Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
- Tạo được hứng thú với bài học.
- HS bước đầu nhận biết về học tập tự giác, tích cực để chuẩn bị vào bài học mới.
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập
- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi “Ai hiểu biết”.
- GV chia lớp thành 3 đội, đội nào kể được nhiều tấm gương nhất thì đội đó chiến thắng.
- GV nêu yêu cầu cho HS: Kể về những tấm gương tự giác, tích cực trong học tập mà em biết?.
- Kết thúc trò chơi, GV hỏi HS: Muốn đạt được kết quả cao trong học tập không có gì quan trọng bằng tinh thần học tập tự giác, tích cực. Lê-nin đã từng nói: “Học, học nữa, học mãi”. Em có suy nghĩ gì về câu nói đó?
Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS chia thành các đội, lắng nghe GV nêu tên trò chơi và yêu cầu câu hỏi.
- HS làm việc theo nhóm, suy nghĩ, trả lời.
- HS suy nghĩ về câu nói của Lê-nin.
- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận
- GV mời đại diện các đội chơi trả lời câu hỏi:
+ Những tấm gương tự giác, tích cực trong học tập:
+ Ý nghĩa câu nói của Lê-nin “Học, học nữa, học mãi”: nhấn mạnh việc chúng ta cần học không ngừng nghỉ, học không giới hạn. Sẽ là sai lầm nếu ai đó nghĩ rằng việc học chỉ diễn ra ở trường lớp. Bước ra khỏi cánh cổng trường học, chúng ta vẫn cần học. Chúng ta không chỉ học từ sách vở, thầy cô mà còn học từ xã hội, từ trường đời với vô vàn kiến thức phải học hỏi.
- GV yêu cầu các nhóm khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).
Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV nhận xét, đánh giá phần trả lời của các nhóm.
- GV dẫn dắt HS vào bài học: Tri thức của nhân loại là vô hạn, biển học mênh mông trong khi hiểu biết của con người là nhỏ bé. Để thỏa mãn sự ham hiểu biết, làm cho tâm hồn trí tuệ phong phú, nâng cao giá trị bản thân, con người cần phải không ngừng học tập. Vậy, biểu hiện của việc học tập tích cực, tự giác như thế nào ? Học tập tích cực, tự giác có ý nghĩa gì? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 4: Học tập tự giác, tích cực.
Hoạt động 1: Tìm hiểu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực
- Nêu được các biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
- Phát triển được năng lực tự học, hợp tác.
- HS nêu biểu biện của học tập tự giác, tích cực trong các Hình 1 – 6 SGK tr.20, 21.
- HS rút ra một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập GV cho HS thảo luận theo cặp đôi (trong thời gian 5 phút), quan sát Hình 1 – 6 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi: a. Em hãy phân tích thái độ và hành vi học tập của các bạn học sinh trong các hình ảnh trên và chỉ ra những biểu hiện của học tập tự giác, tích cực; biểu hiện chưa tự giác, tích cực học tập. b. Ngoài những biểu hiện trên, em còn biết những biểu hiện nào thể hiện sự tự giác, tích cực trong học tập? - GV yêu cầu HS rút ra kết luận về một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập - HS thảo luận theo cặp đôi, quan sát Hình 1 – 6 SGK tr.20, 21 và trả lời câu hỏi. - HS rút ra kết luận về một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - GV quan sát việc tham gia hoạt động học tập trên lớp của HS: + Sự tham gia của mỗi thành viên trong các cặp đôi. + Sự tích cực, đặt câu hỏi và trả lời của các thành viên trong các cặp đôi. - GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết). Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận - GV mời đại diện một số cặp đôi báo cáo kết quả thảo luận. - GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có). Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập - GV nhận xét, đánh giá và kết luận về một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực. - GV chuyển sang nội dung mới. | 1. Tìm hiểu biểu hiện của học tập tự giác, tích cực Trả lời câu hỏi thảo luận - Hình 1: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách cố gắng hoàn thiện hết số lượng bài tập được giao, dù mệt cũng không bỏ dở. - Hình 2: Các bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách chủ động phân chia công việc khi làm việc nhóm với nhau. - Hình 3: + Bạn nữ đã thể hiện biểu hiện học tập tự giác, tích cực bằng cách khi gặp bài khó đã không chùn bước, nghiêm túc suy nghĩ, cố gắng tìm ra cách giải. + Bạn nam chưa có biểu hiện học tập tự giác, tích cực bởi vì khi gặp bài khó, bạn đã nhanh chóng nản chí, từ bỏ không suy nghĩ cách giải. - Hình 4: Bạn học sinh đã học tập tự giác, tích cực bằng cách lập ra kế hoạch học tập phù hợp với bản thân và nghiêm túc, quyết tâm thực hiện kế hoạch đó. - Hình 5: Bạn học sinh chưa tự giác, tích cực học tập khi bố mẹ nhắc nhở việc học bài nhưng không nghe lời. - Hình 6: + Bạn nữ đã học tập tự giác, tích cực khi chủ động làm hết bài tập được giao và còn nhắc nhở bạn nam cùng bàn về việc làm bài tập. + Bạn nam không hề học tập tự giác, tích cực vì không chủ động làm bài tập mà lại chờ để chép bài của bạn. Một số biểu hiện của học tập tự giác, tích cực - Có mục tiêu học tập rõ ràng. - Chủ động lập kế hoạch học tập để đạt được mục tiêu đã lập ra. - Hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không cần ai nhắc nhở. - Luôn cố gắng, vượt khó, kiên trì học tập. - Có phương pháp học tập chủ động. - Biết vận dụng điều đã học vào cuộc sống.
|
---------------------------Còn tiếp-----------------------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác