Câu hỏi: Đánh giá về chúa Nguyễn Hoàng - người có công rất lớn trong quá trìnt khai phá, mở mang vùng đất Đàng Trong từ nửa cuối thế kỉ XVL, sử triêu Nguyễn có chép: “Chúa vỗ về quân dân, thu dùng hào kiệt... được đân mến phục... Nghiệp đế ựng lên từ đấy” (Quốc sử quán triểu Nguyễn, Đại Nam tực lục, Tập I, NXB Giáo dục, 2002, tr. 28). Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về chúa Nguyễn Hoàng và công cuộc khai phá vùng đất Đàng Trong cũng như quá trình thực thi chủ quyền biển đảo của các chúa Nguyễn.
Đáp án:
Nguyễn Hoàng là vị chúa Nguyễn đầu tiên, đặt nền móng cho vương triều Nguyễn.
Đến cuối thế kỉ XVIII, chúa Nguyễn đã làm chủ mọt vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau.
Đến thế kỉ XVI – XVIII, các chúa Nguyễn là những người đầu tiên tổ chức việc khai thác và xác lập, thực thi chủ quyền của Việt Nam đối với 2 quần đảo này. Đó là một quá trình diễn ra lâu dài, liên tục và không có tranh chấp.
Câu hỏi: Khai thác sơ đồ hình 6.2 (SGK, tr.28) và thông tin trong mục, hãy trình bày khái quát công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Đáp án:
Năm | Công cuộc khai phá |
Năm 1558 | Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa |
Năm 1611 | Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên |
Năm 1653 | Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập |
Năm 1698 | Thành lập Phủ Gia Định |
Năm 1757 | Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay |
Đến cuối thế kỉ XVIII | Chúa Nguyễn làm chủ một vùng đất rộng lớn từ phía nam dải Hoành Sơn đến mũi Cà Mau |
Câu hỏi: Khai thác tư liệu 1, 2 (SGK, tr.28 – 29) và thông tin trong mục, hãy mô tả quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII. Những việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án:
Quá trình thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa và quần đảo Trường Sa của người Việt Nam trong các thế kỉ XVII - XVIII: Hoạt động khai thác và xác lập chủ quyền của chúa Nguyễn được thực hiện có tổ chức, hệ thống và liên tục thông qua đội Hoàng Sa và đội Bắc Hải.
Ý nghĩa: từng bước xác lập chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa, Hoàng Sa.
Câu hỏi: Hãy lập bảng tóm tắt về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam trong các thế kỉ XVI - XVIII theo các tiêu chí: thời gian, sự kiện chính.
Đáp án:
Thời gian | Sự kiện chính |
Năm 1558 | Nguyễn Hoàng vào trấn thủ Thuận Hóa. |
Năm 1611 | Nguyễn Hoàng lập phủ Phú Yên. |
Năm 1653 | Dinh Thái Khang (Khánh Hòa ngày nay) được thành lập. |
Năm 1698 | Thành lập Phủ Gia Định. |
Năm 1757 | Chúa Nguyễn hoàn thiện hệ thống chính quyền trên vùng đất Nam Bộ tương đương như ngày nay. |
Câu hỏi: Sưu tầm tư liệu từ sách, báo, internet, hãy giới thiệu về công cuộc khai phá vùng đất phía Nam và thực thi chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa trong các thế kỉ XVI - XVIII.
Đáp án:
Đầu thế kỷ XVII, Chúa Nguyễn Phúc Nguyên phát triển thương cảng Hội An, đẩy mạnh giao thương quốc tế, mở rộng lãnh thổ xuống miền Đông Nam Bộ, đặt ra đội Hoàng Sa khai thác và quản lý khu vực Bãi Cát Vàng và một phần Bãi Cát Dài ở phía nam.
Cuối thế kỷ XVII và đầu thế kỷ XVIII, Chúa Nguyễn Phúc Chu chính thức xác lập quyền quản lý về mặt nhà nước đối với khu vực miền Đông Nam Bộ, lấy Sài Gòn, Gia Định làm trung tâm thu hút nguồn lực, làm bàn đạp tiến ra chiếm lĩnh các vùng biển đảo ở khu vực nam Biển Đông và vịnh Thái Lan.
Năm 1702, quân Anh chiếm đảo Côn Lôn, xây dựng thành căn cứ kiên cố, âm mưu chiếm đóng lâu dài.
=> Tháng 10 năm 1703, Trấn thủ dinh Trấn Biên đánh đuổi quân Anh ra khỏi Côn Lôn, giành lại chủ quyền biển đảo.
Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin trên internet, em hãy giới thiệu về nguồn gốc của Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn. Theo em, việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay có ý nghĩa gì?
Đáp án:
Lễ khao lề thế lính là một lễ hội độc đáo với truyền thống uống nước nhớ nguồn nhằm ghi nhớ công ơn người xưa hay nhóm An Vĩnh thuộc hải đội Hoàng Sa đã ra đi tìm kiếm sản vật và cắm mốc biên giới hải phận mà không trở về. Từ thực tiễn “một đi không trở lại” của nhiều lớp người đi trấn giữ Hoàng Sa, Trường Sa, đã hình thành một nghi lễ mang đậm tính nhân văn của người dân Lý Sơn - khao lề thế lính Hoàng Sa. Cứ hàng năm, vào tháng 2, tháng 3 âm lịch, các họ tộc ở Lý Sơn có người đi lính Hoàng Sa làm lễ khao lề thế lính.
Việc duy trì tổ chức Lễ Khao lề thế lính trên đảo Lý Sơn ngày nay không những thể hiện sự tri ân những người lính đã hy sinh thân mình để bảo vệ chủ quyền lãnh hải của Tổ quốc, mà còn là dịp để giáo dục truyền thống yêu nước cho thế hệ trẻ.