triển bền vững cho con người và xã hội. Chúng ta cùng tìm hiểu nội dung bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu “Thế nào là di sản văn hoá?”

  1. Mục tiêu: HS biết quan sát hình ảnh và sử dụng ngôn ngữ để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận để làm rõ khái niệm di sản văn hoá.
  2. Nội dung: GV chia lớp thành các nhóm (4 hoặc 6 nhóm) và giao nhiệm vụ cho HS. Quan sát 6 hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 9, 10.
  3. a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.
  4. b) Theo em, di sản văn hoá là gì?
  5. Sản phẩm học tập: khái niệm di sản văn hoá
  6. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1 : GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV có thể sử dụng các hình ảnh như trong SGK hoặc các ảnh tương tự nhưng gắn với di sản văn hoá ở địa phương để thay thế.

- GV sử dụng phương pháp làm việc cá nhân và thảo luận nhóm.

- GV yêu cầu HS quan sát hình ảnh trong SGK trang 9, 10.

- GV chia lớp thành các nhóm (6 HS) và giao nhiệm vụ cho HS:

+ Cá nhân: Quan sát 6 hình ảnh di sản văn hoá trong SGK trang 9, 10.

+ Thảo luận nhóm theo kĩ thuật khăn trải bàn:

a) Em hãy cho biết tên của di sản gắn với từng hình ảnh trên và những đặc điểm chung của các hình ảnh đó.

b) Theo em, di sản văn hoá là gì?

Bước 2 : HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc cá nhân, quan sát từng hình ảnh, ghi nội dung làm việc cá nhân theo các nhiệm vụ được giao vào giấy nháp/giấy A4. Trao đổi thảo luận nhóm (sử dụng kĩ thuật khăn trải bàn). Ghi câu trả lời thống nhất của nhóm vào bảng nhóm hoặc giấy A3.

Bước 3 : Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS treo bảng kết quả thảo luận nhóm; cử đại diện lên trình bày sản phẩm của nhóm và trả lời các câu hỏi của các nhóm khác đưa ra.

(A) Tên của các di sản văn hoá:

+ Ảnh 1: Chùa Một Cột ở Hà Nội; Ảnh 2: Chùa Cầu ở Hội An; Ảnh 3: Khu di tích Mỹ Sơn ở Quảng Nam; Ảnh 4: Đờn ca tài tử Nam Bộ; Ảnh 5: Hát Then (Di sản văn hoá phi vật thể đại diện của nhân loại); Ảnh 6: Hát Bài Chòi ở Quảng Nam.

(b) Đặc điểm chung của các hình ảnh trên:

+ Là những sản phẩm tiêu biểu về lịch sử, văn hoá của dân tộc.

+ Là những di sản văn hoá có lịch sử dài lâu, được duy trì, bảo vệ và tồn tại qua nhiều thế hệ.

+ Nói lên nền văn hoá của dân tộc qua những mốc thời gian khác nhau.

- GV cũng có thể cho HS kể thêm một số di sản văn hoá khác trong cả nước hoặc ở địa phương mà các em biết.

Bước 4 : Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV chốt kiến thức: Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

1. Di sản văn hoá là gì?

Di sản văn hoá là những sản phẩm vật chất, tinh thần có giá trị lịch sử, văn hoá, khoa học, được lưu truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác.

 

-----------------------Còn tiếp------------------------

Soạn mới giáo án Công dân 7 cánh diều bài 2: Bảo tồn di sản văn hoá (3 tiết)

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 7 cánh diều mới, soạn giáo án công dân 7 mới cánh diều bài Bảo tồn di sản văn hoá (3 tiết), giáo án soạn mới công dân 7 cánh diều

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay