Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 CTST bài 13: Việt Nam và Biển Đông

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 13: Việt Nam và Biển Đông. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

1. TẦM QUAN TRỌNG CỦA BIỂN ĐÔNG ĐỐI VỚI VIỆT NAM

Về quốc phòng, an ninh: 

- Hệ thống các đảo, quần đảo của Việt Nam trên Biển Đông gồm nhiều tầng, nhiều lớp, trong đó có quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa, giúp Việt Nam kiểm soát các tuyến đường biển qua lại trên Biển Đông, hình thành thế phòng thủ liên hoàn biển – đảo – bờ bảo vệ các vùng biển và lãnh thổ trên đất liền của Tổ quốc. 

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa là hệ thống đảo tiền tiêu cùng hàng nghìn đảo lớn, nhỏ, gần và xa bờ, hợp thành tuyến bảo vệ, kiểm soát, làm chủ các vùng biển và thềm lục địa, có vị trí quan trọng, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. 

Về phát triển các ngành kinh tế trọng điểm: 

- Biển Đông có nhiều loại hải sản quý, tạo điều phát triển những ngành kinh tế mũi nhọn: thủy sản, ngư nghiệp và nuôi trồng, chế biến thủy hải sản.

- Ven biển Việt Nam chứa đựng tiềm năng to lớn về quặng sa khoáng: than, zircon, thiếc, vàng, đất hiếm. Trong đó, cát nặng, cát đen là nguộn tài nguyên quý giá. 

- Bờ biển Việt Nam dài khoảng 3 260 km, có nhiều địa điểm có thể xây dựng cảng, cảng biển nước sâu và nhiều loại cảng khác tạo ra tiềm năng vô cùng to lớn cho ngành giao thông hàng hải, đóng tàu, vận tải biển, du lịch, thể thao, nghỉ dưỡng của Việt Nam. 

- Quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa nằm ở trung tâm Biển Đông, thuận lợi đặt các trạm thông tin, xây dựng các trạm dừng chân và tiếp nhiên liệu,… phục vụ cho tuyến đường hàng hải trên Biển Đông. 

- Vị trí của Biển Đông là cửa ngõ để Việt Nam có quan hệ giao thương với thị trường khu vực và quốc tế, là nơi trao đổi và hội nhập của Việt Nam với các nền văn hóa trên thế giới. 

2. LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM ĐỐI VỚI QUẦN ĐẢO HOÀNG SA VÀ QUẦN ĐẢO TRƯỜNG SA

a. Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

Bảng thể hiện quá trình xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông:

Quá trình Việt Nam xác lập chủ quyền và quản lí đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa

b. Cuộc đấu tranh bảo vệ và thực thi chủ quyền, các quyền và lợi ích hợp pháp của Việt Nam ở Biển Đông

- Năm 1892: kí Hiệp định về vùng nước lịch sử với Cam-pu-chia.

- Năm 1997: kí Hiệp định về phân định ranh giới trên biển trong vịnh Thái Lan. 

- Năm 2000: 

+ Kí Hiệp định về phân định lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa trọng vịnh Bắc Bộ với Trung Quốc. 

+ Đàm phán với Trung Quốc về: phân định khu vực ngoài cửa vịnh Bắc Bộ; đàm phán về hợp tác cùng phát triển trên biển; hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm trên biển Việt Nam – Trung Quốc. 

- Năm 2003: kí Hiệp định về phân định ranh giới thềm lục địa với In-đô-nê-xi-a.

- Xây dựng và đệ trình lên Ủy ban Ranh giới Thềm lục địa của Liên hợp quốc (CLCS) các báo cáo xác định ranh giới ngoài thềm lục địa. 

- Kiên trì yêu cầu tôn trọng UNCLOS, là cơ sở cho việc giải quyết bất đồng giữa các bên, đấu tranh bằng các biện pháp hòa bình, phù hợp luật pháp quốc tế. 

- Thực thi và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam phù hợp luật pháp quốc tế và luật pháp Việt Nam. 

- Phối hợp hành động với các nước vì mục tiêu phát triển bền vững, duy trì các cơ chế về hợp tác cùng phát triển với các nước ven Biển Đông.

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH

a. Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền

Sơ đồ về Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam: 

3. CHỦ TRƯƠNG CỦA VIỆT NAM GIẢI QUYẾT CÁC TRANH CHẤP Ở BIỂN ĐÔNG BẰNG BIỆN PHÁP HÒA BÌNH a. Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền  Sơ đồ về Những văn bản pháp luật khẳng định chủ quyền biển của Việt Nam:

b. Tham gia Công ước Luật Biển năm 1982 của Liên hợp quốc (UNCLOS)

- Giới thiệu chung về Công ước:

+ Kí ngày 10/12/1982 tại Gia-ma-ca, có hiệu lực từ 16/11/1994.

+ Là văn kiện pháp lí đa phương đồ sộ, gồm 320 Điều khoản và 9 phụ lục, hơn 1 000 quy phạm pháp luật. 

+ Việt Nam là một trong 107 nước đầu tiên kí và sớm tiến hành thủ tục phê chuẩn. Ngày 23/6/1994, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam ban hành Nghị quyết về việc phê chuẩn UNCLOS. 

- Nội dung chính của Công ước:

+ Các quốc gia ven biển (kể cả các quốc gia quần đảo) có 5 vùng biển: vùng nội thủy, vùng lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế, vùng thềm lục địa. 

+ Việt Nam là quốc gia ven biển có đặc điểm địa lí phù hợp cho việc yêu sách cả 5 vùng biển. 

c. Ban hành Luật Biển Việt Nam 2012

- Giới thiệu chung về Luật Biển Việt Nam 2012:

+ Được xây dựng bắt đầu từ năm 1998. 

+ Ngày 21/6/2012, Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam khóa XIII thông qua Luật Biển Việt Nam, có hiệu lực từ 1/1/2013. 

+ Gồm 7 chương, 55 điều. 

- Ý nghĩa:

+ Là hoạt động lập pháp quan trọng trong việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lí liên quan đến biển, đảo nước ta. 

+ Lần đầu tiên nước ta có một văn bản luật quy định đầy đủ chế độ pháp lí các vùng biển, đảo thuộc chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam theo đúng Công ước Luật Biển năm 1982. 

+ Là cơ sở pháp lí quan trọng trong việc quản lí, bảo vệ và phát triển kinh tế biển, đảo của nước ta. 

+ Chuyển thông điệp quan trọng tới quốc tế: 

  • Việt Nam là một thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế, tôn trọng và tuân thủ luật pháp quốc tế, nhất là Công ước Luật Biển năm 1982.

Thể hiện quyết tâm của nước ta phấn đấu vì hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển của khu vực và thế giới.

d. Thúc đẩy và thực hiện đầy đủ tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC)

- Ngày 4/11/2002, 10 nước ASEAN và Trung Quốc kí Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) tại Cam-pu-chia.

- Năm 2002, Việt Nam tích cực tham gia: 

+ Soạn thảo và thương lượng nội dung các quy định trong DOC, tuân thủ các cam kết trong DOC. 

+ Yêu cầu các nước liên quan thực hiện đúng cam kết trong văn kiện. 

Thúc đẩy môi trường hòa bình, ổn định, hữu nghị giữa các quốc gia trong khu vực Biển Đông; tạo điều kiện giải quyteets các tranh chấp lãnh thổ trong khu vực một cách hòa bình và lâu dài.

4. LẮNG NGHE LỊCH SỬ

(1): nhân văn

(2): người sống

(3): bình an

(4): chủ quyền lãnh thổ

(5): Hoàng Sa

(6): văn hóa.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Chân trời bài 13 Việt Nam và Biển Đông, Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CTST bài 13 Việt Nam và Biển Đông

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com