Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 2) bài 1: Vẽ và cách điệu hoa lá

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) bài Vẽ và cách điệu hoa lá. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

CHỦ ĐỀ 1. SÁNG TẠO TỪ THIÊN NHIÊN

BÀI 1: VẼ VÀ CÁCH ĐIỆU HOA LÁ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được vẻ đẹp của hoa lá ngoài thiên nhiên và hiểu được tính tượng trưng, biểu tượng của một số loài hoa.
  • Biết chép và chuyển thể hoa lá thành họa tiết cách điệu mang tính trang trí.
  • Biết sử dụng họa tiết hoa lá cahs điệu để trang trí SPMT
  • Có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường xanh, sạch, đẹp.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: biết quan sát và cảm nhận được vẻ đẹp của thiên nhiên, giá trị của hoa lá trong tự nhiên với đời sống và trong các SPMT; nắm được những hình dáng mang nét đặc trưng của hoa lá; ghi nhớ, cảm thụ vẻ đẹp từ hình ảnh, màu sắc, sự chuyển động của hoa lá trong tự nhiên.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: thực hiện được bài vẽ hoa lá, cách điệu hoa lá và vận dụng vào trang trí một SPMT; nhận thức được sự khác biệt giữa hình ảnh thực của hoa lá trong tự nhiên với hình được thể hiện trong SPMT.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của họa tiết hoa lá và thấy được tính ứng dụng của hoa lá cách điệu vận dụng trong trang trí SPMT; nêu được hướng phát triển vận dụng nhiều chất liệu vào SPMT; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • - Góp phần bồi dưỡng tinh thần yêu nước và nhân ái.
  • - Đức tính chăm chỉ, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Phương pháp dạy học
  • - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
  • - Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu:
  2. a. Đối với giáo viên
  • SGK, SGV Mĩ thuật 8 – bản 2.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số tác phẩm của một họa sĩ có tính tượng trưng, tính biểu tượng.
  • Bài vẽ hoa lá và SPMT liên quan đến chủ đề.
  • Mẫu vẽ hoa lá và mẫu khăn có họa tiết trang trí.
  1. b. Đối với học sinh
  • SGK, SBT Mĩ thuật 8 bản 2.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,...
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Cảm nhận đầu tiên của HS về vẽ và cách điệu hoa lá trong mĩ thuật.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát bức tranh dưới đây và trả lời câu hỏi:

Em hãy nhận xét về sự thay đổi của cách vẽ hoa dâm bụt.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Hoa dâm bụt được vẽ bằng nhiều kiểu dáng khác nhau. Mỗi một kiểu vẽ tạo nên một hình dáng độc đáo.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Nghệ thuật vẽ cách điệu hoa lá là một kỹ năng tuyệt vời để tạo ra những bức tranh trang trí độc đáo và ấn tượng. Bằng cách học và áp dụng các phương pháp cách điệu thực vật, có thể tạo ra những bức tranh hoa lá cực kỳ bắt mắt, đem lại sự mới mẻ và tươi sáng, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 1: Vẽ và cách điệu hoa lá.

 

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Quan sát và nhận thức

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được vẻ đẹp của hoa lá trong thiên nhiên đối với cuộc sống và hình ảnh hóa lá trong SPMT.
  2. Nội dung:

- HS quan sát các ảnh chụp hoa lá trong SGK, qua đó, cảm nhận được vẻ đẹp của họa tiết hoa lá và xây dựng được ý tưởng thể hiện SPMT của mình.

- GV hướng dẫn HS quan sát và định hướng cho HS thông qua các gợi ý trong SGK, tr.6, 7.

  1. Sản phẩm học tập: HS hình thành được ý tưởng thể hiện vẽ và cách điệu hoa lá.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các tranh ảnh – SGK tr.6, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ: Em hãy thảo luận về:

+ Đặc điểm về màu sắc và hình dáng.

+ Tính tượng trưng và biểu tượng của một số loài hoa mà em biết.

- GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát tranh ảnh – SGK tr.7 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi:

Hình dáng, màu sắc của hoa lá chuyển thể qua các bước như thế nào.

+ Sự giống và khác nhau giữa hoa lá thật và hoa lá đã cách điệu.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình – SGK tr.6, 7, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về đặc điểm về màu sắc, hoa lá.

* Nhận xét tranh vẽ - SGK tr.6:

+ Màu sắc: tím, vàng,...

+ Hình dáng: hoa cụp, hoa xòe,...

* Nhận xét tranh vẽ - SGK tr.7:

+ Hình dáng, màu sắc của hoa lá được chuyển thể từ vẽ hoa lá bằng chì đến cách điệu hoa lá bằng màu gouache.

+ Giống nhau: hình dáng.

+ Khác nhau: màu sắc.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Quan sát và nhận thức

Cách điệu hoa lá là phương pháp chắt lọc hình, nét, mảng, màu sắc,... hình ảnh hoa lá trong cuộc sống thành các hình tượng mang tính trang trí trong nghệ thuật.

----------------Còn tiếp-----------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 2) bài 1: Vẽ và cách điệu hoa lá

TẢI GIÁO ÁN WORD BẢN ĐẦY ĐỦ:

  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.
  • Giáo án tải về là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa nếu muốn
  • Tất cả các bài đều soạn đầy đủ nội dung và theo đúng mẫu ở trên

THỜI GIAN BÀN GIAO GIÁO ÁN:

  • Nhận đủ cả năm ngay và luôn

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Phí giáo án: 300k/kì - 350k/cả năm

=> Tặng kèm nhiều tài liệu tham khảo khi mua giáo án:

  • Đề thi 
  • Trắc nghiệm

CÁCH ĐẶT: 

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB (QR)
  • Bước 2: Nhắn tin tới Zalo Fidutech - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) bài Vẽ và cách điệu hoa lá, giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2)

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay