Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

Soạn mới Giáo án công dân 8 chân trời bài Phòng, chống bạo lực gia đình. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 7: PHÒNG, CHỐNG BẠO LỰC GIA ĐÌNH

(4 tiết)

  1. MỤC TIÊU
  2. Về kiến thức

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến.
  • Phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
  • Nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Phê phán các hành vi bạo lực gia đình trong gia đình và cộng đồng.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động giáo dục công dân.

Năng lực riêng:

  • Năng lực điều chỉnh hành vi: thể hiện bằng lời nói và việc làm, ngăn chặn hành vi bạo lực gia đình. Ngoài ra, biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  • Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Tìm hiểu, phân tích được một số hiện tượng bạo lực gia đình trong thực tiễn cuộc sống. Vận dụng được các kiến thức đã học để phân tích, đánh giá, xử lí tình huống, tham gia các hoạt động phòng, chống bạo lực gia đình trong thực tiễn.
  1. Phẩm chất:
  • Trung thực, trách nhiệm, dũng cảm đấu tranh phòng, chống các hành vi bạo lực trong gia đình và cộng đồng.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên

- SHS, SGV, Giáo án Giáo dục công dân 8.

- Thiết bị dạy học:

+ Máy tính, máy chiếu (nếu có), bảng, phấn, giấy A0.

+ Các tranh, hình ảnh, video clip có nội dung liên quan đến việc phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Giáo dục công dân 8.
  • Tranh ảnh, tư liệu sưu tầm có liên quan đến nội dung bài học và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

Nhiệm vụ 1: Thực hiện trò chơi “Thử thách tranh tài”

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- HS tham gia chơi trò chơi “Thử thách tranh tài”: kể các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 đội và phổ biến luật chơi: Hai đội sẽ kể các hành động, việc làm nên và không nên thực hiện nhằm xây dựng gia đình hạnh phúc. Trong vòng 3 phút, đội nào kể được nhiều việc làm hơn sẽ chiến thắng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV triển khai cho HS tham gia trò chơi.

- GV quan sát và hỗ trợ HS trong quá trình chơi.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- HS tích cực tham gia trò chơi.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, công bố kết quả đội thắng cuộc.

Nhiệm vụ 2: Đọc câu ca dao, tục ngữ và rút ra ý nghĩa

  1. Mục tiêu: Tạo cảm hứng học tập cho HS, giúp HS huy động kiến thức, kĩ năng cần thiết của bản thân để kích thích nhu cầu tìm hiểu, khám phá tri thức mới.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc các câu ca dao, tục ngữ trong SHS tr.41 và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.

- GV dẫn dắt vào bài học.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình.
  2. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc các câu ca dao, tục ngữ sau và rút ra ý nghĩa về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ “Chồng giận thì vợ bớt lời

Cơm sôi bớt lửa chẳng đời nào khê".

+ “Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau”.

+ "Cá không ăn muối cá ươn

Con cãi cha mẹ, trăm đường con hư”.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc câu ca dao, tục ngữ, vận dụng kiến thức, hiểu biết của bản thân để rút ra ý nghĩa của những câu ca dao, tục ngữ đó.

- GV quan sát, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trả lời câu hỏi:

Các câu dao, tục ngữ nói về mối quan hệ, ứng xử giữa các thành viên trong gia đình:

+ Các thành viên trong gia đình cần luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau.

+ Mỗi thành viên cần thực hiện đúng quyền, trách nhiệm và nghĩa vụ của bản thân; đồng thời cần có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ an vui và hạnh phúc.

- Các HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV dẫn dắt vào nội dung bài mới: Gia đình là cội nguồn của yêu thương, là chiếc nôi nuôi dưỡng nhân cách của mỗi người, là nơi chốn an toàn, đầy ắp những kỉ niệm khó quên. Các thành viên trong gia đình phải luôn quan tâm, chia sẻ, yêu thương, tôn trọng và gắn bó với nhau. Đặc biệt, mỗi thành viên cần phải có trách nhiệm chung tay đẩy lùi bạo lực gia đình để gia đình luôn là bến bờ của an vui và hạnh phúc.

Để tìm hiểu rõ hơn về đề này, chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 7 – Phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát hình ảnh, đọc trường hợp, thông tin và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS kể được các hình thức bạo lực gia đình phổ biến; phân tích được tác hại của hành vi bạo lực gia đình đối với cá nhân, gia đình và xã hội.
  2. Nội dung:

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát các hình ảnh trong SHS tr.41, 42 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc trường hợp 1, 2 trong SHS tr.42.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm cùng thực hiện 1 nhiệm vụ) và yêu cầu HS đọc thông tin và quan sát hình ảnh SHS và thực hiện nhiệm vụ:

Nhóm 1, 2: Quan sát 4 hình ảnh và chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong các hình ảnh.

Nhóm 3, 4: Đọc trường hợp và chỉ ra những hình thức bạo lực gia đình được thể hiện trong thông tin trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát hình ảnh SHS tr.41, 42 và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội theo hướng dẫn của GV.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm lần lượt trả lời câu hỏi:

Hình ảnh 1: bạo lực về thể chất

Hình ảnh 2: bạo lực về tình dục

Hình ảnh 3: bạo lực về tinh thần

Hình ảnh 4: bạo lực về kinh tế

Trường hợp 1: bạo lực về thể chất (thể hiện qua chi tiết: chồng chị H dùng vũ lực để đuổi chị và các con ra khỏi nhà)

- GV rút ra kết luận các hình thức bạo lực gia đình và tác hại đối với cá nhân, gia đình, xã hội.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát hình ảnh, đọc trường hợp, thông tin và thực hiện yêu cầu

- Các hình thức bạo lực gia đình:

+ Bạo lực về thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập làm tổn thương sức khỏe, tính mạng của thành viên gia đình.

+ Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm,...

+ Bạo lực về kinh tế: hành vi xâm phạm các quyền lợi kinh tế của thành viên gia đình (quyền sở hữu tài sản, quyền tự do lao động,...).

+ Bạo lực về tình dục: là hành vi mang tính chất cưỡng ép thành viên trong gia đình quan hệ tình dục, cưỡng ép mang thai, sinh con.

- Tác hại của bạo lực gia đình:

+ Gây ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình và trật tự xã hội, gây thương tích về thân thể, thậm chí gây tử vong.

+ Làm tổn thương về tinh thần đối với những người bị bạo lực,...

 

Hoạt động 2: Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

  1. Mục tiêu: HS nêu được một số quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các thông tin, trường hợp trong SHS tr.43, 44 và thực hiện yêu cầu.

- GV rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 2 HS đọc thông tin, trường hợp trong SHS tr.43, 44.

- GV yêu cầu HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi:

Dựa vào thông tin, nhận diện hành vi vi phạm pháp luật của các chủ thể trong trường hợp trên.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các thông tin, trường hợp tr.43, 44, vận dụng hiểu biết của bản thân và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời:

+ Trong trường hợp trên, bố bạn V đã có nhiều hành vi vi phạm pháp luật:

●       Bạo lực về tinh thần đối với mẹ con bạn V (bố hay mắng chửi, xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm, gây ra những tổn thương tinh thần cho mẹ con bạn V).

●       Bạo lực về thể chất với mẹ con bạn V (bố đánh mẹ đến mức phải nhập viện; dù được người thân khuyên nhủ, nhưng bố vẫn thường xuyên đánh đập mẹ con V vô cớ).

- GV rút ra ra kết luận về quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung tiếp theo.

2. Đọc các thông tin, trường hợp và trả lời câu hỏi

Quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình.

Việc phòng, chống bạo lực gia đình được Nhà nước quy định trong Luật Phòng chống bạo lực gia đình và một số văn bản khác (Hiến pháp, Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Hôn nhân và Gia đình, Luật Trẻ em hiện hành,...).

Hoạt động 3: Đọc và sắp xếp các hành động theo trình tự

  1. Mục tiêu: HS biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc các hành động trong SHS tr.44 và thực hiện nhiệm vụ.

- GV rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc các hành động trong SHS tr.44 và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Em hãy đọc và sắp xếp các hành động sau theo trình tự trước, trong và sau khi xảy ra bạo lực gia đình.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc các hành động SHS và thực hiện nhiệm vụ.

- HS rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời.

- GV rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Đọc và sắp xếp các hành động theo trình tự

Để phòng, chống bạo lực gia đình, mỗi thành viên cần:

+ Yêu thương, chăm sóc, hỗ trợ lẫn nhau.

+ Thực hiện tròn bổn phận và nghĩa vụ của mình.

+ Tuân thủ nghiêm các quy định của pháp luật về gia đình.

Các kĩ năng phòng, chống bạo lực gia đình:

+ Trước khi xảy ra bạo lực: Nhận diện nguy cơ xảy ra bạo lực để tìm đến chỗ an toàn.

+ Trong khi xảy ra bạo lực:

●       Lên tiếng phản đối người có hành vi bạo lực một cách phù hợp.

●       Nhờ sự trợ giúp của người thân hoặc hàng xóm.

●       Gọi điện cho Tổng đài Quốc gia Bảo vệ trẻ em 111.

+ Sau khi xảy ra bạo lực: xem xét mức độ tổn thương (nếu có) và liên hệ với các cơ sở y tế để điều trị.

Hoạt động 4: Đọc trường hợp và thực hiện yêu cầu

  1. Mục tiêu: HS biết cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Nội dung:

- GV hướng dẫn HS đọc trường hợp trong SHS tr.45 và trả lời câu hỏi.

- GV rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

  1. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về cách phòng, chống bạo lực gia đình.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV mời 1 HS đọc trường hợp trong SHS tr.45.

- GV chia lớp thành 4 nhóm (2 nhóm thực hiện 1 nhiệm vụ), yêu cầu HS thực hiện các nhiệm vụ:

Nhóm 1, 2: Em hãy cho biết việc làm của bạn K có ý nghĩa gì trong việc phòng, chống bạo lực gia đình.

Nhóm 3, 4: Em hãy chỉ ra những việc bạn B đã làm để phòng, chống bạo lực gia đình.

- GV hướng dẫn HS rút ra kết luận về cách phòng, chống bạo lực gia đình.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc trường hợp SHS và trả lời câu hỏi.

- HS rút ra kết luận về cách phòng chống bạo lực gia đình theo hướng dẫn của GV.

- GV theo dõi, hướng dẫn và hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời 1-2 HS trình bày câu trả lời.

- GV rút ra kết luận về cách phòng chống bạo lực gia đình.

- GV mời các HS khác nhận xét, bổ sung (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá câu trả lời phù hợp.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Quan sát hình ảnh và thực hiện yêu cầu

- Mỗi thành viên gia đình cần thực hiện đúng, đủ nghĩa vụ của bản thân, quan tâm, chia sẻ lẫn nhau để phòng, chống bạo lực gia đình.

- HS cần chủ động học tập, tích cực làm việc nhà để phụ giúp cha mẹ, góp phần gắn kết giữa các thành viên trong gia đình.

------------Còn tiếp------------

Soạn mới giáo án GDCD 8 chân trời bài 7: Phòng, chống bạo lực gia đình

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án công dân 8 chân trời mới, soạn giáo án công dân 8 mới chân trời bài Phòng, chống bạo lực gia đình, giáo án công dân 8 chân trời

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay