Soạn siêu ngắn Đạo đức 4 kết nối bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Đạo đức 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 2. CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

I. KHỞI ĐỘNG 

Câu hỏi: Nghe bài hát “Bầu và bí” (Nhạc: Phạm Tuyên, lời: Ca dao cổ), bài hát nhắn gửi chúng ta điều gì?

Khởi động

Đáp án:

Sau khi nghe và hát bài “Bầu và bí”, em nhận thấy bài hát đã nhắn nhủ chúng ta phải biết yêu thương, trợ giúp lẫn nhau, không phân biệt màu da, xuất thân, hoàn cảnh, địa vị, đã là con người cần phải biết yêu thương lẫn nhau.

II. KHÁM PHÁ 

1. Tìm hiểu một số biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn 

Câu hỏi: 

a) Em hãy quan sát tranh và cho biết những người trong tranh gặp khó khăn gì? 

Quan sát tranh và cho biết những người trong tranh gặp khó khăn gì

Em còn biết những hoàn cảnh khó khăn nào khác?

b) Em hãy nêu những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn trong những bức tranh sau: 

Những việc làm thể hiện sự cảm thông

Em hãy kể thêm những việc làm khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn.

Đáp án:

a) Bức tranh 1: Người đàn ông bị khiếm thị đang sắp gặp phải vật cản trên đường đi.

Bức tranh 2: Cậu bé đang bị ốm phải nằm viện chữa trị.

Bức tranh 3: Gia đình có hoàn cảnh khó khăn phải sống trong căn nhà thiếu thốn, lụp xụp.

Bức tranh 4: Nhà cô bé bị dột nên khi mưa xuống làm ướt hết sách vở, vì thế cô bé phải mang sách vở ra phơi.

- Những hoàn cảnh khó khăn khác mà em biết như: mồ côi cha mẹ, bị tật nguyền, bị chất độc màu da cam, không có phương tiện đến trường, nhà ở xa trung tâm gây khó khăn trong đi lại..... 

b) Những biểu hiện của sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn được thể hiện trong các bức tranh là: 

Bức tranh 1: Mọi người mở quán ăn từ thiện cho những người có hoàn cảnh khó khăn.

Bức tranh 2: Chính quyền địa phương trao tặng ngôi nhà tình nghĩa cho người già không nơi nương tựa. 

Bức tranh 3: Bạn học sinh giúp bạn đẩy xe lăn qua đường khi bạn không thể đứng dậy được. 

Bức tranh 4: Các em nhỏ giúp đỡ bà cụ dọn dẹp nhà cửa khi bà ở một mình. 

Bức tranh 5: Các em học sinh quyên góp, ủng hộ quần áo, sách vở cho đồng bào bị ảnh hưởng thiên tai lũ lụt. 

Bức tranh 6: Hai bạn nhỏ đang cố gắng khuyên nhủ, động viên bạn vượt qua khó khăn 

- Những việc làm khác thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết là: động viên, giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn; tuyên truyền kêu gọi cộng đồng giúp đỡ người dân thuộc vùng thiên tai, tham gia các tổ chức từ thiện, nhân đạo để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn trong các dịp lễ tết hoặc khi họ cần thiết, …

2. Khám phá vì sao phải cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn 

Câu hỏi: Đọc truyện và trả lời câu hỏi: 

Đọc truyện và trả lời câu hỏi

  • Khỉ con đã làm gì để giúp dê con? Khi được giúp đỡ, dê con cảm thấy như nào? 
  • Em sẽ làm gì nếu những người xung quanh em gặp khó khăn?
  • Theo em, sự cảm thông, giúp đỡ có ý nghĩa như thế nào đối với những người đang gặp khó khăn?

Đáp án:

- Khỉ con đã chủ động mời dê con đến nhà mình, xin phép mẹ tặng dê con một số sách vở, quần áo, đồ chơi và đồ dùng sinh hoạt. Khi được giúp đỡ như vậy, dê con cảm thấy rất vui và hạnh phúc khi được đối xử như vậy. 

- Nếu mọi người xung quanh em gặp khó khăn, em sẽ động viên, an ủi và giúp đỡ họ trong khả năng của mình. Sau đó em có thể liên hệ với các tổ chức từ thiện, nhân đạo hoặc tình nguyện để biết cách giúp đỡ họ. Em có thể tặng quà, quyên góp tiền bạc hoặc vật phẩm cho họ qua các kênh trung gian, đồng thời em cũng có thể tham gia các chiến dịch truyền thông để lan tỏa thông tin và kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng.

- Theo em, sự cảm thông, giúp đỡ những người gặp khó khăn làm cho những người đang gặp khó khăn cảm thấy không cô đơn, không bị bỏ rơi hay bất công. Họ sẽ cảm nhận được sự quan tâm, yêu thương và tôn trọng của xã hội. Hơn nữa, họ sẽ có niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.

LUYỆN TẬP 

Câu 1: Kể về một người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết theo gợi ý sau: 

- Tên của người đó;

- Nơi họ sống:

- Những khó khăn mà họ đang gặp;

- Những việc em có thể làm để giúp đỡ họ.

Đáp án:

Một người có hoàn cảnh khó khăn mà em biết là chị Nguyễn Thị Hồng, 35 tuổi. Chị Hồng sống ở một ngôi nhà nhỏ ở ngoại thành Hà Nội. Chị Hồng là một người mẹ đơn thân, nuôi hai con nhỏ bằng nghề may vá. Những khó khăn mà chị Hồng đang gặp là: chị Hồng không có nhiều khách hàng, thu nhập của chị rất thấp và không ổn định. Chị phải trả tiền thuê nhà, tiền điện, tiền nước và chi phí sinh hoạt cho gia đình. Chị cũng phải lo cho việc học của hai con, mua sách vở, quần áo và đồ dùng học tập cho chúng. Chị Hồng không có nhiều thời gian để chăm sóc cho hai con. Chị phải làm việc từ sáng sớm đến tối muộn để kiếm tiền. 

Để giúp đỡ chị Hồng, em có thể làm những việc như sau: 

  • Em có thể giới thiệu cho chị những khách hàng mới hoặc những cơ hội việc làm khác để chị có thể tăng thu nhập và ổn định cuộc sống. Em cũng có thể quyên góp hoặc tặng cho chị Hồng những vật phẩm cần thiết như quần áo, thực phẩm, dụng cụ học tập… 

  • Em cũng có thể dành thời gian để chơi đùa và học tập cùng hai con của chị Hồng, giúp đỡ chúng làm bài tập, ôn thi, đọc sách hay vui chơi ngoài trời. 

Câu 2: Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây? Vì sao? 

Em đồng tình hay không đồng tình với ý kiến nào dưới đây

Đáp án:

  • Em đồng tình với ý kiến của Trang bởi ai khi đang gặp chuyện gì đó không vui thì người biết chuyện cần động viên, an ủi, có như vậy người đó mới có niềm tin và động lực vượt qua mọi khó khăn.

  • Em không đồng tình với ý kiến của Tuấn bởi khi ai gặp khó khăn thì bất kể người lớn hay trẻ em vẫn có thể quan tâm, giúp đỡ họ bằng những hành động nhỏ nhất, người lớn giúp việc lớn còn trẻ em có thể giúp việc nhỏ. 

  • Em đồng tình với ý kiến của Hùng bởi trên các phương tiện công cộng đều có quy định "nhường chỗ cho người già, phụ nữ có thai, người tàn tật, trẻ em,...", hơn nữa những người khuyết tật đều cần sự giúp đỡ của chúng ta, chúng ta nên giúp đỡ họ.

  • Em không đồng tình với ý kiến của Vân bởi ai gặp khó khăn cũng cần chúng ta giúp đỡ, chúng ta cần phải mở lòng tấm lòng nhân ái của mình để giúp đỡ tất cả mọi người trong khả năng của mình

  • Em đồng tình với ý kiến của Huyền bởi chúng ta không nên kì thị, phân biệt đối xử với người khuyết tật, chúng ta cần phải luôn giúp đỡ họ để họ có thể hòa nhập với môi trường, xã hội.

Câu 3: Lựa chọn thái độ, hành vi thể hiện sự cảm thông, giúp đỡ

Lựa chọn thái độ, hành vi thể hiện sự cảm thông

Đáp án:

Em lựa chọn các câu a, c, d, e, g là những thái độ, hành vi thể hiện sự cảm thông, 

Câu 4: Xử lý tình huống 

  • Linh dự định chiều chủ nhật sẽ cùng các bạn tới giúp bà cụ neo đơn ở cùng xóm nhưng Hải mời Linh chiều hôm đó sang nhà bạn dự sinh nhật. Nếu là Linh, em sẽ làm gì?
  • Ông nội Phong ốm nặng nên bạn rất buồn. Nếu là bạn của Phong, em sẽ làm gì?
  • Với mong muốn mang đến một mùa đông ấm áp cho các bạn vùng cao, trường em phát động phong trào “Áo ấm tặng bạn”. Em sẽ làm gì?

Đáp án:

  • Nếu là Linh em sẽ cùng với các bạn giúp đỡ bà cụ trước, khi nào xong việc mới đến dự sinh nhật bạn Hải đồng thời em cũng sẽ báo cho bạn trước rằng mình có việc nên đến muộn, hoặc em sẽ rủ Hải cùng tham gia giúp đỡ bà cụ sau đó cùng tổ chức sinh nhật sau.
  • Nếu là Phong em sẽ động viên, an ủi tinh thần bạn để bạn có thể cố gắng cùng ông vượt qua căn bệnh, đồng thời em cũng sẽ cùng bạn đến thăm ông.
  • Em sẽ cùng các bạn quyên góp quần áo và tham gia hưởng ứng nhiệt tình để giúp đỡ các bạn vùng cao.

VẬN DỤNG 

Câu 1: Em hãy tìm những câu ca dao, tục ngữ, bài thơ, bài hát,... nói về sự cảm thông, giúp đỡ con người. 

Đáp án:

Những câu ca dao, tục ngữ nói về sự quan tâm, cảm thông mà em tìm được là:

- Một miếng khi đói bằng một gói khi no. 

Ý nghĩa: Sự giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn, nghèo khó thật đáng quý. Cho dù hoàn cảnh gia đình đã khá giả nhưng cũng không thể so sánh được với sự giúp đỡ những người gặp khó khăn, nghèo khổ, cho dù chỉ là 1 món quà nhỏ.

- Thương người như thể thương thân. 

Ý nghĩa: Biết yêu thương, quan tâm và giúp đỡ người khác như yêu thương, trân trọng chính bản thân mình.

- Nhường cơm, sẻ áo. 

Ý nghĩa: thể hiện tinh thần tương thân tương ái, nhân ái và đoàn kết giữa mọi người, đặc biệt khi họ gặp khó khăn hoặc hoạn nạn. Cơm và áo là những nhu cầu cơ bản nhất của con người, vì vậy việc nhường cơm, sẻ áo cho người khác chính là việc cho đi những thứ quý giá nhất mà mình có. Câu này cũng có thể biểu thị sự nhường nhịn, san sẻ niềm vui và nỗi buồn, cùng giúp đỡ nhau vượt qua những thử thách trong đời.

Câu 2: Em hãy viết những lời yêu thương để gửi đến người có hoàn cảnh khó khăn (Ví dụ: một bạn vùng cao do lũ quét bị cuốn trôi sách vở, một bạn bị bệnh nặng không thể đến trường,..)

Đáp án:

Bạn Chi đang bị ốm nên không thể đến trường được. Sau khi biết chuyện em viết thư đôi lời gửi đến bạn: 

Người bạn yêu quý, mình viết bức thư này với tình yêu thương và hy vọng rằng nó sẽ mang lại niềm vui và sự an ủi cho bạn. Dù biết rằng bạn đang trải qua những thời gian khó khăn và không thể tham gia cùng chúng ta ở trường, nhưng xin hãy tin rằng bạn không bị lãng quên. 

Mỗi buổi sáng khi mình đến trường, mình luôn có một suy nghĩ đặc biệt về bạn. Mình biết rằng trái tim bạn vẫn đong đầy lòng yêu thương và niềm đam mê học hành dù trong hoàn cảnh khó khăn. Xin đừng bận tâm vì lý do bạn không thể đến trường, vì trên mỗi con đường khác nhau, chúng ta có thể học hỏi và phát triển mình. 

Dù là bằng trái tim hay bằng những cách khác, chúng ta vẫn có thể tiếp tục học hành và chia sẻ kiến thức với nhau. Xin đừng ngại ngần hỏi mình về bài học, vấn đề hay bất cứ điều gì liên quan đến trường học. Mình sẽ luôn ở đây để giúp bạn và chúng ta có thể học hỏi cùng nhau. 

Ngoài ra, xin đừng quên chăm sóc bản thân và giữ sức khỏe tốt. Những ngày tươi sáng rực rỡ đang chờ đón bạn. Khi bạn cảm thấy tủi thân hay bất an, hãy nghĩ về mình và niềm tin rằng chúng ta sẽ gặp lại nhau và chia sẻ những niềm vui trong thời gian tới. 

Mình muốn bạn biết rằng không có giới hạn nào có thể cản trở hi vọng và mong muốn của bạn. Hãy kiên nhẫn và tin rằng bạn có thể làm được. 

Chúc bạn nhanh chóng khỏe mạnh và tràn đầy niềm vui. 

Yêu thương, bạn của bạn.

Câu 3: Em hãy cùng các bạn trong nhóm xây dựng và thực hiện kế hoạch giúp đỡ người khó khăn theo bảng gợi ý: Tên người cần giúp đỡ; Hoàn cảnh khó khăn; Những việc em có thể giúp họ…

Đáp án:

Tên người cần giúp đỡ

Hoàn cảnh khó khăn

Những việc em có thể giúp họ

Phân công nhiệm vụ

Thời gian thực hiện

Bà Trịnh Thị Xuân  

sống neo đơn một mình  

hỏi thăm, trò chuyện, dọn dẹp nhà cửa, nấu cơm 

Lan: gấp quần áo 

Thu: quét sân nhà 

Em: trò chuyện 

Lan, Thu, em: cùng nhau nấu cơm cho bà

Thứ 6 ngày 22/10 lúc 17h

Bạn Nguyễn Thị Lê Hoa

mồ côi cha mẹ

giúp bạn học bài, trò chuyện,  cùng bạn đi chơi, tặng bạn sách vở, đồ ăn

Minh: kèm bạn môn Toán 

Thảo: kèm bạn môn Tiếng Việt 

Em: kèm bạn môn Tiếng Anh 

Minh, Thảo, em: cùng chơi với bạn

Thứ 7 ngày 29/11 lúc 8h  

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Đạo đức 4 kết nối bài 2: Cảm thông, giúp đỡ người gặp khó khăn, giải sách Đạo đức 4 KNTT siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải đạo đức 4 kết nối tri thức

CHỦ ĐỀ 1: BIẾT ƠN

CHỦ ĐỀ 2: CẢM THÔNG, GIÚP ĐỠ NGƯỜI GẶP KHÓ KHĂN

CHỦ ĐỀ 4: TÔN TRỌNG TÀI SẢN CỦA NGƯỜI KHÁC

CHỦ ĐỀ 6: THIẾT LẬP VÀ DUY TRÌ QUAN HỆ BẠN BÈ

CHỦ ĐỀ 7: QUÝ TRỌNG ĐỒNG TIỀN

CHỦ ĐỀ 8: QUYỀN VÀ BỎN PHẬN CỦA TRẺ EM


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com