Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 1: Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống 1: Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 1. LÀM QUEN VỚI PHƯƠNG TIỆN HỌC TẬP MÔN LỊCH SỬ VÀ ĐỊA LÍ

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Hai bạn trong hình đang trao đổi về nội dung gì? Hãy kể tên một số phương tiện học tập lịch sử và địa lí mà em biết.

Một số phương tiện học tập lịch sử

Đáp án:

  • Hai bạn đang trao đổi về một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí

  • Một số phương tiện học tập Lịch sử và địa lí:  bản đồ, lược đồ, biểu đồ, tranh ảnh, hiện vật, nguồn tư liệu,...

- Quan sát bức tranh ta thấy, hai bạn đang trao đổi về một số phương tiện để giúp học tốt học môn Lịch sử và địa lí.

- Một số phương tiện học tập lịch sử và địa lí mà em biết gồm:

  • Bản đồ, lược đồ, biểu đồ

  • Tranh ảnh, hiện vật

  • Các nguồn tư liệu…

KHÁM PHÁ

1. BẢN ĐỒ, LƯỢC ĐỒ

Câu hỏi: Quan sát các hình 1, 2, em hãy:

- Đọc tên bản đồ, lược đồ và cho biết bảng chú giải thể hiện những đối tượng nào?  Chỉ một nơi có độ cao trên 1500m ở hình 1:

Hình 1

- Chỉ hướng tiến quân của quận Hai Bà Trưng ở hình 2.

Hình 2

Đáp án:

- Hình 1: bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam.

- Hình 2: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

  • Bảng chú giải thể hiện đối tượng:  

    • Bản đồ: Phân tầng độ cao, sông, hồ, thủ đô, biên giới quốc gia. 

    • Lược đồ: Nơi Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa, hướng tiến quân của Hai Bà Trưng,thời gian xảy ra sự kiện, nơi đóng đô của Trưng Vương, Bản doanh của Thái Thú Tô Định bị đánh chiếm, nơi các đội nghĩa quân nổi dậy, tên quận. 

  • Một nơi có độ cao trên 1500m ở Hình 1: Dãy Hoàng Liên Sơn

  • Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng ở Hình 2: Hát Môn-> Mê Linh->Cổ Loa-> Luy Lâu.

- Quan sát hình 1 em thấy:

+ Tên bản đồ: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam

+ Bảng chú giải thể hiện các đối tượng: Phân tầng độ cao, sông, hồ, thủ đô, biên giới quốc gia. 

+ Nơi có độ cao trên 1500m ở bản đồ hình 1 là: Dãy núi Hoàng Liên Sơn

- Quan sát hình 2 em thấy:

+ Tên lược đồ: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40.

+ Bảng chú giải thể hiện các đối tượng: 

  • Nơi Hai Bà Trưng phát động khởi nghĩa

  • Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng,

  • Thời gian xảy ra sự kiện, 

  • Nơi đóng đô của Trưng Vương, 

  • Bản doanh của Thái Thú Tô Định bị đánh chiếm, 

  • Nơi các đội nghĩa quân nổi dậy, tên quận. 

+ Hướng tiến quân của Hai Bà Trưng ở Hình 2: Hát Môn-> Mê Linh->Cổ Loa-> Luy Lâu.

2. BẢNG SỐ LIỆU, BIỂU ĐỒ, TRỤC THỜI GIAN

Câu 1: Em hãy đọc bảng diện tích và số dân của 1 số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020.

Câu 2

Đáp án:

Hà Nội : 

  • Diện tích: 3359 km2

  • Số dân: 8247 nghìn người

Diện tích và số dân của một số tỉnh, thành ở nước ta năm 2020 như sau:

+ Hà Nội : Diện tích: 3359 ki lô mét vuông, số dân 8247 nghìn người

+ Đà Nẵng: Diện tích 1285 ki lô mét vuông, số dân 1170 nghìn người

+ Lâm Đồng: Diện tích 9783 ki lô mét vuông, số dân 1310 nghìn người

+ Thành phố HCM: Diện tích 2061 ki lô mét vuông, số dân 9228 nghìn người

+ Cần Thơ: Diện tích 1439 ki lô mét vuông, số dân 1241 nghìn người

Câu 2: Quan sát hình 4, em hãy cho biết tỉnh thành phố nào có diện tích lớn nhất

Câu 2

Đáp án:

Lâm đồng có diện tích lớn nhất là 9783 km2

Quan sát biểu đồ hình 4 ta thấy:

  • Hà Nội : 3359 km2

  • Đà Nẵng: 1285 km2

  • Lâm Đồng: 9783 km2

  • Thành phố Hồ Chí Minh: 2061 km2

  • Cần Thơ: 1439 km2

=> Như vậy, Lâm đồng là tỉnh có diện tích lớn nhất với 9783 km2

Câu 3: Quan sát hình 5, em hãy giới thiệu các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ 1945 đến 1975.

Câu 3

Đáp án:

Qua hình 5 ta thấy:

  • 1945: Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập.

  • 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi

  • 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi

Các mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử tương ứng của Việt Nam từ 1945 đến 1975 được thể hiện cụ thể trên biểu đồ như sau:

  • Năm 1945: Cách mạng tháng 8 thành công, nước Việt Nam dân chủ Cộng hòa được thành lập.

  • Năm 1954: Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi

  • Năm 1975: Chiến dịch Hồ Chí Minh thắng lợi

3. HIỆN VẬT TRANH ẢNH

Câu hỏi: Quan sát hình 7, 8 em hãy:

- Mô tả mũi tên đồng Cổ Loa

Hình 7

- Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm

Hình 8

Đáp án:

- Mô tả mũi tên đồng Cổ Loa: Hầu hết mũi tên có 3 cạnh, có trụ, có cánh và có chuôi.

- Mô tả bức ảnh cánh đồng Phong Nậm: Nhiều núi cao đồ sộ, nhiều cây cối xanh, không gian rộng lớn. Cánh đồng được chia thành nhiều ô khác nhau, xanh ngát bởi những ô lúa mạ non.

 

Mũi tên đồng Cổ Loa

Cánh đồng Phong Nậm

 

Đặc điểm

Hầu hết mũi tên có 3 cạnh, có trụ, có cánh và có chuôi…

- Nhiều núi cao đồ sộ, nhiều cây cối xanh, không gian rộng lớn.

- Cánh đồng được chia thành nhiều ô khác nhau, xanh ngát bởi những ô lúa mạ non.

LUYỆN TẬP

Câu 1: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí theo gợi ý hình bên 

Đáp án:

Phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa Lí: 

- Phương tiện chính để học tập môn Lịch sử và địa lí là bản đồ, lược đồ và tranh ảnh.

- Các phương tiện đó được thể hiện trên sơ đồ tư duy như sau:

Câu 2: Tìm ví dụ trong sách giáo khoa Lịch sử và Địa lí 4 về các phương tiện học tập môn học: bản đồ, lược đồ, bảng số liệu, hiện vật, tranh ảnh, trục thời gian (mỗi phương tiện lấy hai ví dụ) 

Đáp án:

Ví Dụ

  • Bản đồ: Địa hình phần đất liền Việt Nam, Hành chính Việt Nam 

  • Lược đồ: Khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40, địa hình và một số khoáng sản vùng Trung du và miền núi Bắc bộ 

  • Bảng số liệu: Diện tích số dân của một số tỉnh, thành phố ở nước ta năm 2020,

  • Hiện vật: Mũi tên Đồng Cổ Loa, mộ bia tiến sĩ trong văn miếu Quốc Tử Giám

  • Tranh, ảnh: Cánh đồng Phong Nậm, đoạn sông Hậu chảy qua thành phố Cần Thơ

  • Trục thời gian: Trục thời gian thể hiện một số sự kiện tiêu biểu Việt Nam từ năm 1945 đến 1975, tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các thời kỳ.

(Em mở sách lịch sử và địa lí để tìm một số ví dụ khác với ví dụ của bản cũ)

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Hãy cùng bạn thực hành sử dụng một phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa Lí 

Đáp án:

VD: HS cùng bạn quan sát bản đồ sưu tập được:

  • Tây Bắc Bộ: Lào Cai, Yên Bái, Điện Biên, Hòa Bình, Lai Châu, Sơn La

  • Đông Bắc Bộ: Hà Giang, Cao Bằng, Bắc Kạn, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Thái Nguyên, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh.

  • Đồng bằng sông Hồng: Bắc Ninh, Hà Nam, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên, Hải Phòng, Nam Định, Ninh Bình, Thái Bình, Vĩnh Phúc.

(Em lấy một bản đồ khác có trong sách lịch sử và địa lí 4 để thực hành tương tự)

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 kết nối 1: Làm quen với phương tiện học tập môn lịch sử và địa lí, giải sách Lịch sử và địa lí 4 KNTT siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức

MỞ ĐẦU

CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net