Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 kết nối bài 1: Biết ơn người lao động

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 1: Biết ơn người lao động. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 1. BIẾT ƠN NGƯỜI LAO ĐỘNG

I. KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Nghe bài hát bài “Lớn lên em làm gì” (Sáng tác: Trần Hữu Pháp). Có những nghề gì được nhắc tới trong bài hát?

Đáp án:

Sau khi nghe bài hát “Lớn lên em làm gì”, em nhận thấy bài hát đã nhắc tới những nghề sau: công nhân, nông dân, lái tàu và kỹ sư.

II. KHÁM PHÁ 

1. Tìm hiểu những đóng góp của người lao động 

Câu hỏi: Đọc bài thơ và trả lời câu hỏi: 

Tiếng chổi tre

  • Việc làm của chị Lao công giúp ích gì cho cuộc sống của chúng ta? 

  • Hãy kể thêm một số công việc của người lao động khác mà em biết. Những công việc đó có đóng góp gì cho xã hội? 

Đáp án:

- Theo em, việc làm của chị lao công đã giúp chúng ta có được đường phố xanh, sạch và đẹp, từ đó làm cho môi trường xung quanh chúng ta trở nên trong sạch và vệ sinh hơn.

- Một số công việc của người lao động mà em biết là: xây nhà; trồng cây lương thực, thực phẩm; chăn nuôi gia súc, gia cầm; đánh bắt cá; may mặc… Tất cả những công việc ấy giúp ích rất nhiều cho cuộc sống của mỗi chúng ta, đáp ứng những nhu cầu cơ bản và sinh sống hàng ngày như cung cấp thực phẩm, nơi ở và các nguồn tài nguyên quan trọng khác.

2. Khám phá vì sao phải biết ơn người lao động 

Câu hỏi: 

Khám phá

  • Những sản phẩm đó cần thiết cho cuộc sống của chúng ta như thế nào?  

  • Nêu nhận biết của em về công sức của người lao động khi làm ra các sản phẩm đó? 

  • Theo em, vì sao chúng ta phải biết ơn người lao động?

Đáp án:

-  Những sản phẩm trong hình ảnh là: đồ ăn, quần áo, phương tiện đi lại, tranh ảnh,... Những sản phẩm này rất quan trọng trong cuộc sống của chúng ta bởi đây là những nhu yếu phẩm cần thiết đáp ứng nhu cầu cơ bản của con người như may mặc, ăn uống, sử dụng đồ điện tử và giải trí.

- Theo em, khi tạo ra các sản phẩm ấy người lao động phải dành ra nhiều thời gian, tâm huyết và sức lực để có thể làm nên những sản phẩm hoàn chỉnh phục vụ cho con người. 

- Đối với em, chúng ta phải biết ơn người lao động bởi họ là những người trực tiếp tạo ra của cải và sản xuất hàng hóa, đồng thời họ cũng là người có đóng góp quan trọng vào công cuộc xây dựng phát triển đất nước.

3. Tìm hiểu những việc cần làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động 

Câu hỏi: 

a) Hà luôn chào hỏi bác lao công quét dọn chung cư. 

b) Thấy thảo không cẩn thận khi vo gạo, mẹ nhặt những hạt gạo rơi bỏ vào rá. Thảo nói với mẹ: “Có mấy hạt gạo thôi mà mẹ!”

c) Yến làm thiệp tặng cô giáo nhân ngày Nhà giáo Việt Nam. Trong tấm thiệp nhỏ xinh xắn, bạn nắn nót viết: “Con yêu cô nhiều lắm!”

d) Nhân ngày Quốc tế Lao động 1-5, nhà trường tổ chức cuộc thi “Vẽ tranh về người lao động”. Linh rủ các bạn cùng tham gia.

e) Chú Hùng làm nghề chạy xe ôm. Chú thường đưa đón chị em Lan đi học. Mấy hôm nay, chú bị ốm không đi làm được. Biết hoàn cảnh gia đình chú rất khó khăn, Lan xin phép bố mẹ mang gạo và rau sang giúp chú. 

f) Khi đến bệnh viện thăm bà ốm, chứng kiến các bác sĩ khám, chữa bệnh cho bà, Minh mơ ước sau này sẽ trở thành bác sĩ. 

  • Hãy nêu những việc làm thể hiện lòng biết ơn người lao động qua các bức tranh trên. 
  • Theo em, còn việc làm nào khác để thể hiện lòng biết ơn người lao động?

Đáp án:

Những việc làm thể hiện lòng biết ơn qua các bức tranh là:

a: Biết tôn trọng và chào hỏi người lao động khi gặp mặt.

b: Mẹ Thảo biết trân trọng những sản phẩm do người lao động làm ra và dạy Thảo nên biết ơn những hạt gạo do các bác nông dân vất vả trồng.

c: Yến biết bày tỏ lòng yêu mến với người lao động bằng lời nói, việc làm phù hợp nhân ngày lễ đặc biệt.

d: Các bạn học sinh thể hiện sự biết ơn người lao động thông qua hành động vẽ tranh về họ.

e: Lan biết quan tâm, giúp đỡ người lao động khi họ gặp khó khăn.

g: Minh biết tôn trọng công việc của người lao động, và mong muốn sẽ trở thành như những người lao động mà em biết ơn, kính trọng.

- Theo em, những hành động khác để thể hiện lòng biết ơn người lao động có thể kể đến như: trân trọng những gì người lao động đã tạo ra, bảo vệ những thứ người lao động miệt mài sáng tạo, phê phán các hành động lãng phí các sản phẩm do người lao động làm nên, tuyên truyền cho mọi người về việc biết trân trọng những gì người lao động làm ra,... 

III. LUYỆN TẬP 

Câu 1: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Tại sao?  Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào sau đây? Vì sao? 

Đáp án:

Câu a: Em đồng tình bởi nếu không có sản phẩm do người lao động tạo ra thì sẽ không có của cải cho con người sinh sống và làm việc được.

Câu b: Em không đồng tình bởi chúng ta cần phải biết ơn những con người đã và đang góp phần vào phát triển xã hội.

Câu c: Em không đồng tình bởi tất cả những người lao động trên thế giới đều đang tạo ra sản phẩm cho chúng ta tồn tại, chúng ta cần phải trân trọng và biết ơn tất cả những người lao động trên thế giới. 

Câu d: Em không đồng tình bởi những người lao động chân tay cũng tạo ra thành quả, vật chất cho xã hội, chúng ta không nên phân biệt đối xử như vậy.

Câu e: Em đồng tình vì đó chính là bài học cuộc sống của chúng ta, có như vậy chúng ta mới trở thành những công dân tốt và gương mẫu.

Câu 2: Việc làm của bạn nào dưới đây thể hiện hoặc không thể hiện sự biết ơn người lao động? Vì sao? 

Đáp án:

  1. Hành động của Lê là hành động không thể hiện sự biết ơn người lao động bởi đó là hành vi không tôn trọng người lao động, chúng ta cần phải tôn trọng bất cứ người lao động nào.

  2. Việc làm của Châu là hành động thể hiện sự biết ơn người lao động vì bạn nhỏ đã tôn trọng việc làm của bố, đồng thời bạn cũng có ước mơ cho chính mình để cống hiến cho xã hội.

  3. Hành động của Thanh là hành động thể hiện sự biết ơn người lao động vì việc mời nước chú thợ điện và cảm ơn chú đã thể hiện sự quan tâm, kính trọng đến người lao động.

  4. Việc làm của Chi đã thể hiện sự biết ơn người lao động vì Chi đã không phân biệt đối xử mà yêu quý bác giúp việc như người nhà của mình.

  5. Việc làm của Bảo không thể hiện sự biết ơn người lao động vì Bảo sau khi nhận hàng đã đi vào nhà ngay mà không chào chú giao hàng, hành vi này đã thể hiện thái độ không  tôn trọng, lịch sự đối với người lao động.

Câu 3: Xử lý tình huống 

  •  Trên đường đi học, thấy bác đầu bếp của trường bị đổ xe hàng. Phương nói với Khánh: “Mình qua nhặt đồ giúp bác đi”. Khánh nói: “Không phải việc của mình đâu!”. Nếu là Phương, em sẽ làm gì?

  •  Cô giáo yêu cầu các bạn giới thiệu về nghề nghiệp của người thân. Một bạn bên cạnh chê nghề nghiệp của bố mẹ Mai. Nếu là Mai, em sẽ nói gì với bạn đó?

  •  Các bác ở quê gửi cho nhà Nhung rất nhiều rau, củ, quả. Tuy nhiên, nhà bạn ít người, ăn không hết nên có thể các thực phẩm đó sẽ bị hỏng. Anh của Nhung bảo nếu hỏng thì bỏ đi.Nếu là Nhung, em sẽ làm gì?

Đáp án:

  1. Nếu là Phương em sẽ thuyết phục Khánh qua nhặt đồ giúp bác và nói cho bạn biết chúng ta phải biết giúp đỡ mọi người khi gặp khó khăn trong khả năng của mình, nếu Khánh không đồng ý thì em vẫn sẽ lại tới giúp bác.

  2. Nếu là Mai em sẽ nói là nghề nào cũng cao quý như nhau, nghề nào cũng cống hiến, đóng góp cho xã hội, chúng ta không nên phân biệt đối xử như vậy.

  3. Nếu là Nhung em sẽ ăn những đồ dễ hỏng trước còn những đồ còn lại cho vào tủ lạnh hoặc em sẽ xin phép bố mẹ chia sẻ bớt rau, củ, quả đó cho hàng xóm xung quanh.

Câu 4: Em có lời khuyên gì dành cho bạn?  Em có lời khuyên gì dành cho bạn? 

  • Huy giẫm chân bẩn lên hành lang mà bác lao công vừa lau sạch.

  • Tổng kết năm học, cả lớp được đi liên hoan tại nhà hàng tự chọn. Một số bạn lấy rất nhiều đồ ăn mà không ăn hết.

Đáp án:

  1. Lời khuyên của em dành cho Huy là bạn không nên làm như vậy vì bác lao công đã vất vả lau dọn sạch sẽ, bạn không nên dẫm vào sàn ngay mà nên chờ sàn khô hãy bước vào hoặc chọn đi lối khác.

  2. Em sẽ khuyên bạn nên lấy đồ ăn đúng lượng mà mình có thể ăn bởi nếu lấy thừa thì nhà hàng sẽ đổ đi, như vậy sẽ rất lãng phí công sức của người lao động.

IV. VẬN DỤNG 

Câu 1: Hãy chia sẻ một số việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động . Khi đó, em cảm thấy thế nào? 

Đáp án:

- Những việc em đã làm để thể hiện lòng biết ơn người lao động là: 

  • Không để lãng phí thức ăn 

  • Gặp bác lao công đang mệt mời bác uống nước 

  • Bảo vệ những món đồ thủ công khi em mua ở khu phố cổ Hội An

  • Không vẽ bậy lên tường làng

  • Vẽ tranh ca ngợi những người lao động nhân ngày 1-5. 

- Khi làm những việc đó, em cảm thấy rất vui và tự hào khi mình có thể làm những việc để thể hiện lòng biết ơn, biết trân trọng công sức, thành quả của người lao động. 

Câu 2: Sưu tầm các câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát, tranh, ảnh truyện,.. về người lao động.

Đáp án:

Bài thơ về người lao động mà em sưu tập được:

Nay mừng những kẻ nông phu,

Cầu cho hòa cốc phong thu bình thời,

Vốn xưa nông ở bậc hai,

Thuận hòa, mưa gió nông thời lên trên.

Quý hồ nhiều lúa là tiên,

Rõ ràng phú túc bình yên cả nhà.

Bốn mùa xuân hạ thu đông.

Muốn cho tiền lúa đầy nhà hán sương.

Bước sang hạ giá thu tàng,

Thu thu liễn hoạch giàu ngang Thạch Sùng.

Quý nhân cùng kẻ anh hùng,

Rắp toan muốn hỏi nhà ông ê đề.

Thực thà chân chỉ thú quê,

Chuyên nghề nông nghiệp là nghề vinh quang.

Câu 3: Cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề " Biết ơn người lao động" 

Đáp án:

Ví dụ về việc cùng các bạn trong nhóm xây dựng và biểu diễn tiểu phẩm về chủ đề "Biết ơn người lao động": 

Em và nhóm bạn của em đã quyết định tạo ra một tiểu phẩm văn hóa về việc biết ơn và trân trọng công lao của người lao động. Các em bắt đầu bằng việc viết kịch bản, xây dựng cốt truyện và phân chia vai diễn cho từng thành viên trong nhóm. Mỗi người đảm nhận vai trò khác nhau, như diễn viên, hát, múa,…. 

Tiểu phẩm của em bắt đầu với cảnh một nhóm người lao động đang làm việc chăm chỉ trong một công trình xây dựng. Họ hát và nhảy theo những giai điệu sôi động, thể hiện sự hứng khởi và nhiệt huyết của công việc của họ. 

Tiếp theo, tiểu phẩm diễn tả các thử thách và gian khổ mà người lao động phải trải qua, như làm việc dưới cái nóng nực của mặt trời, uốn nắn, đào bới và mang vác trong công việc xây dựng. Các bạn nhóm em sẽ sử dụng cử chỉ và biểu diễn múa để thể hiện khối lượng công việc và sự kiên nhẫn của người lao động. 

Cuối cùng, tiểu phẩm kết thúc bằng một phần trình diễn tràn đầy cảm xúc và tình cảm biết ơn. Các diễn viên thể hiện sự cống hiến và sự trân quý đối với công lao của người lao động thông qua một màn diễn khiêu vũ hoành tráng và âm nhạc nghệ thuật. 

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Đạo đức 4 kết nối bài 1: Biết ơn người lao động, giải sách Đạo đức 4 KNTT siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN

CHỦ ĐỀ 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ 4: TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

CHỦ ĐỀ 6: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ BỎN PHẬN CỦA TRẺ EM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com