Soạn mới giáo án Lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết)

Soạn mới Giáo án lịch sử 7 cánh diều bài Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết). Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 9: VĂN HÓA ẤN ĐỘ THỜI PHONG KIẾN

(1 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

HS học sẽ:

  • Giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
  1. Năng lực
  • Năng lực chung:
  • Tự chủ và tự học, giao tiếp và hợp tác: thông qua sự chủ động, giải quyết vấn đề, trao đổi, thảo luận, làm việc nhóm khi tham gia các hoạt động học tập.
  • Năng lực lịch sử:
  • Tìm hiểu lịch sử: thông qua sưu tầm và sử dụng các các loại tư liệu để giới thiệu một số thành tựu tiêu biểu về văn hóa của Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
  • Nhận thức và tư duy lịch sử: thông qua khai thác thông tin và tư liệu về tác động của văn hóa Ấn Độ đối với các nước trong khu vực Đông Nam Á, trong đó có Việt Nam.
  1. Phẩm chất
  • Có ý thức, trách nhiệm trong việc bảo tồn và phát huy những giá trị văn hóa nhân loại.
  1. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.
  • Tranh ảnh, tư liệu có liên quan đến bài Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.
  • Phiếu học tập dành cho hoạt động nhóm.
  • Máy tính, máy chiếu.
  1. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Lịch sử Địa lí 7 – phần Lịch sử.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú cho học sinh và từng bước làm quen bài học.
  3. Nội dung: GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhận diện lịch sử. GV chọn lọc một số hình ảnh tiêu biểu về văn hóa Ấn Độ và Trung Quốc thời phong kiến để HS nhận diện, phân biệt thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ và thành tựu văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến.
  4. Sản phẩm học tập: HS tham gia trò chơi và nhận diện được thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ và thành tựu văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi Nhận diện lịch sử.

- GV trình chiếu một số hình ảnh và yêu cầu HS thực hiện nhiệm vụ: Nhận diện, phân biệt thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ và thành tựu văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến.

               

                     Hình 1                                                            Hình 2                                                                                                            

       

                   Hình 3                                                            Hình 4

Bước 2: HS tiếp nhận, thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh, vận dụng các kiến thức đã học, hiểu biết thực tế để nhận diện, phân biệt thành tựu văn hóa nào của Ấn Độ và thành tựu văn hóa nào của Trung Quốc thời phong kiến.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Đánh giá kết quả hoạt động, thảo luận

- GV mời HS xung phong, trả lời câu hỏi trước lớp:

+ Thành tựu văn hóa của Trung Quốc:

  • Hình 2: Tử Cấm Thành.
  • Hình 4: Lầu Hoàng Hạc.

+ Thành tựu văn hóa của Ấn Độ:

  • Hình 1: Lăng Ta-giơ Ma-han.
  • Hình 4: Hang động A-gian-ta.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, nêu ý kiến khác (nếu có).

Bước 4: Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV nhận xét, đánh giá, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Lăng Ta-giơ Ma-han được xây dựng vào thế kỉ XVII, là biểu tượng về tình yêu vĩnh cửu của vua Sa Gia-han dành cho hoàng hậu của mình (đã mất). Công trình này được ví như “Viên ngọc của những đền đài Ấn Độ” và là một trong những thành tựu văn hoá tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến. Năm 1983, lăng Ta-giơ Ma-han được UNESCO ghi danh là Di sản Thế giới. Vậy ngoài công trình trên, Ấn Độ thời phong kiến còn nhưng thành tựu văn hoá nào trên các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết, văn học, kiến trúc, điêu khắc,...? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu trong bài học ngày hôm nay – Bài 9: Văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Tìm hiểu về tôn giáo, chữ viết và văn học

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS giới thiệu và nhận xét được một số thành tựu tiêu biểu về tôn giáo, chữ viết và văn học Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
  2. Nội dung: GV cho HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 9.2 và mục Em có biết để tìm hiểu về tôn giáo, chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến.
  3. Sản phẩm học tập: HS nêu và ghi được vào vở những nét chính về một số thành tựu tiêu biểu về tôn giáo, chữ viết và văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.
  4. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 9.2 và thực hiện nhiệm vụ: Giới thiệu những nét chính về tôn giáo, chữ viết và văn học Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

- GV hướng dẫn HS thảo luận: Khai thác Hình 9.2 và mục Em có biết để nhận thức được mặc dù ở Ấn Độ tồn tại nhiều tôn giáo khác nhau nhưng đa số người dân theo Ấn Độ giáo. Ngày nay, Ấn Độ là một nước đa dạng về ngôn ngữ, trong đó tiếng Hin-đi là ngôn ngữ chính thức thứ nhất.

- GV cho HS quan sát thêm một số hình ảnh về thành tựu tiêu biểu của Ấn Độ trên lĩnh vực tôn giáo, chữ viết và văn học:

Một ngôi đền ở Ấn Độ giáo

Chữ Phạn

- GV mở rộng kiến thức, yêu cầu HS trả lời câu hỏi:

+ Vì sao nói Ấn Độ là quê hương của tôn giáo?

(Ngay từ thời cổ đại, nơi đây đã phát sinh nhiều tôn giáo lớn khác nhau. Đến thời Vương triều Gúp-ta, do những thay đổi về xã hội, Bà La Môn giáo dần dần trở thành Hin-đu giáo - tôn giáo thịnh hành ở Ấn Độ cho tới ngày nay. Hồi giáo thì do người Thổ Nhĩ Kỳ du nhập vào với nội dung tôn thờ Thánh A-la, ra đời muộn hơn Bà La Môn giáo và Phật giáo).

+ Chữ viết có ảnh hưởng đến sự phát triển của văn học Ấn Độ thời kì này không? Nội dung chính của các tác phẩm văn học là gì?

(Văn học Ấn Độ thời kì này phát triển hết sức phong phú, đa dạng một phần là do chữ Phạn đạt đến sự hoàn chỉnh, trở thành ngôn ngữ - văn tự sáng tác văn thơ. Nội dung của các tác phẩm văn học hết sức phong phú với những bộ kinh, thơ ca lịch sử, truyện thần thoại khổng lồ,... Tuy chịu ảnh hưởng của tôn giáo, nhưng vẫn thể hiện chủ nghĩa nhân đạo cao cả, miêu tả con người với cuộc sống nội tâm của nó, ca ngợi tình yêu lứa đôi, chống lại lễ giáo khắt khe).

- GV cho HS liên hệ với nước ta: Ở Việt Nam, có những tôn giáo nào ảnh hưởng từ tôn giáo Ấn Độ?

(Phật giáo, Hin-đu giáo, Thiên chúa giáo).

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS làm việc theo cặp, yêu cầu HS đọc thông tin, kết hợp quan sát Hình 9.2 và mục Em có biết, tìm hiểu về tôn giáo, chữ viết và văn học của Ấn Độ thời phong kiến.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày những nét chính về một số thành tựu tiêu biểu về tôn giáo, chữ viết và văn hóa Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX.

 - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4 : Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức, kết luận: Thành tựu văn hóa của Ấn Độ trên các lĩnh vực tôn giáo, chữ viết và văn học được định hình thời kì Gúp-ta, trải qua nhiều triều đại và có nhiều ảnh hưởng ra bên ngoài.  

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Tìm hiểu về tôn giáo, chữ viết và văn học

- Về tôn giáo:

+ Là quê hương của nhiều tôn giáo lớn, như Ấn Độ giáo, Phật giáo, Giai-na giá

+ Là nơi Hồi giáo, Thiên Chúa giáo được truyền bá rộng rãi.

à Tôn giáo gắn bó mật thiết với cuộc sống của người dân Ấn Độ.

- Về chữ viết:

+ Chữ Phạn có từ thời cổ đại đã đạt đến mức hoàn thiện, được sử dụng phổ biến trong sáng tác văn học.

+ Chữ Phạn trở thành cơ sở để sáng tạo ra nhiều loại chữ viết khác.

- Về văn học:

+ Chịu ảnh hưởng của tôn giáo, gồm nhiều thể loại: thơ ca, kịch, truyện thần thoại....

+ Tiêu biểu là tác giả Ca-li-đa-xa (thời kì Gúp-ta) với hai tác phẩm bất hủ: khúc bị ca Sứ mây và vở kịch Sơ-cun-tơ-la.

 

 

 

-------------------------Còn tiếp---------------------------

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 cánh diều bài 9: Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết)

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án lịch sử 7 cánh diều mới, soạn giáo án lịch sử 7 mới cánh diều bài Văn hóa ấn độ thời phong kiến (1 tiết), giáo án soạn mới lịch sử 7 cánh diều

Soạn mới giáo án Lịch sử 7 cánh diều


Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay