I. Bối cảnh lịch sử
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát hình 6.1, nêu bối cảnh lịch sử dẫn đến bùng nổ phong trào nông dân Đàng Ngoài thế kỉ XVIII.
Đáp án:
- Chính trị rối loạn: Vua, quan ăn chơi, không quan tâm đến triều chính.
- Kinh tế: dần kiệt quệ do thiếu sự quan tâm của nhà nước.
- Xã hội: đời sống nhân dân ngày càng khó khăn, cực khổ.
=> Mâu thuẫn giai cấp ngày càng trở nên gay gắt đến mức không thể điều hòa được => Nhân dân nổi dậy đấu tranh, khởi nghĩa.
II. Diễn biến và kết quả
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu và quan sát các hình 6.2, 6.3 (SGK, tr.28-29) nêu những nét chính về diễn biến, kết quả của một số cuộc khởi nghĩa nông dân tiêu biểu ở Đàng Ngoài trong thế kỉ XVIII.
Đáp án:
Khởi nghĩa | Thời gian | Diễn biến chính |
Khởi nghĩa Hoàng Công Chất | 1739 - 1769 |
|
Khởi nghĩa Nguyễn Danh Phương | 1740 - 1751 |
|
Khởi nghĩa Nguyễn Hữu Cầu | 1741 - 1751 |
|
III. Ý nghĩa và tác động
Câu hỏi: Đọc thông tin, tư liệu, nêu ý nghĩa và tác động của phong trào nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII đối với xã hội Đại Việt.
Đáp án:
Kết quả: Thất bại, nhiều thủ lĩnh bị bắt, bị xử tử.
Ý nghĩa:
- Thể hiện ý chí đấu tranh chống áp bức, bất công của nhân dân.
- Chính quyền phong kiến Họ Trịnh bị lung lay.
- Tạo điều kiện cho nghĩa quân Tây Sơn tiến ra Bắc.
Câu hỏi 1. Lập bảng thống kê các cuộc khởi nghĩa tiêu biểu của nông dân ở Đàng Ngoài thế kỉ XVIII theo gợi ý:
Khởi nghĩa | Thời gian diễn ra | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
? | ? | ? | ? |
Đáp án:
Khởi nghĩa | Thời gian | Địa bàn hoạt động | Kết quả |
Khởi nghĩa của Hoàng Công Chất | 1739 - 1769 | Vùng Điện Biên, Tây Bắc | Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Danh Phương | 1740 - 1751 | Sơn Tây, Việt Trì, Thái Nguyên, Tuyên Quang. | Thất bại |
Khởi nghĩa của Nguyễn Hữu Cầu | 1741 - 1751 | Đồ Sơn, Kinh Bắc, Thăng Long, Sơn Nam, Thanh Hoá, Nghệ An. | Thất bại |
Câu hỏi 2. Từ nội dung bài học và tìm hiểu thêm một số tư liệu khác, hãy viết một đoạn ngắn phán đối cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn.
Đáp án:
Từ bài học trên và những thông tin tìm hiểu được em có thể thấy cuộc xung đột Nam - Bắc triều, Trịnh - Nguyễn để lại rất nhiều hậu quả tiêu cực không chỉ về người mà đất nước rơi vào hoàn cảnh chia cắt đau thương. Cuộc xung đột kéo dài giữa hai tập đoàn phong kiến Trịnh - Nguyễn đã làm suy kiệt sức người, sức của; tàn phá đồng ruộng, xóm làng; giết hại nhiều người dân vô tội; chia cắt đất nước và làm ảnh hưởng đến sự phát triển chung của quốc gia - dân tộc. Vậy nên em không tán thành và phản đối cuộc xung đột này khi đã gây tổn thương nặng nề tới người dân những con người vô tội, chịu áp bức bóc lột.