Soạn mới giáo án HĐTN 11 KNTT bài Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - HĐ giáo dục theo chủ đề

Soạn mới Giáo án HĐTN 11 KNTT bài Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - HĐ giáo dục theo chủ đề. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC THEO CHỦ ĐỀ

  1. MỤC TIÊU
  2. Kiến thức

Sau khi tham gia hoạt động này, HS có khả năng:

  • Xác định cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.
  • Xác định được những hành động, việc làm cần thiết biểu hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện.
  • Xác định được cách quản lí cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.
  • Chia sẻ việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân và xác định được cách thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân hợp lí.
  1. Năng lực

Năng lực chung:

  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: khả năng thực hiện nhiệm vụ một cách độc lập hay theo nhóm; Trao đổi tích cực với giáo viên và các bạn khác trong lớp.
  • Năng lực tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.
  • Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, tư duy logic, sáng tạo khi giải quyết vấn đề.

Năng lực riêng:

  • Lập kế hoạch từ hoàn thiện bản thân để phát huy những điểm mạnh và khắc phục những hạn chế của bản thân.
  • Lựa chọn những biện pháp phù hợp để thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  • Luyện tập kĩ năng kiểm soát cảm xúc và ứng xử hợp lí.
  • Xác định những khó khăn trong việc thực hiện kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân và cách khắc phục.
  • Thay đổi được thói quen tiêu cực để tuân thủ kỉ luật, quy định chung của nhà trường, cộng đồng.
  1. Phẩm chất
  • Tự tin, trách nhiệm, chăm chỉ.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Video, bài hát hoặc trò chơi phù hợp với nội dung chủ đề.
  • Một quả bóng nhỏ hoặc một nắm giấy vo tròn.
  • Những tinh huống đòi hỏi biết quản lí cảm xúc và ứng xử phủ hợp trong thực tiễn.
  • Những câu chuyện về tự hoàn thiện bản thân và thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân của HS trong và ngoài nhà trường.
  • Những tình huống chưa tuân thủ nội quy và các tình huống khắc phục khó khăn để thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
  • Biện pháp thu hút HS tự hoàn thiện bản thân.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Hoạt động trải nghiệm 11.
  • Nhớ lại những yêu cầu trong nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng: những trải nghiệm khi thực hiện các yêu cầu này.
  • Suy ngẫm về các biện pháp thực hiện tốt nội quy của trường, lớp và quy định của cộng đồng.
  • Giấy để lập kế hoạch cá nhân.
  • Suy ngẫm về câu hỏi: Mình cần làm gì để tự hoàn thiện bản thân và thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: HS có tâm thế, hứng thú trước khi vào bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS xem video, bài hát,…phù hợp với nội dung của chủ đề để tạo tâm thế cho các em trước khi bước vào hoạt động.
  4. Sản phẩm: HS xem video, bài hát và có những cảm nhận, hiểu biết ban đầu về chủ đề bài học.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS lắng nghe và hát theo giai điệu bài hát Đường đến ngày vinh quang.

https://zingmp3.vn/bai-hat/Duong-Den-Ngay-Vinh-Quang-Buc-Tuong/ZW6I7ZFI.html

- GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi: Nhân vật trong bài hát để đến ngày vinh quang phải trải qua những khó khăn nào?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe giai điệu, lời ca của bài hát và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1 -2 HS trả lời câu hỏi: Để đến ngày vinh quang, nhân vật phải trải qua muôn vàn sóng gió với nhiều thác ghềnh, mũi gai. Nhưng họ vẫn không nản chí mà vẫn cố gắng rèn luyện bản thân để trở nên tốt hơn và sẽ có ngày chạm đến đỉnh vinh quang.

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung ý kiến (nếu có)

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Con đường để đạt tới thành công không hề dễ dàng mà phải trải qua rất nhiều khó khăn, gian nan trong cuộc sống. Để đạt được điều đó, chúng ta phải không ngừng cố gắng, rèn luyện bản thân. Vậy làm cách nào để chúng ta biết cách rèn luyện bản thân cho hiệu quả và đạt được thành công? Chúng ta sẽ cùng nhau đi tìm hiểu và giải đáp trong Chủ đề 3 – Rèn luyện bản thân.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

(KHÁM PHÁ – KẾT NỐI)

Hoạt động 1: Tìm hiểu cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Chia sẻ được về sự tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp tập thể trường cộng đồng.

- Xác định được cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, lập thể trưởng, cộng đồng.

  1. Nội dung:

- GV yêu cầu HS chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

- GV yêu cầu HS thảo luận về cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

  1. Sản phẩm:

HS kể được những hành động thể hiện việc tuân thủ quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng và những khó khăn, trở ngại.

- HS nêu được cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

  1. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp những câu hỏi sau:

Em đã tuân thủ các quy định chung của tổ, lớp, chi đoàn, trường, cộng đồng như thế nào?

+ Những quy định nào em chưa thường xuyên thực hiện được?

+ Em đã gặp những khó khăn gì và khắc phục những khó khăn đó như thế nào để tuân thủ các quy định chung?

- GV lưu ý HS không đưa ra ý kiến trùng lặp với những người đã phát biểu trước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi và suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại những quy định mà HS chưa thường xuyên thực hiện, những khó khăn HS gặp phải và cách khắc phục những khó khăn đó.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận về cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4HS/nhóm) và thảo luận trả lời câu hỏi: Những cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

Gợi ý:

+ Nhận thức được việc tuân thủ kỉ luật là tốt cho bản thân, tập thể và cộng đồng.

+ Tạo thói quen tuân thủ kỉ luật, quy định.

+ Nghiêm túc trong việc thực hiện.

+...

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để đưa ra cách tuân thủ kỉ luật.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm sau bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng

1.1. Chia sẻ về việc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

Những quy định chung của tổ, lớp, chi đoàn, cộng đồng được xây dựng nhằm giúp mỗi người tự rèn luyện và phát triển bản thân và tạo nên một cộng đồng, tập thể nghiêm túc, có kỉ luật.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

1.2. Cách tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng.

 

- Xây dựng niềm tin rằng tuân thủ kỉ luật là tốt cho bản thân, tập thể và cộng đồng.

- Xác định được nguyên nhân chủ quan và khách quan cản trở việc tuân thủ kỉ luật của bản thân.

- Xác định các biện pháp khắc phục việc chưa nghiêm túc tuân thủ kỉ luật, quy định của nhóm, lớp, tập thể trường, cộng đồng (thay đổi thói quen chưa tích cực; quản lí thời gian; làm chủ cảm xúc...).

- Lập kế hoạch rèn luyện tính kỉ luật với các biện pháp đã xác định.

- Nâng cao tính trách nhiệm và lòng tự trọng của bản thân – không muốn để mọi người không hài lòng về mình để có thêm ý chí rèn tính kỉ luật, thực hiện nghiêm túc quy định của nhóm, tập thể trường, lớp, cộng đồng.

+...

Hoạt động 2: Tìm hiểu biểu hiện của sự nỗ lực tự hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS chia sẻ được sự nỗ lực tự hoàn thiện bản thân, từ đó xác định được những hành động, việc làm cần thiết biểu hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện.
  2. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những việc làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của em với các bạn trong nhóm và trước lớp.
  3. Sản phẩm: Những việc làm, hành động thể hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện của bản thân HS nêu được.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp những câu hỏi sau:

+ Những việc em đã làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu về đạo đức, lối sống, học tập, sức khoẻ của bản thân.

+ Sự cố gắng và kiên trì trong quá trình tự hoàn thiện của em.

- GV lưu ý HS không đưa ra ý kiến trùng lặp với những người đã phát biểu trước.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi và suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, chốt lại những việc HS đã làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân và sự cố gắng, kiên trì trong quá trình tự hoàn thiện.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xác định hành động, việc làm biểu hiện sự nỗ lực tự hoàn thiện

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4HS/nhóm) và lựa chọn một khía cạnh để thảo luận: Những việc em đã làm để phát huy điểm mạnh, khắc phục điểm yếu của bản thân.

Gợi ý:

+ Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống.

Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện trong học tập.

+ Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về sức khỏe.

+…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để đưa ra cách tuân thủ kỉ luật.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm sau bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

2. Tìm hiểu biểu hiện của sự nỗ lực tự hoàn thiện bản thân

2.1. Chia sẻ về những nỗ lực của em trong việc hoàn thiện bản thân

Việc nhận biết được điểm mạnh và điểm yếu của bản thân sẽ giúp chúng ta có kế hoạch để hoàn thiện bản thân trở nên tốt đẹp hơn. Để phát huy điểm mạnh và khắc phục điểm yếu cần quá trình nỗ lực lâu dài và sự kiên trì của bản thân.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

2.2. Hành động, việc làm biểu hiện sự nỗ lực, tự hoàn thiện

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về đạo đức, lối sống

+ Lập kế hoạch rèn luyện và thực hiện các biện pháp khắc phục thói quen không phù hợp (ví dụ: nói bậy, chửi thề,...).

+ Cam kết với gia đình rèn luyện và khắc phục thói quen chưa tích cực (ví dụ lười lao động, ngại làm việc nhà,...).

+ Luôn cố gắng thực hiện những lời nói, hành động theo chuẩn mực đạo đức.

+ Luôn có ý thức hình thành và củng cố những thói quen tích cực trong suy nghĩ và ứng xử với mọi người.

+ Luôn có ý thức rèn luyện và thể hiện các phẩm chất chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm, nhân ái,... trong các tình huống của cuộc sống.

+ Cố gắng kiểm soát cảm xúc và thể hiện thái độ, hành vi phù hợp trong các tình huống bị kích động trong thực tiễn.

+ Kiên trì thay đổi những thói quen thể hiện lối sống chưa tích cực, nỗ lực xây dựng lối sống lành mạnh, tích cực.

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện trong học tập

+ Cam kết với thầy cô và gia đình thực hiện thành công việc thay đổi thói quen học đối phó thành tự giác học tập.

+ Lập kế hoạch rèn luyện và khắc phục được thói quen sử dụng mạng chưa phù hợp, lãng phí thời gian.

+ Kiên trì thay đổi những phương pháp học tập chưa phù hợp, nỗ lực xây dựng phương pháp học tập mới hiệu quả hơn, sáng tạo hơn,...

+ Kiên trì thay đổi thói quen không quản lí thời gian, cố gắng tận dụng thời gian để học tập.

+ Cố gắng vận dụng những kiến thức, kinh nghiệm học được vào thực tiễn.

- Những hành động, việc làm thể hiện sự cố gắng và kiên trì hoàn thiện về sức khỏe

+ Rèn luyện và khắc phục thói quen ăn, ngủ chưa phù hợp (ví dụ: không ăn sáng, thức khuya,...).

+ Ăn, uống đảm bảo vệ sinh và đủ chất, hợp lí.

+ Lập kế hoạch rèn luyện sức khoẻ hằng ngày (ví dụ: khắc phục việc lười tập thể dục, thể thao,...).

+ Kiên trì thực hiện kế hoạch rèn luyện sức khoẻ, chăm chỉ tập luyện hằng ngày.

+....

Hoạt động 3: Tìm hiểu cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Chia sẻ được kinh nghiệm thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

- Xác định được một số cách thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những việc em đã làm để thu hút, động viên bạn tự hoàn thiện về đạo đức, lối sống, học tập, sức khỏe,…
  2. Sản phẩm: HS nêu được một số biện pháp thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp những câu hỏi sau:

+ Em đã từng thu hút, động viên bạn nào phấn đấu tự hoàn thiện bản thân?

+ Cách em đã thu hút, động viên bạn tự hoàn thiện về đạo đức, lối sống, học tập, sức khỏe,… như thế nào?

- GV gợi ý HS: Có thể chia sẻ kinh nghiệm của bản thân hoặc kinh nghiệm của người khác mà em biết.

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi và suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng hợp lại những kinh nghiệm về thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân mà HS đã chia sẻ.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xác định một số cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4HS/nhóm) và thảo luận: Cách thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân.

Gợi ý:

+ Chủ động gần gũi, tâm sự để thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

+ Khích lệ, động viên các bạn phát huy khả năng, cố gắng hết sức.

+ Giúp đỡ các bạn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện.

+ Khuyên các bạn suy nghĩ tích cực và thay đổi vì tương lai của bản thân.

+…

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để đưa ra một số cách thu hút, động viên các bạn cùng phấn đấu, hoàn thiện bản thân.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm sau bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

3. Tìm hiểu cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

3.1. Chia sẻ về cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

Bạn bè là mối quan hệ giúp đỡ và hỗ trợ lẫn nhau. Khi động viên bạn phấn đấu, tự hoàn thiện bản thân cũng giúp chính bản thân mình hoàn thiện hơn.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3.2. Một số cách thu hút các bạn cùng phấn đấu hoàn thiện bản thân

- Chủ động gần gũi, tâm sự để thu hút bạn cùng phấn đấu hoàn thiện.

- Thiện chí, khuyên bạn suy nghĩ tích cực và thay đổi vì tương lai của bản thân.

- Khích lệ, động viên bạn phát huy khả năng, cố gắng hết sức và tìm ra các biện pháp tự hoàn thiện phù hợp với mình.

- Giúp bạn xác định mục tiêu, xây dựng kế hoạch tự hoàn thiện.

- Dõi theo việc thực hiện các biện pháp tự hoàn thiện mà bạn đã xác định, động viên và hỗ trợ bạn kịp thời.

- Cùng bạn đánh giá kết quả tự hoàn thiện sau mỗi tuần hoặc mỗi tháng để thấy được sự thay đổi tích cực hoặc để rút kinh nghiệm, điều chỉnh biện pháp tự hoàn thiện cho phù hợp hơn.

 

Hoạt động 4: Tìm hiểu cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS

- Nêu được những trải nghiệm về cách ứng xử trong các tình huống có cảm xúc tiêu cực.

- Xác định được cách quản lí cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.

  1. Nội dung: GV hướng dẫn HS chia sẻ về những tình huống em đã có cảm xúc tiêu cực và cách quản lí cảm xúc, ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.
  2. Sản phẩm: HS nêu được cách quản lí cảm xúc và cách ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.
  3. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Nhiệm vụ 1: Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS chia sẻ trước lớp những câu hỏi sau:

+ Nhớ lại những tình huống mà em đã có cảm xúc tiêu cực (ví dụ: tức giận, buồn chán,...), em đã ứng xử như thế nào trong những tình huống đó?

+ Khi đó, em có nhận ra bản thân đang ở trạng thái cảm xúc tiêu cực không?

+ Em có làm gì để lấy lại bình tĩnh không? Nếu có, em đã làm như thế nào? Em đã ứng xử như thế nào sau đó?

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS lắng nghe GV nêu câu hỏi và suy nghĩ để trả lời.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện 2 – 3 HS chia sẻ câu trả lời trước lớp.

- GV yêu cầu các HS khác lắng nghe, nhận xét.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, tổng hợp câu trả lời của HS.

- GV chuyển sang nội dung mới.

Nhiệm vụ 2: Thảo luận để xác định cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS làm việc theo nhóm (4HS/nhóm) và thảo luận: Xác định cách quản lí cảm xúc và ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp khác nhau.

Gợi ý:

+ Điều chỉnh cảm xúc của bản thân (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; đặt mình vào vị trí của người khác để hiểu,…)

+ Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp (ví dụ: nói về cảm xúc mà bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành; không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử; thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau,…)

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận theo nhóm để đưa ra cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp.

- GV quan sát, hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận trước lớp.

- GV yêu cầu các nhóm sau bổ sung ý kiến khác với các nhóm đã trình bày trước.

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh và kết luận.

- GV chuyển sang nội dung mới.

4. Tìm hiểu cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

4.1. Chia sẻ về cách em đã quản lí cảm xúc trong những tình huống giao tiếp khác nhau

Trong cuộc sống, chúng ta không thể tránh khỏi những lúc có cảm xúc tiêu cực nhưng điều quan trọng là cần phải vượt qua nó và biết cách ứng xử phù hợp với mọi người.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

4.2. Cách quản lí cảm xúc và ứng xử hợp lí trong các tình huống giao tiếp khác nhau

 

- Nhận biết được các biểu hiện của cơ thể khi có cảm xúc tiêu cực (ví dụ tim đập nhanh; mất ngủ; mệt mỏi; thiếu sức sống...).

- Điều chỉnh cảm xúc của bản thân về trạng thái bình tĩnh (ví dụ: hít thở sâu; thả lỏng cơ thể; suy nghĩ tích cực là đối tác giao tiếp không cố tình; đặt mình vào vị trí của đối tác để hiểu;...).

- Thể hiện cảm xúc và cách ứng xử phù hợp trong các tình huống giao tiếp:

+ Nói về cảm xúc bản thân đã trải qua với thái độ bình tĩnh và chân thành để đối tác biết.

+ Giữ bình tĩnh, không để cảm xúc tiêu cực ảnh hưởng đến cách ứng xử và cân nhắc điều mình muốn nói với đối tác để tránh xung đột.

+ Thể hiện sự thiện chí và tuân thủ các chuẩn mực trong ứng xử với các đối tượng khác nhau.

+ Lắng nghe tích cực để hiểu đúng ý của đối tượng giao tiếp, tránh hiểu lầm để gây mẫu thuẫn, xung đột.

+ Đặt mình vào vị trí của đối tượng giao tiếp để hiểu cảm xúc của họ.

 

-----------------Còn tiếp------------------

Soạn mới giáo án HĐTN 11 KNTT bài Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - HĐ giáo dục theo chủ đề

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án HĐTN 11 kết nối mới, soạn giáo án HĐTN 11 kết nối bài Chủ đề 3: Rèn luyện bản thân - HĐ giáo dục theo chủ đề, giáo án HĐTN 11 kết nối

Soạn giáo án Hoạt động trải nghiệm 11 kết nối tri thức


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay