Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực riêng:
III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG CỦA GV | HOẠT ĐỘNG CỦA HS | |||||||||||||
A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG a. Mục tiêu: Giúp HS có tâm trạng thoải mái, tham gia vào một chủ đề học tập mới. Thông qua hoạt động này, HS có thể thể hiện vốn hiểu biết của mình về Tết trung thu và đồ chơi dịp Trung thu, liên hệ đồ chơi dân gian. b. Cách tiến hành - GV yêu cầu HS trao đổi nhóm đôi theo các nội dung sau: + Kể tên những đồ chơi dịp Trung thu mà em biết. + Em thích nhất đồ chơi nào? + Em đã tự làm đồ chơi Trung thu bao giờ chưa? Nếu có đó là đồ chơi gì? - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, đặt câu hỏi cho bạn (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá và kết luận: Một số đồ chơi dịp Trung thu: đèn trung thu, mặt nạ trung thu, đèn lồng giấy xếp, đèn kéo quân, đầu sư tử,... - GV dẫn HS vào bài học: Bài 11 – Làm đèn lồng. B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC Hoạt động 1: Tìm hiểu sản phẩm mẫu a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS hiểu được ý nghĩa của đèn lồng trong đời sống hằng ngày; nêu được màu sắc, các bộ phận của đèn, vật liệu để làm đèn lồng. b. Cách tiến hành Hoạt động khám phá - GV cho HS quan sát hình ảnh đèn lồng, đèn lồng mẫu, yêu cầu HS thảo luận: + Đèn lồng thường được nhìn thấy ở đâu? Vào dịp nào? + Đèn lồng thường được làm bằng vật liệu gì? + Đèn lồng thường có màu sắc như thế nào? + Đèn lồng đồ chơi có mấy bộ phận chính? Là những bộ phận nào? Kích thước ra sao? - GV mời đại diện 1 – 2 HS chia sẻ trước lớp hiểu biết của em về đèn lồng. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, nêu ý kiến bổ sung (nếu có). - GV nhận xét, đánh giá, kết luận: + Đèn lồng của người Việt Nam sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình. + Đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu… Đèn được làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. + Các bộ phận chính của chiếc đèn lồng: quai xách, lồng đèn. + Yêu cầu về sản phẩm: lồng đèn tròn đều, cân đối, quai xách ở vị trí phù hợp, màu sắc hài hòa, trang trí đẹp, chắc chắn. Hoạt động 2: Lựa chọn vật liệu và dụng cụ a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS lựa chọn được các vật liệu và dụng cụ phù hợp để làm được chiếc đèn lồng đồ chơi. b. Cách tiến hành - GV hướng dẫn HS chuẩn bị các vật liệu và dụng cụ: - GV lưu ý HS các vật liệu và dụng cụ có thể đa dạng về chủng loại, chất liệu, số liệu nhiều hơn với hướng dẫn SHS. - GV hướng dẫn HS chia nhóm, thảo luận để lựa chọn vật liệu làm được một chiếc đèn lồng:
Hoạt động 3: Hoạt động thực hành a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS tìm hiểu được quy trình các bước làm đèn lồng và làm được một chiếc đèn lồng đồ chơi theo quy trình được hướng dẫn. b. Cách tiến hành - GV chia HS thành các nhóm nhỏ (4 -6 HS/nhóm). - GV hướng dẫn các nhóm đọc thông tin SHS, trao đổi tìm hiểu quy trình làm đèn lồng. - GV hướng dẫn để HS trả lời các câu hỏi: + Nêu các bước làm đèn lồng đồ chơi. + Có bước nào em thấy khó và chưa hiểu? + Tìm hiểu những kí hiệu kĩ thuật. - GV nêu quy trình các bước làm đèn lồng: + Bước 1: Làm đèn lồng. ● Chuẩn bị một tờ giấy bìa màu hình chữ nhật có chiều dài 22 cm, chiều rộng 15 cm. Gấp đôi tờ giấy bìa màu theo chiều dọc và kẻ các đường song song cách nhau 1 cm. ● Cắt tờ giấy bìa màu theo các đường kẻ song song và mở ra. ● Dùng băng dính hai mặt để dán hai mép tờ giấy bìa màu tạo thành lồng đèn. + Bước 2: Làm quai xách ● Cắt một miếng giấy bìa màu hình chữ nhật có chiều dài 15 cm, chiều rộng 2 cm làm quai xách của đèn. ● Gắn quai xách vào phần trên của lồng đèn cho cân đối.
|
- HS thảo luận nhóm đôi.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vào bài.
- HS quan sát hình ảnh.
- HS trả lời.
- HS lắng nghe, tiếp thu.
- HS chuẩn bị vật liệu, dụng cụ.
|
-------------- Còn tiếp ----------------
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác