Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 Cánh diều bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ ( Phần 2)

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách cánh diều bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao trong học tập.

BÀI 19: DÂN CƯ, HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT VÀ MỘT SỐ NÉT VĂN HÓA VÙNG NAM BỘ

4. Truyền thống đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Câu hỏi:

- Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy nêu những hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhân vật lịch sử trong bài.

- Em ấn tượng với hành động của nhân vật nào nhất? Vì sao?

- Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy nêu những hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhân vật lịch sử trong bài.- Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy nêu những hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhân vật lịch sử trong bài.

Hướng dẫn trả lời:

- Những hành động thể hiện tinh thần yêu nước của các nhân vật lịch sử trong bài:

  • Trương Định – “Bình Tây Đại nguyên soái”: Ông là người lãnh đạo phong trào chống thực dân Pháp của nhân dân ở ba tỉnh miền Đông Nam Kì.

  • Nguyễn Trung Trực: Khi Pháp tấn công thành Gia Định, ông đã tham gia kháng chiến và lập nhiều chiến công vang dội.

  • Nguyễn Thị Định: tham gia hoạt động cách mạng. Bà đã lãnh đạo "Đội quân tóc dài" đấu tranh đòi chính quyền Ngô Đình Diệm chấm dứt việc tàn phá xóm làng, bắn giết người vô tôi.

- Em ấn tượng với Nguyễn Trung Trực bởi câu nói “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây” và những công lao ông mang lại. Câu nói toát ra sự hào hùng, anh dũng, đồng thời thể hiện tinh thần yêu nước của nhân dân ta. 

LUYỆN TẬP

Câu 1: Hãy nêu những ví dụ cho thấy người dân Nam Bộ đã biết cách chung sống hài hoà với thiên nhiên.

Hướng dẫn trả lời:

- Những ví dụ cho thấy người dân Nam Bộ đã biết cách chung sống hài hoà với thiên nhiên:

+ Ở những vùng ngập nước, người dân làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch để tiện cho việc sinh hoạt. Ở những vùng đất cao, nhiều rừng rậm, người dân thường làm nhà ở chắc chắn hơn để sống an toàn.

+ Sử dụng ghe, xuồng làm phương tiện đi lại chủ yếu ở vùng sông nước.

+ Họp chợ trên sông

Câu 2: Em hãy hoàn thành bảng sau vào vở.

Hướng dẫn trả lời:

Hoạt động sản xuất của vùng Nam Bộ

Điều kiện phát triển

Sản xuất lúa

Diện tích đồng bằng lớn, đất đai màu mỡ, khí hậu nóng ẩm, áp dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật vào sản xuất.

Sản xuất công nghiệp

- Cơ sở hạ tầng - cơ sở vật chất kĩ thuật phát triển.
- Thị trường tiêu thụ rộng lớn và ổn định (trong nước, nước ngoài).
- Có chính sách khuyến khích phát triển của Nhà nước.

- Nguồn lao động dồi dào

Nuôi trồng thủy sản

Có vùng biển rộng, mạng lưới sông ngòi dày đặc, nhiều vùng đất ngập nước, người dân nhiều kinh nghiệm và năng động.

Câu 3: Giới thiệu một nhân vật lịch sử tiêu biểu mà em biết trong phong trào đấu tranh yêu nước và cách mạng của đồng bào Nam Bộ theo gợi ý tiểu sử, chiến công, điều em học được từ nhân vật.

Hướng dẫn trả lời:

Nguyễn Trung Trực tên thật là Nguyễn Văn Lịch, sinh năm 1838 tại xóm nghề thôn Bình Nhựt, tổng Cửu Cư Hạ, huyện Cửu An, phủ Tân An, tỉnh Gia Định (nay thuộc ấp 1, Thạnh Đức, Bến Lức, Long An). Thuở nhỏ, ông còn có tên là Chơn. Ông là thủ lĩnh phong trào khởi nghĩa chống Pháp vào nửa cuối thế kỷ 19 ở Nam Bộ Việt Nam. Ông đã lãnh đạo nghĩa quân nổi dậy ở Tân An, đặc biệt đã chỉ huy nghĩa quân đốt cháy tàu Hi Vọng của giặc Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông. Sau đó, ông cho lập căn cứ, kiên trì chống giặc khắp vùng Rạch Giá, Hà Tiên và đảo Phú Quốc. Năm 1868, Nguyễn Trung Trực bị bắt và đưa đi hành hình, ông đã dõng dạc hô lớn: “Bao giờ người Tây nhổ hết cỏ nước Nam thì mới hết người Nam đánh Tây”

VẬN DỤNG 

Câu 1: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây.

a) Làm một áp phích giới thiệu về hoạt động sản xuất của người dân ở vùng Nam Bộ theo gợi ý sau:

- Lựa chọn một hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ.

- Tìm và chọn lọc thông tin, tranh ảnh về hoạt động sản xuất mà em chọn.

- Sắp xếp tranh ảnh, thông tin vào áp phích để giới thiệu về hoạt động sản xuất đó.

- Trang trí và hoàn thiện áp phích.

b) Tìm hiểu một chợ nổi ở vùng Nam Bộ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chợ nổi đó.

Hướng dẫn trả lời:

Em lựa chọn nhiệm vụ b: Tìm hiểu một chợ nổi ở vùng Nam Bộ. Đóng vai hướng dẫn viên du lịch giới thiệu về chợ nổi đó.

Nhắc đến Đồng bằng sông Cửu Long ở Nam Bộ, người ta luôn nhớ đến những khu chợ nổi vô cùng nổi tiếng và đậm dấu ấn văn hóa của người dân nơi đây. Đó là một ngôi chợ mua bán đặc biệt mà cả người bán lẫn người mua buộc phải dùng thuyền hoặc ghe làm phương tiện đi lại và vận chuyển. Chợ Nổi không chỉ là nơi mua bán hoa quả tươi, nông sản và nhiều các mặt hàng khác, nó còn thu hút khách du lịch tham quan và thích thú khám phá lối sống đặc biệt của vùng sông nước.

Câu 2: Việc lấy tên các nhân vật lịch sử (Nguyễn Trung Trực, Trương Định, Nguyễn Thị Định,...) đặt tên cho đường phố, trường học có ý nghĩa như thế nào?

Hướng dẫn trả lời:

- Việc lấy tên các nhân vật lịch sử đặt tên cho đường phố, trường học có ý nghĩa: thể hiện truyền thống của "uống nước nhớ nguồn" của nhân dân ta, thể hiện lòng biết ơn với những người anh hùng dân tộc đã mang lại cho họ sự bình yên và hạnh phúc xua đi cái chiến tranh đau thương giúp họ được sống trong cuộc sống hòa bình ko có chiến tranh đau thương và mất mát

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 CD bài 19: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Nam Bộ, giải sách Lịch sử và địa lí 4 cánh diều tập 1 siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 cánh diều

CHỦ ĐỀ 3. VÙNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG

 

Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com