Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 2) bài 8: Trường phái Biểu hiện và Lập thể

Soạn mới Giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) bài Trường phái Biểu hiện và Lập thể. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Web tương tự: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

Ngày soạn:…/…/…

Ngày dạy:…/…/…

 

BÀI 8: TRƯỜNG PHÁI BIỂU HIỆN VÀ LẬP THỂ

(2 tiết)

 

  1. MỤC TIÊU
  2. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

  • Hiểu được đặc điểm của trường phái Biểu hiện và Lập thể.
  • Biết được một số hình thức sáng tạo của trường phái Biểu hiện và Lập thể.
  • Vận dụng được cách thể hiện của trường phái Lập thể (hoặc Biểu hiện) trong thực hành sáng tạo.
  • Trình bày được quan điểm về sản phẩm, tác phẩm mĩ thuật.
  1. Năng lực:

Năng lực chung:

  • Năng lực tự chủ và tự học: Biết chuẩn bị đồ dùng, vật liệu để học tập và hoàn thiện bài thực hành.
  • Năng lực giao tiếp và hợp tác: Biết trao đổi, thảo luận trong quá trình học, thực hành, trưng bày chia sẻ nhận xét sản phẩm.
  • Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Biết dùng vật liệu và công cụ, họa phẩm để thực hành tạo SPMT.

Năng lực riêng:

  • Quan sát và nhận thức thẩm mĩ: Biết quan sát và cảm nhận được các tác phẩm tiêu biểu thuộc trường phái Biểu hiện và Lập thể; nắm bắt được những đặc điểm, tính chất của phong cách tạo hình tiêu biểu trong nghệ thuật hiện đại phương Tây.
  • Sáng tạo và ứng dụng mĩ thuật: Thực hiện được một SPMT theo phong cách nghệ thuật hiện đại phương Tây qua cảm nhận của cá nhân bằng các yếu tố tạo hình: đường nét, hình khối, màu sắc,... trong SPMT; biết và phân tích được một số nguyên lí tạo hình được sử dụng trong bài thực hành của bạn, qua đó, cảm thụ được vẻ đẹp của thiên nhiên, cuộc sống.
  • Phân tích và đánh giá thẩm mĩ: Biết trưng bày, phân tích, nhận xét, đánh giá vẻ đẹp của sản phẩm; nêu được hướng phát triển mở rộng cho sản phẩm bằng nhiều chất liệu; biết phân tích những giá trị thẩm mĩ trên sản phẩm của cá nhân và nhóm.
  1. Phẩm chất
  • - Tình yêu thiên nhiên, cuộc sống và có ý thức bảo vệ môi trường.
  • - Thương yêu, trung thực, trách nhiệm.
  1. PHƯƠNG PHÁP, THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
  2. Phương pháp dạy học
  • - Phương pháp: thuyết trình, vấn đáp, gợi mở, trực quan, thực hành sáng tạo, thảo luận nhóm, luyện tập, đánh giá.
  • - Hình thức tổ chức: hướng dẫn thực hành hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm.
  1. Thiết bị dạy học và học liệu:
  2. Đối với giáo viên
  • SHS, SGV Mĩ thuật 8 – bản 2.
  • Máy tính, máy chiếu.
  • Một số phiên bản tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện và Lập thể.
  1. Đối với học sinh
  • SHS, SBT Mĩ thuật 8 bản 2.
  • Đồ dùng học tập, giấy vẽ, giấy bìa, màu vẽ, bút vẽ,...
  • Sưu tầm tranh, ảnh liên quan đến bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

  1. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
  2. Mục tiêu: Gợi mở, kích thích HS mong muốn tìm hiểu về các nội dung mới, lí thú của bài học.
  3. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin và trả lời câu hỏi.
  4. Sản phẩm học tập: Cảm nhận đầu tiên của HS về trường phái Biểu hiện và Lập thể.
  5. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát ảnh dưới đây và trả lời câu hỏi:

The Scream – Edvard Munch

+ Bức tranh gợi ra khung cảnh gì?

+ Em hãy nêu cảm nhận về bức tranh trên?

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS quan sát hình ảnh và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trả lời câu hỏi:

+ Bức tranh gợi ra khung cảnh một chủ thể con người đang kêu thét thất thanh trong màn đêm u tối, vô vọng.

+ Màu sắc chủ yếu là màu tối nên tạo cảm xúc buồn, hiu quạnh, bất lực của cong người trong không gian rộng lớn kia.

- GV mời HS khác lắng nghe, nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trường phái Biểu hiện và Lập thể là hai phong trào nghệ thuật xuất hiện và phát triển ở Châu Âu vào đầu thế kỉ XX. Để tìm hiểu rõ hơn đặc điểm và sự phát triển của hai trường phái này, chúng ta cùng đến với bài hôm nay – Bài 8: Trường phái Biểu hiện và Lập thể.

  1. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động: Quan sát và nhận thức

  1. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS nhận biết được đặc điểm, phong cách sáng tạo của trường phái Biểu hiện và Lập thể qua quan sát các tác phẩm thuộc 2 trường phái này.
  2. Nội dung:

- GV cho HS quan sát các tác phẩm thuộc trường phái Biểu hiện, Lập thể SHS tr.34-35 và thực hiện nhiệm vụ.

- HS tìm hiểu cách vận dụng phong cách trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện.

- GV hướng dẫn HS quan sát, đặt câu hỏi định hướng về những nội dung liên quan đến chủ đề trong SHS tr.34-35.

  1. Sản phẩm học tập: HS nhận thức, có kiến thức về đặc điểm tạo hình trong phong cách trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện vào bài thực hành sáng tạo. Từ đó, hình thành ý tưởng thể hiện SPMT vận dụng phong cách trường phái Lập thể hoặc Biểu hiện.
  2. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS quan sát các hình ảnh – SHS tr.34, thảo luận nhóm và thực hiện nhiệm vụ:

Em hãy cho biết:

+ Màu sắc, hình thể sự vật trong tác phẩm.

+ Không gian và bút pháp.

+ Cảm xúc khi quan sát tác phẩm.

- GV giữ nguyên nhóm, yêu cầu HS quan sát hình ảnh – SHS tr.35 và tiếp tục đặt thêm câu hỏi:

 

+ Hình thể, diện mảng, nét của sự vật.

+ Khối và không gian.

+ So sánh phong cách tạo hình với trường phái biểu hiện.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin, quan sát Hình – SHS tr.34, 35, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày câu trả lời:

* Nhận xét hình ảnh- SHS tr.34:

Hình 1: màu sắc tối, thể hiện sự buồn.

Hình 2: màu sắc sáng, thể hiện sự tươi tốt của cây cối.

* Nhận xét hình ảnh - SHS tr.35:

 

Quan sát và nhận thức

* Trường phái Biểu hiện:

- Nguồn gốc: Bắt nguồn ở Đức đầu thế kỉ XX, đề cao những suy nghĩ, cảm xúc nội tâm và thể hiện sự chống đối với thực tại.

- Họa sĩ tiêu biểu: Edvard Munch, Emst Ludwig Kirchner, Emil Nolde, Franz Marc,...

* Trường phái Lập thể:

- Chia thành 3 giai đoạn:

+ Lập thể chịu ảnh hưởng của Cézance (1907 – 1909).

+ Chủ nghĩa Lập thể Phân tích (1909 – 1912).

+ Chủ nghĩa Lập thể Tổng hợp (1912 - 1914).

- Đặc điểm:

+ Từ bỏ khái niệm về hình khối và không gian phối cảnh.

+ Nghệ sĩ phân tích đối tượng dưới nhiều góc nhìn khác nhau trong cùng một thời điểm, hình thức đối tượng vì thế bị phá vỡ thành những diện, mảng, hình mang tính kỉ hà; sự vật cũng được nhìn song song trên cả hai phương diện không gian và thời gìn.

+ Hình thức biểu hiện của trường phái Lập thể đa dạng gồm hội họa, đồ họa (bản in), điêu khắc, tranh cắt dán đa chất liệu).

---------------Còn tiếp--------------

Soạn mới giáo án Mĩ thuật 8 CTST (bản 2) bài 8: Trường phái Biểu hiện và Lập thể

Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác


Từ khóa tìm kiếm: giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) mới, soạn giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2) bài Trường phái Biểu hiện và Lập thể, giáo án mĩ thuật 8 chân trời (bản 2)

Copyright @2024 - Designed by baivan.net

Chat hỗ trợ
Chat ngay