Soạn siêu ngắn lịch sử 11 CTST bài 13 Việt Nam và Biển Đông

Baivan.net sẽ đưa ra lời giải nhanh, ngắn gọn chuẩn xác môn lịch sử 11 bộ sách chân trời sáng tạo bài 13 Việt Nam và biển Đông. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM.

a) Về quốc phòng, an ninh

CH: Biển Đông có ảnh hưởng đến Việt Nam về mặt quốc phòng, an ninh như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Biển Đông có vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng đốivới Việt Nam:

+ Biển Đông là tuyến phòng thủ phía đông của đất nước.

+ Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, hình thành thế phòng thủ liên hoàn để bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc.

b) Sự phát triển các ngành kinh tế trọng điểm

2. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA.

a) Qúa trình xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

CH: Lập bảng xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông theo các mục thời gian, chính quyền, hoạt động chủ yếu. 

Hướng dẫn trả lời:

Quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam

tại quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Thời gian

Chính quyền

Hoạt động chủ yếu

Thế kỉ XVII - XVIII

Chính quyền chúa Nguyễn ở Đàng Trong của Đại Việt

- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước. 

- Lập các hải Đội Hoàng Sa và Bắc Hải. 

Cuối thế kỉ XVIII

Chính quyền Tây Sơn

- Tiếp tục duy trì hoạt động của hải đội Hoàng Sa và Bắc Hải.

1802 - 1884

Nhà Nguyễn

- Đặt quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa trong hệ thống tổ chức hành chính nhà nước. 

- Tái lập lại hải đội Hoàng sa và Bắc Hải.

1884 - 1954

Chính quyền thuộc địa Pháp (lúc này là đại diện ngoại giao của nhà Nguyễn)

+ Xây dựng hải đăng, đặt bia chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa.

+ Sáp nhập quần đảo Trường Sa vào tỉnh Bà Rịa, quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Thừa Thiên.

1954 - 1975

Chính quyền Việt Nam Cộng hòa

- Đặt quần đảo Trường Sa trực thuộc tỉnh Phước Tuy và sáp nhập quần đảo Hoàng Sa vào tỉnh Quảng Nam;

- Công bố Sách trắng về chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

1975 - nay

Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

- Tiếp tục quản lí và thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

b) Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

CH1: Việt Nam giải quyết các tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông theo xu hướng nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Việt Nam chủ trương giải quyết thông qua các biện pháp hòa bình với tinh thần hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế.

CH2: Quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông diễn ra như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Một số hoạt động tiêu biểu của Việt Nam trong quá trình thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông là:

+ Đàm phán và kí với các nước láng giềng một số văn kiện ngoại giao quốc tế về biển.  

+ Kiên trì yêu cầu tôn trọng luật pháp quốc tế. 

+ Phối hợp hành động với các nước vì mục đích phát triển bền vững; duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH.

a) Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

CH: Kể tên những văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam. 

Hướng dẫn trả lời:

- Một số văn bản pháp lí về chủ quyền biển của Việt Nam là: Tuyên bố về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa (1977); Luật Biển Việt Nam (năm 2012, có hiệu lực từ ngày 1/1/2013); luật Cảnh sát biển Việt Nam (năm 2018), ...

b) Tham gia Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

CH: Nêu nội dung chính của Công ước Luật biển năm 1982 của Liên hợp quốc.

Hướng dẫn trả lời:

- Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (gọi tắt là UNCLOS 1982), kí ngày 10/12/1982, bao gồm 320 Điều khoản và 9 Phụ lục, với hơn 1000 quy phạm pháp luật.

- Nội dung chính của Công ước Luật Biển năm 1982:

+ Bao quát toàn diện tất cả những vấn đề quan trọng nhất về chế độ pháp lí của biển và đại dương thế giới.

+ Xác định rõ quyền và nghĩa vụ của mỗi quốc gia. 

- Công ước Luật Biển năm 1982 được coi là một trong những thành tựu có ý nghĩa nhất trong lĩnh vực luật pháp quốc tế của thế kỉ XX.

c) Ban hành luật Biển Việt Nam năm 2012

CH: Ý nghĩa của việc ra đời luật Biển Việt Nam. 

Hướng dẫn trả lời:

- Luật Biển Việt Nam được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. Ngày 21/6/2012. Luật Biển Việt Nam gồm 7 chương, 55 điều.

- Ý nghĩa: Ban hành Luật Biển Việt Nam là hoạt động lập pháp nhằm hoàn thiện khuôn khổ pháp lí của Việt Nam về biển, đảo. Tạo cơ sở pháp lí quan trọng để Việt Nam thực hiện quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của mình.

d) Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

CH: Sự tham gia DOC của Việt Nam diễn ra như thế nào? 

Hướng dẫn trả lời:

Việt Nam tích cực tham gia soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC, yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng các cam kết trong văn kiện.

LUYỆN TẬP- VẬN DỤNG

Luyện tập

CH: Từ năm 1976 đến nay, Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam dựa trên cơ sở lịch sử nào để tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa? 

Hướng dẫn trả lời:

Những cơ sở lịch sử để Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam tiếp tục quản lí trên toàn lãnh thổ Việt Nam, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa:

+ Các nguồn sử liệu tin cậy, có giá trị pháp lí cao của Việt Nam và nước ngoài. 

+ Những hoạt động xác lập, quản lí, thực thi và bảo vệ chủ quyền một cách liên tục của các chính quyền, nhà nước ở Việt Nam qua các thời kì lịch sử.

Vận dụng

CH: Công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông có ý nghĩa như thế nào đối với công cuộc xây dựng và phát triển đất nước Việt Nam hiện nay?

Hướng dẫn trả lời:

Ý nghĩa của công cuộc thực thi và bảo vệ chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông:

+ Đảm bảo sự ổn định về an ninh quốc phòng, tạo điều kiện thuận lợi cho sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

+ Góp phần vào việc xây dựng môi trường hòa bình, ổn định, hợp tác cùng phát triển giữa các nước ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.

Tìm kiếm google: soạn lịch sử 11, giải lịch sử 11 CTST, soạn lịch sử 11 CTST

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net