Soạn mới giáo án Tin học 7 CTST bài 6: Văn Hóa Ứng Xử Qua Phương Tiện Truyền Thông Số

Soạn mới Giáo án tin học 7 chân trời sáng tạo bài Văn Hóa Ứng Xử Qua Phương Tiện Truyền Thông Số. Đây là bài soạn mới nhất theo mẫu công văn 5512. Giáo án soạn chi tiết, đầy đủ, trình bày khoa học. Tài liệu có bản word tải về. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích để thầy cô tham khảo và nâng cao chất lượng giảng dạy. Mời thầy cô và các bạn kéo xuống tham khảo

Cùng hệ thống với: Kenhgiaovien.com - tech12h.com - Zalo hỗ trợ: Fidutech - nhấn vào đây

Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm

CHỦ ĐỀ 3: ĐẠO ĐỨC, PHÁP LUẬT VÀ VĂN HÓA TRONG MÔI TRƯỜNG SỐ

BÀI 6: VĂN HÓA ỨNG XỬ QUA PHƯƠNG TIỆN TRUYỀN THÔNG SỐ

(2 tiết)

 

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu

Sau bài học này, HS sẽ:

-       Thực hiện được giao tiếp qua mạng một cách lịch sự, có văn hóa.

-       Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi.

-       Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn đáng tin cậy khi gặp mâu thuẫn, xung đột, bị bắt nạt trên mạng.

-       Nêu được một số ví dụ về truy cập thông tin không hợp lệ.

-       Biết được tác hại của bệnh nghiện Internet, từ đó có ý thức phòng tránh.

2. Năng lực

-       Năng lực chung:

●       Tự chủ và tự học: biết lắng nghe và chia sẻ ý kiến cá nhân với bạn, nhóm và GV. Tích cực tham gia các hoạt động trong lớp.

●       Giao tiếp và hợp tác: có thói quen trao đổi, giúp đỡ nhau trong học tập; biết cùng nhau hoàn thành nhiệm vụ học tập theo sự hướng dẫn của thầy cô.

●       Giải quyết vấn đề và sáng tạo: biết phối hợp với bạn bè khi làm việc nhóm, có sáng tạo khi tham gia các hoạt động tin học.

-       Năng lực tin học:

●       Biết quy tắc ứng xử khi giao tiếp qua mạng.

●       Biết cách tìm sự giúp đỡ khi gặp những xung đột trên mạng.

●       Biết được tác hại và cách phòng tránh của bệnh nghiện Internet

3. Phẩm chất

-       Có ý thức đối với việc sử dụng thông tin và ứng xử giao tiếp trên mạng có văn hóa, lịch sự.

-       Tránh sử dụng thông tin vào mục đích sai trái.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Đối với giáo viên

-       SGK, SGV, SBT Tin học 7.

-       Máy tính và máy chiếu (nếu có)

2. Đối với học sinh

-       SGK, SBT Tin học 7.

-       Đọc và tìm hiểu trước Bài 6.

-       HS tìm hiểu, sưu tầm ví dụ thực tiễn về những hành vi, ứng xử giao tiếp trên mạng dẫn đến hiểu lầm, xung đột.

III. PHÂN BỐ THỜI LƯỢNG

-       Tiết 1: phần Khởi động và mục 1, 2 phần Khám phá.

-       Tiết 2: mục 3 phần Khám phá và phần Luyện tập và Vận dụng.

IV. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

TIẾT 1:

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: HS biết được những lợi ích và hạn chế của việc giao tiếp và trao đổi thông tin qua Internet.

b. Nội dung: GV nêu nhiệm vụ; HS đọc SGK, thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: Câu trả lời của HS về những lợi ích và hạn chế của trao đổi thông tin qua Internet.

d. Tổ chức thực hiện:

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV chia lớp thành 2 nhóm:

+ Nhóm 1: Thảo luận để đưa ra những lợi ích của giao tiếp qua mạng.

+ Nhóm 2: Thảo luận để đưa ra những hạn chế, rủi ro khi giao tiếp qua mạng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS thảo luận nhóm và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, hỗ trợ HS (nếu cần thiết).

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện 1-2 HS trả lời câu hỏi:

+ Những lợi ích của giao tiếp qua mạng:

• Sử dụng các phương tiện trên Internet giúp dễ dàng trao đổi tài liệu, kinh nghiệm học tập.

• Giao lưu, kết bạn.

• Kết nối, hòa nhập với quốc tế.

• Kết nối bạn bè, gia đình, cộng đồng

+ Những hạn chế, rủi ro khi giao tiếp qua mạng:

• Lừa đảo.

• Thông tin giả mạo, sai sự thật.

• Những bình luận thiếu văn hóa, xúc phạm, đe dọa, bắt nạt,…

- GV mời HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Để tìm hiểu rõ hơn những lợi ích và tác hại của giao tiếp qua mạng, giao tiếp qua mạng như thế nào là văn hóa, lịch sự, chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu bài học ngày hôm nay – Bài 6: Văn hóa ứng xử qua phương tiện truyền thông số

 

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC

Hoạt động 1: Giao tiếp qua mạng

a. Mục tiêu: Thông qua hoạt động, HS biết:

- Thực hiện được giao tiếp qua mạng một cách lịch sự, có văn hóa.

- Nêu được cách ứng xử hợp lí khi gặp thông tin xấu, không phù hợp lứa tuổi.

- Biết tìm đến sự giúp đỡ, tư vấn của người lớn đáng tin cậy khi gặp mâu thuẫn, xung đột, bị bắt nạt trên mạng.

b. Nội dung: GV trình bày vấn đề; HS đọc thông tin SGK tr.28, 29, quan sát Hình 1 và Hình 2, trả lời câu hỏi.

c. Sản phẩm học tập: HS nêu một số điều cần lưu ý khi giao tiếp qua mạng.

d. Tổ chức hoạt động:

HOẠT ĐỘNG CỦA GIÁO VIÊN – HỌC SINH

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập

- GV yêu cầu HS đọc thông tin trong SGK – tr.28 và trả lời câu hỏi: Em hãy tìm hiểu về đặc điểm của giao tiếp qua mạng.

- GV nhấn mạnh:

+ Khi giao tiếp qua mạng (đặc biệt là mạng xã hội), ta có thể không biết tất cả những người đang trao đổi thông tin với mình và ngược lại.

+ Mối quan hệ khi giao tiếp trên môi trường mạng thường đa dạng, phức tạp, khó kiểm soát hơn.

+ Cộng đồng mạng gồm nhiều đối tượng, thành phần, sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, quan điểm, lứa tuổi,…

→ Cần phải có những biện pháp để giao tiếp trên mạng một cách an toàn, lành mạnh, ứng xử lịch sự.

- GV yêu cầu HS đọc các điều lưu ý từ a đến e trong SGK – tr.28, 29 và ghi vào vở.

A picture containing diagram

Description automatically generated

- GV yêu cầu HS thảo luận nhóm đôi và trả lời câu hỏi:

Bài tập 1. Theo em, khi giao tiếp qua mạng, nên hay không nên thực hiện những việc nào dưới đây?

A. Sử dụng họ, tên thật của bản thân.

B. Tìm hiểu quy định của nhà cung cấp trước khi đăng kí dịch vụ.

C. Bảo mật thông tin tài khoản cá nhân.

D. Chia sẻ những thông tin từ nguồn chính thống, tích cực.

E. A dua theo đám đông khi nhận xét.

G. Dùng tiếng Việt không dấu, từ lóng, tiếng lóng, nói tắt, viết tắt.

H. Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy khi bị mất quyền kiểm soát tài khoản mạng.

I. Chia sẻ thông tin cá nhân, bài viết của người khác khi chưa được phép.

K. Nói tục, chửi bậy, kì thị, phỉ báng, xúc phạm người khác.

L. Thể hiện lịch sự, văn minh, lễ phép thân thiện.

Bài tập 2. Khi bị bắt nạt trên mạng em sẽ làm gì?

A. Nhờ bố mẹ, thầy cô hỗ trợ giải quyết.

B. Nhờ bạn giúp đỡ đe dọa lại người bắt nạt mình.

C. Xúc phạm người bắt nạt mình.

D. Âm thầm chịu đựng.

- GV mở rộng kiến thức:

+ Một số dấu hiệu bắt nạt trên mạng như: đe dọa bằng tin nhắn, hình ảnh, video, âm thanh,…nhằm dọa nạt, tống tiền hoặc bị sai khiến làm những việc vi phạm đạo đức, pháp luật,…

+ Khi em trót mắc lỗi thì cứ mạnh dạn trình bày với người lớn (bố mẹ, thầy cô) để tìm hướng giúp đỡ giải quyết. Nếu không dễ bị kẻ xấu lợi dụng dẫn đến sự việc tồi tệ hơn.

+ Em cần chụp ảnh tin nhắn hoặc ghi lại lời nói của kẻ xấu để làm bằng chứng.

+ Không kết bạn một cách bừa bãi.

+ Không hẹn gặp trực tiếp người không tin cậy ở nơi vắng vẻ, dễ bị cô lập, khó tìm người trợ giúp.

- GV chốt lại kiến thức:

+ Cần thể hiện là người có văn hóa, lịch sự khi giao tiếp qua mạng.

+ Nhờ sự hỗ trợ của người lớn đáng tin cậy, cơ quan chức năng khi bị bắt nạt qua mạng.

Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập

- HS đọc thông tin SGK tr.28, 29, quan sát Hình 1 và Hình 2, thảo luận cặp đôi và trả lời câu hỏi.

- GV hướng dẫn, theo dõi, hỗ trợ HS nếu cần thiết.

Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận

- GV mời đại diện HS trình bày về:

+ Đặc điểm của giao tiếp qua mạng.

+ Một số lưu ý cần thực hiện để giao tiếp an toàn, lành mạnh qua mạng.

- GV mời đại diện HS khác nhận xét, bổ sung.

Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập

- GV đánh giá, nhận xét, chuẩn kiến thức và kết luận

- GV chuyển sang nội dung mới.

1. Giao tiếp qua mạng

* Hoạt động 1: Đọc (và quan sát)

- Đặc điểm của giao tiếp qua mạng:

+ Ta có thể không biết tất cả những người đang trao đổi thông tin với mình và ngược lại khi giao tiếp qua mạng.

+ Các mối quan hệ trên mạng thường có phạm vi rộng, đa dạng, phức tạp và khó kiểm soát hơn.

+ Cộng đồng trực tuyến gồm nhiều đối tượng, thành phần với sự đa dạng về văn hóa, phong tục, tập quán, quan điểm, lứa tuổi.

- Một số điều cần lưu ý để tạo thói quen giao tiếp qua mạng một cách an toàn, lành mạnh, ứng xử lịch sự:

+ Tìm hiểu và tuân thủ các quy định khi đăng kí, sử dụng kênh trao đổi thông tin trên Internet.

+ Thực hiện hành vi, ứng xử trên mạng phù hợp với các giá trị đạo đức, văn hóa, truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam.

+ Chấp hành các quy định và hướng dẫn về bảo vệ an toàn và bảo mật thông tin trên mạng.

+ Cung cấp, chia sẻ thông tin một cách có trách nhiệm.

+ Khi gặp mâu thuẫn, xung đột, hay bị xúc phạm, bắt nạt, đe dọa trên mạng, hãy chia sẻ, nhờ sự giúp đỡ, tư vấn để giải quyết từ người lớn đáng tin cậy.

* Hoạt động 2: Làm

Bài tập 1.

- Những việc nên làm là: A, B, C, D, H, L.

- Những việc không nên làm là: E, G, I, K.

Bài tập 2. Đáp án A

* Hoạt động 3: Ghi nhớ - SGK tr.30

 

----------------- Còn tiếp -----------------

Soạn mới giáo án Tin học 7 CTST bài 6: Văn Hóa Ứng Xử Qua Phương Tiện Truyền Thông Số

MỘT VÀI THÔNG TIN

  • Giáo án gửi là giáo án bản word, dễ dàng chỉnh sửa theo yêu cầu của địa phương
  • Font chữ: Time New Roman, trình bày rõ ràng, khoa học.

PHÍ GIÁO ÁN:

  • Giáo án word: 250k/học kì - 300k/cả năm
  • Giáo án Powerpoint: 300k/học kì - 400k/cả năm
  • Trọn bộ word + PPT: 400k/học kì - 450k/cả năm

=> Lúc đặt nhận đủ giáo án ngay và luôn

CÁCH ĐẶT:

  • Bước 1: gửi phí vào tk: 10711017 - Chu Văn Trí - Ngân hàng ACB
  • Bước 2: Click vào đây để nhắn tin Zalo thông báo và nhận giáo án

Từ khóa tìm kiếm: giáo án tin học 7 CTST mới, soạn giáo án tin học 7 mới chân trời bài Văn Hóa Ứng Xử Qua Phương Tiện Truyền Thông Số, giáo án soạn mới tin học 7 chân trời

Soạn mới giáo án Tin học 7 chân trời


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com

Chat hỗ trợ
Chat ngay