Rõ nét về file powerpoint trình chiếu. => Xem thêm
Ngày soạn:…/…/…
Ngày dạy:…/…/…
BÀI 3: NGUỒN ĐIỆN, NĂNG LƯỢNG ĐIỆN VÀ CÔNG SUẤT ĐIỆN
MỤC TIÊU
Kiến thức
Năng lực
Năng lực chung:
Năng lực vật lí:
Phẩm chất
THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU:
Đối với giáo viên
Đối với học sinh:
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG
Tổ chức thực hiện:
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập:
- GV chiếu hình ảnh pin giúp duy trì dòng điện trong điện thoại (hình 3.1) cho HS quan sát.
- GV đặt câu hỏi yêu cầu HS thảo luận: Vì sao lại như vậy? Làm thế nào để duy trì được dòng điện tích dịch chuyển có hướng qua một vật dẫn?
Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập
- HS thảo luận và đưa ra câu trả lời.
Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận
- GV mời 1 – 2 bạn ngẫu nhiên đứng dậy trình bày suy nghĩ của mình.
Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập
- GV tiếp nhận câu trả lời dẫn dắt HS vào bài: Để trả lời câu hỏi này chúng ta vào bài học ngày hôm nay: Bài 3. Nguồn điện, năng lượng điện và công suất điện.
HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC
Hoạt động 1. Định nghĩa suất điện động
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập: - GV trình bày về sự di chuyển của electron thành dòng qua mạch ngoài và nguồn điện. - GV chiếu hình ảnh người thực hiện công làm cho các quả bóng chuyển động liên tục (hình 3.2b). Tương tự như vậy, nguồn điện thực hiện công lên hạt tải điện để duy trì dòng điện trong mạch (hình 3.2a) cho HS quan sát. - GV đặt câu hỏi: + Trong nguồn điện, các hạt tích điện dương chuyển động như thế nào? + Công của nguồn điện có tác dụng gì? - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 1 (SGK – tr98) Một đèn mắc nối tiếp với một pin như Hình 3.3. Nêu sự biến đổi năng lượng xảy ra trong pin và trong đèn khi đóng khóa K. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và tìm hiểu về định nghĩa suất điện động, biểu thức và đơn vị của suất điện động. - GV yêu cầu HS trả lời nội dung Câu hỏi 2 (SGK – tr98) Từ biểu thức 3.1, chứng minh suất điện động có cùng đơn vị với hiệu điện thế. - Sau khi HS trả lời, GV kết luận về định nghĩa suất điện động. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. NGUỒN ĐIỆN 1. Suất điện động của nguồn điện - Để duy trì dòng điện tích dịch chuyển có hướng qua một vật dẫn, cần tạo ra và duy trì giữa hai đầu của nó một hiệu điện thế. - Trong nguồn điện, các hạt điện tích dương chuyển động từ nơi có điện thế thấp (ở cực âm) đến nơi có điện thế cao hơn (ở cực dương). - Công của nguồn điện chuyển thành năng lượng điện trong mạch. =>Trả lời Câu hỏi 1 (SGK – tr98) Trong pin, hóa năng chuyển hóa thành điện năng. Trong bóng đèn, điện năng chuyển hóa thành quang năng và nhiệt năng. =>Kết luận - Suất điện động của nguồn điện là đại lượng đặc trưng cho khả năng thực hiện công của nguồn điện, được đo bằng thương số giữa công A do nguồn điện thực hiện làm dịch chuyển một điện tích dương q bên trong nguồn điện từ cực âm đến cực dương và độ lớn của điện tích đó. =Aq Đơn vị của suất điện động là vôn (V). - Nói cách khác, suất điện động được xác định bằng công của nguồn điện tích dịch chuyển một điện tích đơn vị theo một vòng kín của mạch điện. =>Trả lời Câu hỏi 2 (SGK – tr98) Từ (3.1) suy ra đơn vị của suất điện động là J/C. Ở chủ đề trước, khi đề cập đến hiệu điện thế, HS đã biết 1 V = 1 J/C. Như vậy, suất điện động có cùng đơn vị với hiệu điện thế. |
Hoạt động 2. Tìm hiểu ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn
Mục tiêu: HS nêu được ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn.
Nội dung: GV cho HS thảo luận và nêu được mối liên hệ giữa , r và R.
Sản phẩm học tập: HS thực hiện được yêu cầu GV đưa ra để nêu được mối liên hệ giữa , r và R.
Tổ chức thực hiện:
HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS | DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: GV chuyển giao nhiệm vụ học tập - GV chiếu hình ảnh và giới thiệu về sơ đồ mạch điện để tìm hiểu mối liên hệ giữa , r và R (hình 3.4). - GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK và tìm hiểu về khái niệm điện trở trong của nguồn. - GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr99) để tìm hiểu về các loại nguồn điện khác nhau. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung Câu hỏi 3 (SGK – tr99) Nối mỗi cực của một pin với mỗi cực của một vôn kế có điện trở rất lớn. Số chỉ của vôn kế có ý nghĩa gì? - GV nêu biểu thức liên hệ giữa điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi, nghiên cứu SGK và trả lời nội dung sau: + Câu hỏi 4 (SGK – tr100): Mô tả ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. + Câu hỏi 5 (SGK – tr100): Trong trường hợp nào, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện bằng suất điện động của nó? - GV yêu cầu HS đọc nội dung Bạn có biết (SGK – tr100) để tìm hiểu về cá chình điện. - GV yêu cầu HS thảo luận theo nhóm đôi và trả lời nội dung Tìm hiểu thêm (SGK – tr100) Bạn hãy tìm hiểu thêm tại sao cá chình không chết vì dòng điện mà nó phóng ra và đi qua chính nó. - Sau khi HS trả lời câu hỏi, GV kết luận về ảnh hưởng của điện trở trong của nguồn điện lên hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn. Bước 2: HS thực hiện nhiệm vụ học tập - HS đọc thông tin SGK, thảo luận trả lời các câu hỏi mà GV đưa ra. Bước 3: Báo cáo kết quả hoạt động và thảo luận - GV mời đại diện HS trả lời, đưa ra ý kiến của bản thân. - GV mời HS khác nhận xét, bổ sung. Bước 4: Đánh giá kết quả, thực hiện nhiệm vụ học tập - GV đánh giá, nhận xét, tổng kết và chuyển sang nội dung mới. | I. NGUỒN ĐIỆN 3. Điện trở trong và hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện - Mỗi nguồn điện được đặc trưng bằng suất điện động và điện trở trong r của nó. =>Trả lời Câu hỏi 3 (SGK – tr99) Do vôn kế có điện trở rất lớn nên dòng điện gần như bằng 0. Vì thế, số chỉ vôn kế chỉ giá trị suất điện động của pin. =>Kết luận - Năng lượng của nguồn điện chuyển thành năng lượng điện tiêu thụ ở điện trở R và r. Do năng lượng bảo toàn nên ta có: = UR + Ur suy ra: UR = – Ur (IR = – Ir) =>Trả lời Câu hỏi 4 (SGK – tr100) - Điện trở trong của nguồn điện càng lớn thì độ giảm điện thế này càng lớn, hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn càng nhỏ. =>Trả lời Câu hỏi 5 (SGK – tr100) Hiệu điện thế giữa hai cực của nguồn điện UR bằng suất điện động của nó khi Ur = Ir = – UR = 0. Nghĩa là, khi không có dòng điện chạy qua nguồn hoặc điện trở trong của nguồn rất nhỏ, coi như bằng 0. =>Trả lời Tìm hiểu thêm (SGK – tr100) - Thứ nhất là cấu tạo cơ thể hợp lí. - Thứ hai là dòng điện không đủ lâu để giết cá chình. - Cuối cùng là khả năng đặc biệt nhất là uốn mình theo những hướng nhất định. |
Hoạt động 3. So sánh suất điện động và hiệu điện thế
Mục tiêu: HS so sánh được sự giống và khác nhau của suất điện động và hiệu điện thế.
Nội dung: GV cho HS thảo luận và so sánh được suất điện động và hiệu điện thế.
Sản phẩm học tập: HS thực hiện được yêu cầu GV đưa ra để so sánh suất điện động và hiệu điện thế.
Tổ chức thực hiện
....
Nâng cấp lên tài khoản VIP để tải tài liệu và dùng thêm được nhiều tiện ích khác