a, Đông Nam Á hải đảo.
b) Đông Nam Á lục địa.
CH: Trình bày quá trình xâm lược và cai trị của thực dân phương Tây ở các nước Đông Nam Á cuối thế kỉ XIX.
Hướng dẫn trả lời:
* Đông Nam Á hải đảo:
- Đến thế kỉ XIX, Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lặp ách thống trị thực dân trên đất nước này.
- Từ thế kỉ XVI, Phi-líp-pin bị thực dân Tây Ban Nha thống trị. Từ năm 1899, Phi-líp-pin trở thành thuộc địa của Mỹ.
- Ở Mã Lai trở thành thuộc địa Anh vào năm 1895.
* Đông Nam Á lục địa:
- Ở Miến Điện, thực dân Anh thôn tính Miến Điện rối sáp nhập nước này thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.
- Ba nước Việt Nam, Lào, Cam-pu-chia là trở thành thuộc địa của thực dân Pháp.
- Xiêm là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữ được nền độc lập.
a) Công cuộc cải cách ở Xiêm
CH: Trình bày hoàn cảnh và nội dung chủ yếu của công cuộc cải cách ở Xiêm.
Hướng dẫn trả lời:
* Hoàn cảnh: Giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doa của thực dân phương Tây, nhất là thực dân Anh và Pháp.
* Nội dung:
- Về kinh tế: nhà nước giảm thuế nông nghiệp, xoá bỏ chế độ lao dịch, ... Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.
- Về chính trị: đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.
- Về xã hội: nhà nước xóa bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.
- Về văn hoá, giáo dục: mở các trường học theo mô hình phương Tây.
- Về ngoại giao: Xiêm thực hiện ngoại giao mềm dẻo, từng bước xóa bỏ các hiệp ước bất bình đẳng.
b) Ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm
CH: Nêu ý nghĩa của công cuộc cải cách đối với sự phát triển của Vương quốc Xiêm.
Hướng dẫn trả lời:
- Công cuộc cải cách đã góp phần bảo vệ được nền độc lập nên Xiêm là nước duy nhất trong khu vực thoát khỏi thân phận là một nước thuộc địa.
- Công cuộc cải cách ở Xiêm mang tính chất tiến bộ, đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử.
Luyện tập
CH1: Xây dựng trục thời gian thể hiện những nét chính về quá trình thực dân phương Tây xâm lược các nước Đông Nam Á.
Hướng dẫn trả lời:
CH2: Theo em, những chính sách cai trị của thực dân phương Tây ở Đông Nam Á đã tác động như thế nào đối với các nước trong khu vực?
Hướng dẫn trả lời:
Chuyển biến về chính trị:
- Chuyển biến tích cực: một số yếu tố tích cực về hệ thống pháp luật, quản lí hành chính,… được du nhập vào Đông Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực: Từ các quốc gia độc lập, có chủ quyền, các nước Đông Nam Á đã trở thành thuộc địa hoặc bị lệ thuộc về chính trị vào các nước thực dân phương Tây.
Chuyển biến về kinh tế:
- Chuyển biến tích cực: phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa từng bước được du nhập vào các nước Đông Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực: Tài nguyên thiên nhiên vơi cạn; nhân công bị bóc lột kiệt quệ; bị biến thành thị trường, kinh tế các nước thuộc địa bị kìm hãm.
Chuyển biến về văn hóa:
- Chuyển biến tích cực: nhiều yếu tố tiến bộ của văn hóa phương Tây, như: lối sống, trình độ học thức, hệ tư tưởng, tư duy,… được du nhập vào Đông Nam Á.
- Chuyển biến tiêu cực: Đại bộ phận dân cư vẫn trong tình trạng nghèo đói, lạc hậu, trình độ dân trí thấp.
Chuyển biến về xã hội:
- Làm phân hóa các giai cấp, tầng lớp cũ trong xã hội, làm xuất hiện của các lực lượng xã hội mới.
- Đẩy mâu thuẫn dân tộc và chính quyền thực dân sâu sắc.
Vận dụng
CH: Sưu tầm tài liệu từ sách, báo, internet, viết một bài (khoảng 300 chữ) về quá trình thực dân phương Tây xâm lược và thiết lập nền thống trị ở một nước trong khu vực Đông Nam Á.
Hướng dẫn trả lời:
Từ giữa thế kỉ XIX, chế độ phong kiến ở hầu hết các nước Đông Nam Á lâm vào tình trạng khủng hoảng trầm trọng, kéo dài về chính trị, kinh tế, xã hội. Giữa XIX, thực dân Bồ Đào Nha, Tây Ban Nha, Hà Lan tiến hành xâm lược In-đô-nê-xi-a. Từ năm 1899-1902 Mĩ chiến tranh xâm lược Philippin, biến quần đảo, này thành thuộc địa của mình. Thực dân Anh sau hơn 60 năm (1824 - 1885), tiến hành ba cuộc chiến tranh mới chiếm được Miến Điện. Thực dân Pháp trải qua cuộc chiến tranh xâm lược kéo dài gần nửa thế kỉ (1858 - 1893) để hoàn thành việc xâm chiếm 3 nước Đông Dương. Đến đầu thế kỉ XX, thực dân phương Tây hoàn thành quá trình xâm chiếm và thôn tính Đông Nam Á trừ Xiêm (Thái Lan). Sau khi hoàn thành việc xâm chiếm, thực dân phương Tây tiến hành thiết lập nền thống trị ở Đông Nam Á trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văm hóa - xã hội. Tất cả các chính sách này đều chung mục đích kìm hãm sự phát triển cũng như thuần hóa việc cai trị Đông Nam Á.