Soạn mới giáo án Đạo đức 4 Cánh diều bài 2: Em biết ơn người lao động

Soạn mới Giáo án đạo đức 4 cánh diều bài Em biết ơn người lao động. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

BÀI 2: EM BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

(2 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Thể hiện được lòng biết ơn người lao động bằng lời nói, việc làm cụ thể phù hợp với lứa tuổi.
  • Nhắc nhở bạn bè, người thân có thái độ, hành vi biết ơn người lao động.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi, có thái độ lời nói thể hiện sự biết ơn với người lao động.
  • Góp phần hình thành năng lực phát triển bản thân, tìm hiểu và tham gia hoạt động về kinh tế - xã hội.
  1. Phẩm chất
  • Góp phần hình thành phẩm chất yêu nước, chăm chỉ.
  1. PHƯƠNG PHÁP VÀ THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Phương pháp dạy học
  • Vấn đáp, động não, trực quan, hoạt động nhóm, giải quyết vấn đề, lắng nghe tích cực.
  1. Thiết bị dạy học
  2. Đối với giáo viên
  • Giáo án, SHS, SGV, SBT Đạo đức 4.
  • Các video, clip liên quan đến biết ơn người lao động.
  • Tranh, hình ảnh về biết ơn người lao động.
  • Máy tính, máy chiếu (nếu có).
  1. Đối với học sinh
  • Tranh ảnh, tư liệu, video sưu tầm liên quan đến bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

HOẠT ĐỘNG CỦA GV

HOẠT ĐỘNG CỦA HS

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu:

Tạo tâm thế tích cực, hứng thú học tập cho HS và kết nối với bài học mới.

- Giúp khơi gợi cảm xúc đạo đức, khai thác kinh nghiệm với các chuẩn mực đạo đức để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.

b. Cách tiến hành

- GV nêu tên trò chơi: Nghề gì?

- GV hướng dẫn luật chơi:

+ GV đưa ra một số hình ảnh gợi ý liên quan đến một ngành nghề.

+ HS có câu trả lời thì giơ tay giành quyền trả lời. HS nào trả lời nhanh nhất và chính xác nhất sẽ nhận được phần thưởng.

- GV trình chiếu cho HS quan sát lần lượt các hình ảnh

+ Hình 1

+ Hình 2:

+ Hình 3:

+ Hình 4:

+ Hình 5:

- GV nhận xét và chốt đáp án:

+ Hình 1: Giáo viên.

+ Hình 2: Bác sĩ.

+ Hình 3: Người nông dân.

+ Hình 4: Đầu bếp.

+ Hình 5: Lính cứu hỏa.

- GV tuyên bố HS thắng cuộc và nhận được phần thưởng.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Mỗi sản phẩm do người lao động sản xuất ra đều rất đáng quý và đáng trân trọng. Sau đây chúng ta sẽ đến với Bài 2: Em biết ơn người lao động để biết được những việc làm cảm ơn người lao động nhé.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1. Đọc câu chuyện và trả lời câu hỏi

a. Mục tiêu: HS trình bày được thái độ cần có đối với người lao động.

b. Cách tiến hành

- GV yêu cầu HS đọc câu chuyện Buổi học đầu tiên và trả lời câu hỏi:

+ Vì sao một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà kể về công việc của bố mẹ?

+ Chúng ta nên có thái độ như thế nào với người lao động?

BUỔI HỌC ĐẦU TIÊN

Năm nay, lớp 4A có cô giáo mới. Buổi đầu tiên làm quen với lớp, cô giáo yêu cầu:

Các em hãy giới thiệu đôi nét về bản thân và gia đình mình.

Cả lớp sôi động hẳn lên, bạn nào cũng hào hứng.

– Thưa cô, em tên là Hồng. Bố mẹ em là công nhân nhà máy điện ạ!

– Thưa cô, em tên là Sơn. Bố em là bộ đội biên phòng, mẹ em là giáo viên ạ!

– Thưa cô, em tên là Trang. Bố em là phóng viên, mẹ em là bác sĩ ạ!

Đến lượt Hà, cũng như các bạn, em kể rất tự hào:

– Thưa cô, em là Hà. Bố mẹ em đều là lao công ạ!

Trong lớp bỗng rộ lên những tiếng cười. Hà ngơ ngác nhìn quanh, rồi như hiểu ra, mặt em đỏ bừng, rơm rớm nước mắt. Cô giáo bước đến bên Hà, âu yếm đặt tay lên vai em:

Cảm ơn bố mẹ em, những người lao động đã giữ cho thành phố của chúng ta luôn sạch đẹp. Không có nghề nào là tầm thường, chỉ có những kẻ lười biếng, vô công rồi nghề mới đáng xấu hổ.

Không khí im lặng bao trùm lớp học. Những bạn lúc trước cười to nhất, giờ củi mặt ngượng ngùng. Một bạn rụt rè đứng dậy:

– Thưa cô, chúng em thật có lỗi. Chúng em xin lỗi cô, xin lỗi bạn Hà!

(Theo Thuỳ Dung, Đạo đức lớp 4, NXB Giáo dục Việt Nam, 2014)

- GV mời đại diện 2 – 3 HS trả lời. Các HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có).

- GV nhận xét, đánh giá và đưa ra câu trả lời phù hợp.

+ Một số bạn trong lớp lại cười khi nghe bạn Hà kể về công việc của bố mẹ vì bố mẹ Hà đều là lao công, các bạn đó nghĩ rằng nghề nghiệp này không đáng được kính trọng như nghề nghiệp của bố mẹ những người bạn khác: phóng viên, công nhân, bộ đội,...

+ Chúng ta nên quý trọng, yêu thương, biết ơn,... những người lao động.

Hoạt động 2: Quan sát tranh và thực hiện yêu cầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe GV phổ biến luật chơi.

 

 

 

 

 

- HS quan sát hình ảnh.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

 

 

 

- HS lắng nghe, tiếp thu, chuẩn bị vào bài mới.

 

 

 

 

 

 

 

- HS đọc câu chuyện.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- HS trả lời.

 

- HS lắng nghe, tiếp thu.

 

 

---------------- Còn tiếp ----------------

Soạn mới giáo án Đạo đức 4 Cánh diều bài 2: Em biết ơn người lao động

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án đạo đức 4 cánh diều mới, soạn giáo án đạo đức 4 mới cánh diều bài Em biết ơn người lao động, giáo án đạo đức 4 cánh diều

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay