Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
Sau bài học này, HS sẽ:
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
PA1: GV yêu cầu HS quan sát hình trong mục Tìm hiểu thêm (SGK – tr76) để trả lời câu hỏi: Người ta làm thế nào tính được khối lượng của các khối đá dùng để dựng lên các kim tự tháp ở Ai Cập?
PA2: GV yêu cầu HS trả lời hai câu hỏi:
+ Vì sao một vật nặng như khối gỗ khi thả vào nước lại nổi trong khi khối kim loại có khối lượng nhỏ hơn khối gỗ lại chìm trong nước?
+ Vì sao một viên nước đá nổi trong nước nhưng nó lại chìm khi thả vào dầu? Vì sao dầu lại ở phía trên của nước khi trộn nước với dầu?
PA3: GV tiến hành thí nghiệm, cho HS quan sát hiện tượng và mô tả kết quả quan sát được. Từ đó, GV thảo luận để HS trả lời câu hỏi: Vì sao một cục nước đá nổi trong nước nhưng nó lại chìm khi thả vào dầu? Vì sao dầu lại ở phía trên của nước khi trộn nước với dầu?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS quan sát hình ảnh và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ra vào bài học ngày hôm nay: Bài 14: Khối lượng riêng.
Hoạt động 1. Hình thành khái niệm khối lượng riêng
- HS nêu được định nghĩa khối lượng riêng, xác định được khối lượng riêng qua khối lượng và thể tích tương ứng, khối lượng riêng = khối lượng/thể tích.
- HS liệt kê được một số đơn vị đo khối lượng riêng thường dùng.
- GV hướng dẫn HS giải thích được các hiện tượng dựa trên kiến thức, kĩ năng về khối lượng riêng của các chất.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV nêu tình huống: Trong thực tế, có thể có hai vật có cùng thể tích nhưng khối lượng khác nhau; hoặc có cùng khối lượng nhưng thể tích khác nhau; hoặc không cùng khối lượng và cũng không cùng thể tích. Vậy làm thế nào để xác định “mật độ” khối lượng của các vật? + Gợi ý: Phụ thuộc vào chất cấu tạo nên vật. - GV thông báo: + Khối lượng riêng là đại lượng đặc trưng cho chất cấu tạo nên vật, được xác định bằng khối lượng trên một đơn vị thể tích. + Nếu kí hiệu D là khối lượng riêng, m là khối lượng, V là thể tích, công thức xác định khối lượng riêng như sau: . - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr73) Câu hỏi 1 (SGK – tr73) So sánh khối lượng nước chứa trong một bình 20 lít và trong một chai 0,5 lít. Câu hỏi 2 (SGK – tr73) Nêu thêm một số đơn vị đo khối lượng riêng. - Sau khi HS trả lời, GV nhận xét và kết luận về khái niệm khối lượng riêng, yêu cầu HS ghi bài vào vở. - Để củng cố kiến thức, GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, trả lời các nội dung: + Đọc Bảng 14.1 (SGK – tr74) để giải thích cho tình huống ở Hoạt động 14.1 Mở đầu. Trong một số trường hợp, có thể tính được khối lượng của một vật qua kích thước của nó mà không cần dùng cân. Ví dụ, có thể tính được khối lượng của nước trong bể bơi khi biết kích thước của bể. Dựa trên cơ sở nào có thể làm được điều đó? + Thực hiện Luyện tập 1 (SGK – tr74). Một bể bơi có chiều dài 20 m, chiều rộng 8 m, độ sâu của nước là 1,5 m, tính khối lượng của nước trong bể. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, quan sát thí nghiệm, chăm chú nghe GV giảng bài, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. KHÁI NIỆM KHỐI LƯỢNG RIÊNG: *Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr73) Khối lượng nước chứa trong một bình 20l lớn hơn khối lượng nước chứa trong một chai 0,5l.
*Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr73) Một số đơn vị đo khối lượng riêng phổ biến là: kg/m3, g/cm3, g/ml.
*Kết luận: - Khối lượng riêng là đại lượng đặc trưng cho chất cấu tạo nên vật, được xác định bằng khối lượng trên một đơn vị thể tích Trong đó: D là khối lượng riêng, m là khối lượng của chất có thể tích V. - Đơn vị đo của khối lượng riêng là kilogam trên mét khối, kí hiệu là kg/m3. Người ta cũng thường sử dụng đơn vị khác của khối lượng riêng là g/cm3. Đối với chất lỏng, người ta còn dùng đơn vị kg/l hoặc g/ml.
*Trả lời hoạt động Mở đầu (SGK – tr73) Ta có thể tính được khối lượng của một vật qua kích thước của nó mà không cần dùng cân dựa vào công thức khối lượng riêng.
*Trả lời Luyện tập 1 (SGK – tr74) - Thể tích nước trong bể là 20.8.1,5 = 240 m3. - Tra Bảng 14.1 ta có khối lượng riêng của nước là 1000 kg/m3. - Khối lượng của nước trong bể là 1000. 240 = 240 000 kg.
|
Hoạt động 2. Xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng
- HS đề xuất phương án xác định khối lượng riêng của chất lỏng.
- HS thực hiện được thí nghiệm để xác định được khối lượng riêng của một lượng chất lỏng.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chia lớp thành 6 – 8 nhóm. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm, đề xuất phương án thí nghiệm bằng việc trả lời nội dung Câu hỏi (SGK – tr74) Câu hỏi 3 (SGK – tr74) Thảo luận, đề xuất các cách xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng. Câu hỏi 4 (SGK – tr74) Cần lưu ý điều gì khi đọc giá trị thể tích chất lỏng trên cốc đong? - GV phát dụng cụ thí nghiệm cho HS và các nhóm tiến hành thí nghiệm theo các bước. + Dụng cụ thí nghiệm: Chất lỏng, cốc đong, cân. + Tiến hành: Bước 1: Xác định khối lượng của lượng chất lỏng. Dùng cân xác định khối lượng m1 của cốc đong. Đổ lượng chất lỏng cần xác định khối lượng riêng vào cốc đong. Dùng cân xác định tổng khối lượng m2 của cốc đong và lượng chất lỏng. Tính khối lượng của lượng chất lỏng: . Bước 2: Đo thể tích của lượng chất lỏng. Đọc giá trị thể tích V của lượng chất lỏng trên cốc đong. Bước 3: Tính khối lượng riêng của lượng chất lỏng: . - GV lưu ý khi cân khối lượng chất lỏng: + Xác định giới hạn đo của cốc đong. + Luôn đặt cân tại vị trí thăng bằng, tránh đặt tại nơi gồ ghề khiến kết quả bị sai lệch quá nhiều. - Sau khi tiến hành thí nghiệm, GV yêu cầu các nhóm xử lí số liệu và so sánh khối lượng riêng của chất lỏng trong thí nghiệm với Bảng 14.1 (SGK – tr74). - Sau khi HS phát biểu, GV nhận xét và kết luận về xác định khối lượng riêng của chất lỏng, yêu cầu HS ghi bài vào vở. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
| II. XÁC ĐỊNH KHỐI LƯỢNG RIÊNG BẰNG THỰC NGHIỆM 1. Xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng *Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr74) Cách xác định khối lượng riêng của một lượng chất lỏng: - Dùng cân xác định khối lượng m của chất lỏng. - Dùng bình chia độ xác định thể tích V của chất lỏng. - Sử dụng công thức để khối lượng riêng của chất lỏng. *Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr74) - Xác định giới hạn đo của cốc đong. - Luôn đặt mắt vuông góc với cốc đong, ngang với mực chất lỏng và đọc giá trị thể tích V của chất lỏng. - Luôn đặt cốc tại vị |
---------------- Còn tiếp ---------------
=> Khi đặt: Nhận luôn tiết giáo án mẫu + tặng kèm mẫu phiếu trắc nghiệm, đề kiểm tra