Soạn mới giáo án Công nghệ 4 KNTT bài 10: Đồ chơi dân gian

Soạn mới Giáo án công nghệ 4 kết nối tri thức bài Đồ chơi dân gian. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 10: ĐỒ CHƠI DÂN GIAN (2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Nhận biết và sử dụng được một số loại đồ chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Giao tiếp và hợp tác: phát triển năng lực làm việc nhóm.
  • Tự chủ và tự học: tìm hiểu cách chơi đồ chơi dân gian.

Năng lực riêng:

  • Nhận thức công nghệ: nhận biết được một số loại đồ chơi dân gian địa phương.
  • Sử dụng công nghệ: sử dụng được một số loại đồ chơi dân gian đúng cách và phù hợp với lứa tuổi.
  1. Phẩm chất
  • Yêu thích đồ chơi dân gian, từ đó hiểu biết và quý trọng nền văn hóa của dân tộc.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, Vở bài tập Công nghệ 4.
  • Tranh ảnh Bài 10 (SHS) phóng to.
  • Một số đồ chơi thật phục vụ việc thực hành chơi tại lớp (có thể lựa chọn đồ chơi dân gian phù hợp của địa phương).
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • SHS Công nghệ 4.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm trạng thoải mái, tham gia vào một chủ đề học tập mới. Thông qua hoạt động này, HS có thể thể hiện vốn hiểu biết của mình về đồ chơi dân gian của các vùng miền trong cả nước.

b. Cách tiến hành

- GV trình cho HS quan sát video liên quan đến đồ chơi dân gian:

https://www.youtube.com/watch?v=nRnqMVgQNo0

(Từ 0p27 – 0p58).

- GV cùng HS trao đổi, thảo luận:

+ Đồ chơi dân gian nào được nhắc đến trong video?

+ Em biết gì về đồ chơi đó? (cách làm đồ chơi, ý nghĩa của đồ chơi, cách chơi,...)

+ Các em đã được chơi đồ chơi đó chưa? Cảm thấy thế nào?

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận:

+ Đồ chơi dân gian được nhắc đến trong video là đèn trung thu (đèn ông sao).

+ Đèn ông sao là loại lồng đèn phổ biến nhất đối với người Việt Nam trong dịp rằm tháng Tám. Tượng trưng cho sự cân bằng và hài hòa của các mối quan hệ trong đời sống, giữa người với người và giữa người với thiên nhiên vạn vật.

+ Thay vì đi mua, chúng ta có thể tự làm đèn ông sao bằng những bước đơn giản.

- GV dẫn dắt HS vào bài: Bài 10 – Đồ chơi dân gian.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Một số loại đồ chơi dân gian Việt Nam

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được một số đồ chơi dân gian Việt Nam, ý nghĩa của đồ chơi dân gian Việt Nam.

b. Cách tiến hành

Hoạt động khám phá

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi, quan sát Hình 1 SHS tr.47 và thực hiện nhiệm vụ:

Gọi tên đồ chơi dân gian tương ứng theo các thẻ dưới đây:

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trình bày kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và chốt đáp án:

Hình a

Cờ cá ngựa

Hình d

Đèn ông sao

Hình b

Con cù quay

Hình e

Quả còn

Hình c

Tò he

Hình g

Đầu sư tử

- GV trình chiếu chiếu cho HS quan sát hình ảnh kết hợp giới thiệu một số thông tin về các đồ chơi đó:

+ Đèn cù:

●       Là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống của người Việt Nam. Tên của loại đèn này xuất phát từ hình dáng của nó. Khi gọi là đèn cù vì nó quay như cái cù.

●       Để hoàn thành một chiếc đèn cù cần khá nhiều công đoạn: chẻ nứa vót nan cắm vào bánh xe, dán giấy bóng màu, sửa lại bằng kéo, vẽ hình trang trí bằng sơn, tra then ngang, buộc lõi dây thép và cắm vào đai đèn một bánh xe gỗ để đèn có thể chuyển động khi đưa qua đưa lại.

+ Trống ếch:

●       Là một trong những món đồ chơi trung thu truyền thống yêu thích của trẻ em Việt Nam ngày xưa.

●       Giống như chiếc trống da trâu, trống sư tử nhưng nhỏ hơn. Khi đánh, trống phát ra tiếng kêu "cắc, tùng" đặc trưng, tạo thêm sự rộn ràng của ngày Tết Thiếu nhi.

+ Mặt nạ giấy bồi: với hình ảnh các nhân vật dân gian Việt Nam quen thuộc như: ông Địa, chú Tễu, Chí Phèo, Thị Nở...

Hoạt động luyện tập

- GV nêu yêu cầu: Hãy kể tên một số loại đồ chơi dân gian mà em biết.

- GV hướng dẫn HS kể tên một số đồ chơi dân gian mà em biết theo các nội dung:

+ Em thấy đồ chơi đó ở đâu?

+ Đồ chơi được làm bằng gì?

+ Cách chơi đồ chơi đó như thế nào?

+ ....

- GV mời đại diện 1 – 2 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá.

- GV trình chiếu cho HS quan sát một số hình ảnh về đồ chơi dân gian ở Việt Nam:

  

Mặt nạ giấy bồi

Đèn kéo quân

  

Ông phỗng giấy

Đồ chơi sắt tây

- GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm nhỏ và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy lựa chọn những câu mô tả đúng về đồ chơi dân gian trong những câu sau:

a)     Đồ chơi dân gian được làm từ vật liệu dễ kiếm, gần gũi.

b)     Đồ chơi dân gian là loại đồ chơi do thợ thủ công làm ra.

c)     Đồ chơi dân gian là đồ chơi quen thuộc của nhiều thế hệ.

d)     Mọi người đều có thể tự làm đồ chơi dân gian.

- GV mời đại diện 3 – 4 nhóm nêu kết quả thảo luận. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá, chốt đáp án:

+ Đáp án đúng: a, c, d.

+ Đáp án chưa đúng: b (đồ chơi dân gian không chỉ do thợ thủ công chế tạo, chúng có thể được làm từ các vật liệu gần gũi dễ kiếm, là đồ chơi của nhiều thế hệ và ai cũng có thể làm được).

 GV kết luận: Đồ chơi dân gian có nhiều loại, được làm thủ công từ những chất liệu có sẵn trong tự nhiên và đời sống của con người như mây, tre, nứa, giấy, bột gạo,...

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS xem video.

 

 

 

- HS trao đổi.

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS chuẩn bị vào bài.\

 

 

 

 

 

 

- HS làm việc nhóm đôi.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trình bày trước lớp.

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

- HS quan sát, lắng nghe.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

---------------- Còn tiếp ------------------

Soạn mới giáo án Công nghệ 4 KNTT bài 10: Đồ chơi dân gian

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án công nghệ 4 kết nối mới, soạn giáo án công nghệ 4 mới KNTT bài Đồ chơi dân gian, giáo án soạn mới công nghệ 4 kết nối

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay