KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Em có biết sông Hồng bắt nguồn từ đâu? Sông Hồng chảy qua những tỉnh, thành phố nào ở nước ta?
Đáp án:
Theo em, Sông Hồng bắt nguồn từ Trung Quốc.
Sông chảy qua 9 tỉnh, thành là Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ, Vĩnh Phúc, Hà Nội, Hưng Yên, Hà Nam, Thái Bình và Nam Định
KHÁM PHÁ
1. VỊ TRÍ VÀ TÊN GỌI SÔNG HỒNG
Câu hỏi: Dựa vào bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam ở bài 1, trang 7 và thông tin, em hãy:
- Xác định vị trí thông tin trên bản đồ
- Kể tên một số tên gọi khác của sông Hồng
Đáp án:
- Vị trí của sông Hồng trên bản đồ là sông Hồng trải rộng từ vĩ độ 21°34´B (huyện Lập Thạch) tới vùng bãi bồi khoảng 19°5´B (huyện Kim Sơn), từ 105°17´Đ (huyện Ba Vì) đến 107°7´Đ (trên đảo Cát Bà). Toàn vùng có diện tích 21.259,6 km², tỷ lệ khoảng 4,5% tổng diện tích cả nước.
- Một số tên gọi khác của sông Hồng: Nhị Hà, Hồng Hà,..
2. VĂN MINH SÔNG HỒNG
a) Thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3 em hãy trình bày một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng.
Đáp án:
Một số thành tựu tiêu biểu của văn minh sông Hồng:
Sự ra đời của nhà nước Văn Lang, Âu Lạc: Nhà nước Văn Lang (ra đời cách ngày nay khoảng 2700 năm) và nhà nước Âu Lạc (ra đời cách ngày nay khoảng 2300 năm).
trống đồng Đông Sơn: là một tác phẩm nghệ thuật tiêu biểu cho tài năng sáng tạo của người Việt cổ. Trống đồng Đông Sơn được dùng trong lễ hội, làm hiệu lệnh chiến đấu....
b) Đời sống của người Việt cổ
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 4, em hãy mô tả một số nét chính về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Đáp án:
Đời sống vật chất:
nguồn lương thực chính là thóc gạo
người Việt cổ ở nhà sàn
đi lại bằng thuyền
nam thường đóng khố cởi trần, nữ mặc váy và áo yếm.
Họ biết trồng dâu, nuôi tằm, dệt vải,..
Đời sống tinh thần:
Có tín ngưỡng thờ cúng tổ tiên, các vị thần như: thần Sông, thần Núi.
Có tục nhuộm răng đen, ăn trầu,..
Câu 2: Câu chuyện Bánh chưng, bánh giầy ở bài 7 trang 35 cho em biết điều gì về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ.
Đáp án:
- Câu chuyện bánh chưng, bánh giầy cho em biết nhiều nét đẹp trong đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ. Cụ thể là:
Về đời sống vật chất | Về đời sống tinh thần |
loại lương thực chính của cư dân Việt cổ là lúa gạo, chủ yếu là gạo nếp; người Việt cổ đã biết chăn nuôi một số loại gia súc (thể hiện qua chi tiết: nguyên liệu làm bánh chưng, bánh giầy là: gạo nếp, đỗ xanh, thịt lợn). | người Việt cổ có tục thờ cúng tổ tiên và các vị thần tự nhiên (thể hiện ở chi tiết: dâng bánh chưng, bánh giầy để cúng trời đất, Tổ tiên). |
3. GÌN GIỮ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ CỦA SÔNG HỒNG.
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 5, 6 em hãy đề xuất một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng.
Đáp án:
Một số biện pháp để góp phần gìn giữ và phát huy giá trị của sông Hồng:
+ Khai thác hợp lý
+ Bảo vệ môi trường
+ Chung tay bảo vệ nguồn nước ở sông Hồng.
+ Tuyên truyền người dân không xả rác xuống sông;
+ Xử lý nghiêm hoạt động khai thác cát sỏi trái phép;
+ Quy hoạch không gian cảnh quan hai bờ sông;
+ Tổ chức các tuyến du dịch trên sông để du khách biết đến và trân trọng vẻ đẹp, giá trị của sông Hồng,...
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập và hoàn thành bảng mô tả( theo gợi ý dưới đây) về đời sống vật chất và tinh thần của người Việt cổ
Đáp án:
Đời sống của người Việt cổ | Biểu hiện | |
Đời sống vật chất | Thức ăn (lương thực) | - Lúa gạo, chủ yếu là gạo nếp. |
Nhà ở | - Nhà sàn được làm từ: gỗ, tre, nứa,… lợp bằng rơm, rạ | |
Trang phục | - Nam đóng khố, mình trần, đi chân đất/ - Nữ mặc váy, áo yếm. | |
Phương tiện đi lại | - Thuyền, bè là phương tiện đi lại chủ yếu. Họ thường xuyên đi bộ | |
Đời sống tinh thần | Tín ngưỡng | - Thờ cúng tổ tiên; thờ các vị thần |
Phong tục, tập quán | Nhuộm răng, ăn trầu,xăm mình,… - Hóa trang, nhảy múa,… trong các dịp lễ hội - Cúng giao thừa - Lễ tết |
Câu 2: Giới thiệu một câu chuyện dân gian về đời sống của người Việt cổ. Câu chuyện đó giúp em biết điều gì về đời sống của con người thời kỳ đó?
Đáp án:
Một câu chuyện dân gian mà em thấy tâm đắc nhất là câu chuyện về sự tích Chử Đồng Tử và Nàng công chúa Tiên Dung.
Chuyện kể rằng, ngày xưa ở thôn Chử Xá, có 2 cha con nhà Chử vì cháy nhà mà chẳng còn lại gia sản gì, chỉ còn lại mỗi chiếc khố hai cha con thay nhau mặc mà đi kiếm sống. Nhưng khi người cha quá cố của chàng Chử Đồng Tử qua đời, chàng đã chôn chiếc khố độc nhất ấy cùng cha, ban ngày ngâm nửa mình dưới nước mon men đến các mạn thuyền xin ăn hoặc đánh tôm đánh cá.
Đương đời vua Hùng thứ III trong thế hệ vua Hùng thứ XVIII ấy có người con gái tên Tiên Dung, con gái của Vua đã đến tuổi cập kê. Nhưng nàng nào muốn an phận cưới chồng mà chỉ muốn ngao du sơn thủy, ngày ngày giong thuyền đi khắp nơi. Một hôm nọ, thuyền của Tiên Dung đã tiến đến khu vực mà Chử Đồng Tử thường ngày ngâm mình khiến chàng hoảng sợ tìm chỗ ẩn nấp. Thấy cảnh đẹp, Tiên Dung bèn lệnh cho người hầu dựng màn ở bụi lau để nàng tắm, vô tình nơi ấy là nơi mà Chử Đồng Tử đang ẩn nấp.
Nước xối làm lộ ra thân hình Chử Đồng Tử dưới cát, làm Tiên Dung ngạc nhiên vô cùng. Sau khi nghe chàng trình bày sự tình, thấy chàng thật thà và hiếu thảo, khôi ngô cường tráng, thú vị hiếm có, Tiên Dung lấy lòng yêu thích, từ đó nguyện cùng chàng chung sống vợ chồng.
Qua câu chuyện giúp em nhận thấy rằng từ thời xa xưa dân Việt cổ ta đã mặc trang phục nam đóng khố, và người dân chủ yếu đi lại bằng thuyền bè, có nhiều lễ hội được diễn ra và được lưu giữ đến tận ngày nay.
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Em hãy tìm hiểu và kể tên một số phong tục, tập quán của người Việt cổ còn được lưu giữ đến ngày nay.
Đáp án:
Tục làm bánh chưng bánh giầy.
- Tục thờ cúng tổ tiên.
- Nghề nông nghiệp trồng lúa nước phát triển.
- Thuật luyện kim.
- Ăn trầu
- Làm gốm
- Nghề luyện kim đồng thau, lưỡi cày đồng
- Dệt vải