Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 CTST bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Ôn tập kiến thức lịch sử 11 chân trời sáng tạo bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á. Nội dung ôn tập bao gồm cả lí thuyết trọng tâm và bài tập ôn tập để các em nắm chắc kiến thức trong chương trình học. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em ôn luyện và kiểm tra. Kéo xuống để tham khảo

[toc:ul]

I. QUÁ TRÌNH XÂM LƯỢC VÀ CAI TRỊ CỦA THỰC DÂN PHƯƠNG TÂY

 

Quốc gia Đông Nam Á

Thời gian bị CNTD xâm lược

Thực dân phương Tây/ Quá trình xâm lược

Chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây và hậu quả

Đông Nam Á hải đảo

In – đô – nê – xi - a

Thế kỉ XV - XVI

Các thế lực thực dân Bồ Đào Nha và Hà Lan cạnh tranh ảnh hưởng. 

- Chính sách cai trị:

+ Thực thi chính sách hà khắc.

+ Đàn áp phong trào đấu tranh của nhân dân.

+ Vơ vét, bóc lột cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên…

- Hậu quả: Lạc hậu, phụ thuộc vào nền kinh tế các nước thực dân phương Tây.

Thế kỉ XIX

Hà Lan hoàn thành việc xâm chiếm và thiết lập ách thống trị thực dân.

Phi – lip - pin

Thế kỉ XVI

Thực dân Tây Ban Nha thống trị.

1898

Tây Ban Nha nhượng quyền quản lí thuộc địa cho Mỹ.

Mã Lai

1826 - 1895

- Thực dân Anh đẩy mạnh xâm chiếm các tiểu quốc như Kê-đa, Pê-nang.

- Thành lập Mã Lai thuộc Anh năm 1895.

b) Đông Nam Á lục địa

Khu vực

Quốc gia Đông Nam Á

Thời gian xâm lược/đô hộ

Thực dân phương Tây/ Quá trình xâm lược

Chính sách cai trị của chủ nghĩa thực dân phương Tây và hậu quả

Đông Nam Á lục địa

Miến Điện

1824 - 185

Sau ba cuộc chiến tranh xâm lược (1824 – 1826, 1852, 1885) thực dân Anh thôn tính Miến Điện, sáp nhập thành một tỉnh của Ấn Độ thuộc Anh.

- Chính trị: thực hiện chính sách “chia để trị”.

- Kinh tế: Chính sách khai thác thuộc địa (khai thác cạn kiệt nguồn tài nguyên thiên nhiên, chính sách thuế khoá nặng nề).

- Văn hoá: thực hiện chính sách nô dịch, đồng hoá.

3 nước Đông Dương (Việt Nam, Lào, Cam – pu – chia)

Cuối thế kỉ XIX

Cuối thế kỉ XIX, thực dân Pháp hoàn thành quá trình xâm lược ba nước Đông Dương, bắt đầu thi hành chính sách bóc lột, khai thác thuộc địa.

 

Vương quốc Xiêm

Nửa cuối thế kỉ XIX

- Trở thành vùng đệm tranh chấp của Anh và Pháp. - Là nước duy nhất ở Đông Nam Á giữa được nền độc lập tương đối về chính trị, vì:

+ Thực hiện chính sách ngoại giao khôn khéo, mềm dẻo (lựa chiều, đổi đất lấy hoà bình – vùng đất trước kia là lãnh thổ của Lào, Cam – pu – chia, Miến Điện).

+ Thực hiện cải cách đất nước.

II. CÔNG CUỘC CẢI CÁCH Ở XIÊM

a. Công cuộc cải cách ở Xiêm

- Giữa thế kỉ XIX, Vương quốc Xiêm đứng trước sự đe doạ của thực dân phương Tây: thực dân Anh và Pháp chạy đua về thuộc địa để tìm kiếm nhiên liệu, lao động, thị trường cho sự phát triển chủ nghĩa tư bản. 

- Yêu cầu cấp bách để bảo vệ nền độc lập, phát triển đất nước. 

→ Vua Mông-kút (Ra-ma IV, trị vì từ năm 1851 đến năm 1868), trị vì từ năm 1851 đến năm 1868) và vua Chu-la-long-con (Ra-ma V, trị vì từ năm 1868 đến năm 1910) đã tiến hành công cuộc cải cách.

Vua Mông-kút (Ra-ma IV): Là vị vua thứ tư của Vương triều Chakri và là con trai của Rama II. Ông trị vị từ năm 1851 đến năm 1868, qua đời vào tháng 10 năm 1868. Các nhà sử học đều coi ông là một trong những vị quốc vương tài ba của triều Chakri. Ông đã có vai trò du nhập phương pháp luận khoa học và nền khoa học phương Tây vào nước Xiêm và do đó ông vẫn được người Thái xem là cha đẻ của khoa học và công nghệ hiện đại của Thái Lan.

Vua Chu-la-long-con (Ra-ma V): Là vị vua thứ năm của vương triều Chakri trong lịch sử Thái Lan, trị vì từ năm 1868 đến năm 1910. Ông được xem là một trong những ông vua kiệt xuất của Thái Lan và cũng được thần dân gọi là “Đại vương thành kính”.

Lĩnh vực

Nội dung

Kinh tế

- Nhà nước giảm thuế nông nghiệp.

- Xoá bỏ chế độ lao dịch.

- Khuyến khích tư nhân bỏ vốn kinh doanh

- Tư bản nước ngoài được phép đầu tư kinh doanh.

Chính trị

- Đứng đầu nhà nước là vua, bên cạnh vua có Hội đồng nhà nước giữ vai trò là cơ quan tư vấn. 

- Hội đồng chính phủ phụ trách hành pháp.

- Quân đội được trang bị và huấn luyện theo kiểu phương Tây.

Xã hội

- Xoá bỏ hoàn toàn chế độ nô lệ, giải phóng người lao động.

Văn hoá – giáo dục

Mở các trường học theo mô hình phương Tây

Ngoại giao

- Thực hiện ngoại giao mềm dẻo

- Từng bước xoá bỏ các hiệp ước bất bình đẳng

- Lợi dụng vị trí nước đệm và mâu thuẫn giữa thực dân anh và pháp để giữ gìn chủ quyền đất nước.

b. Ý nghĩa công cuộc cải cách ở Xiêm 

- Góp phần bảo vệ được nền độc lập, chủ quyền của Xiêm (dù vẫn còn lệ thuộc về nhiều mặt). 

- Là nước duy nhất trong khu vực thoát khỏi thân phận là nước thuộc địa.

- Đáp ứng phần nào yêu cầu của lịch sử, đưa đất nước phát triển theo con đường tư bản chủ nghĩa.

Tìm kiếm google: Ôn tập kiến thức Lịch sử 11 Chân trời bài 5: Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á, Kiến thức trọng tâm Lịch sử 11 CTST bài 5 Quá trình xâm lược và cai trị của chủ nghĩa thực dân ở Đông Nam Á

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử 11 CTST mới

CHƯƠNG 1 - CÁCH MẠNG TƯ SẢN VÀ SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CHỦ NGHĨA TƯ BẢN

CHƯƠNG 3 - QUÁ TRÌNH GIÀNH ĐỘC LẬP CỦA CÁC QUỐC GIA Ở ĐÔNG NAM Á

CHƯƠNG 4 - CHIẾN TRANH BẢO VỆ TỔ QUỐC VÀ CHIẾN TRANH GIẢI PHÓNG DÂN TỘC TRONG LỊCH SỬ VIỆT NAM (TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM NĂM 1945)

CHƯƠNG 6 - LỊCH SỬ BẢO VỆ CHỦ QUYỀN, CÁC QUYỀN VÀ LỢI ÍCH HỢP PHÁP CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com