KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hình dưới đây gợi cho em liên tưởng đến sự tích nào gắn với Hà Nội? Hãy chia sẻ những hiểu biết của em về Hà Nội
Đáp án:
Qua bức hình giúp em liên tưởng đến hoạt động múa rối - món ăn tinh thần của rất nhiều người Hà Nội
Hiểu biết về Hà Nội:
Hà Nội là thủ đô của nước Việt Nam, trung tâm kinh tế, tài chính lớn của Việt Nam với lịch sử hàng ngàn năm văn hiến.
Hà Nội nằm về phía tây bắc của trung tâm vùng đồng bằng châu thổ sông Hồng, với địa hình bao gồm vùng đồng bằng trung tâm và vùng đồi núi ở phía bắc và phía tây thành phố.
Hà Nội nằm trong top 17 Thủ đô có diện tích lớn nhất thế giới với 3.324,92 km2.
KHÁM PHÁ
1. VỊ TRÍ VÀ TÊN GỌI THĂNG LONG - HÀ NỘI
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy xác định vị trí địa lý của Thăng Long- Hà Nội trên lược đồ
Đáp án:
Vị trí của Thăng Long - Hà Nội trên lược đồ: Nằm ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ
Câu 2: Dựa vào hình 3, hãy kể các tên gọi khác nhau của Thăng Long- Hà Nội.
Đáp án:
Các tên gọi khác nhau của Thăng Long - Hà Nội:
1397: Đông Đô
1408: Đông Quan
1430: Đông Kinh
2. LỊCH SỬ THĂNG LONG - HÀ NỘI
Câu 1: Khai thác tư liệu, em hãy phân tích một số đặc điểm tự nhiên nổi bật của khu vực thành Đại La- Thăng Long
Đáp án:
- Một số đặc điểm tự nhiên của Thăng Long qua Chiếu dời đô là:
+ Ở giữa khu vực trời đất; chính giữa nam bắc đông tây.
+ Thế rồng cuộn, hổ ngồi; tiện nghi núi sông sau trước.
+ Mặt đất rộng, bằng phẳng; thế đất cao;
+ Muôn vật tốt tươi, phồn thịnh.
Câu 2: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 4 đến 8 em hãy :
- Nêu một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long- Hà Nội.
- Kể một câu chuyện liên quan đến Thăng Long- Hà Nội mà em ấn tượng nhất
Đáp án:
- Một số sự kiện tiêu biểu gắn với lịch sử Thăng Long- Hà Nội: sự kiện Thăng Long tứ trấn, Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm báu cho rùa vàng, vua Lý dời đô về Thăng Long,...
- Câu chuyện mà em cảm thấy ấn tượng nhất là câu chuyện: sự tích Hồ Gươm
Thời giặc Minh đặt ách đô hộ ở nước Nam, chúng coi dân như cỏ rác, tác oai tác quái làm nhiều điều trái với đạo lý. Nghĩa quân Lam Sơn nhiều lần đứng lên chống giặc nhưng đều bị thất bại.
Thấy vậy Đức Long Quân quyết định cho nghĩa quân mượn Gươm thần để đánh giặc. Một lần khi bị thua phải tháo chạy Lê Lợi đi qua khu rừng, thấy chuôi gươm nạm ngọc trên ngọn cây đa tỏa ánh sáng, nhớ tới lưỡi gươm ở nhà Thận Lê Lợi giắt vào lưng đem về. Ba ngày sau, Lê Lợi gặp lại mọi người đã kể lại chuyện bắt được chuôi gươm. Lê Thận đem gươm ra tra vào chuôi thì vừa khớp với nhau. Lê Thận nâng gươm trao cho Lê Lợi và nói rằng đây là Trời có ý phó thác cho minh công làm việc lớn. Lê Lợi với thanh gươm báu cùng nhuệ khí nghĩa quân ngày một lớn mạnh. Trên các trận đánh làm quân Minh kinh hồn bạt vía.
Uy danh của nghĩa quân vang dội khắp nơi. Chiến lợi phẩm thu về ngày càng nhiều. Thế chủ động tấn công ngày một cao, chẳng mấy chốc đã đuổi được sạch bóng giặc Minh khỏi bờ cõi. Một năm sau khi đuổi giặc Minh, vua Lê Lợi cưỡi thuyền rồng dạo quanh hồ Tả Vọng. Nhân đó Long Quân sai Rùa vàng lên đòi lại thanh gươm thần. Thuyền rồng ra giữa hồ, thấy có Rùa lớn xuất hiện, vua truyền lệnh cho thuyền chậm lại. Rùa vàng tiến về phía vua và nói: “Xin bệ hạ hoàn gươm lại cho Long Quân”. Nghe Rùa vàng nói vua hiểu ý, rút gươm trả cho Rùa vàng. Rùa vàng lập tức há miệng đỡ lấy thanh gươm và từ từ chìm xuống nước.
Gươm và Rùa đã chìm xuống nước nhưng người ta thấy có ánh sáng loang loáng dưới mặt hồ xanh. Từ đó hồ Tả Vọng mang tên là hồ Gươm hay là hồ Hoàn Kiếm
3. THỦ ĐÔ HÀ NỘI NGÀY NAY
Câu 1: Đọc thông tin và quan sát các hình từ 9 đến 11, em hãy cho biết Hà Nội là trung tâm quan trọng của cả nước ở các lĩnh vực nào?
Đáp án:
- Hà Nội là trung tâm quan trọng trong lĩnh vực:
văn hóa
giáo dục
lịch sử
khoa học và công nghệ
kinh tế
giao dịch quốc tế .
Câu 2: Quan sát hình 12, cho biết các bạn nhỏ đang làm gì? việc làm đó có ý nghĩa như thế nào?
Đáp án:
- Các bạn nhỏ đang học nặn tò he.
- Điều đó thể hiện thế hệ trẻ ngày nay vẫn nuôi dưỡng, lưu giữ nhiều giá trị văn hóa truyền thống lâu đời của dân tộc và phát triển truyền thống tốt đẹp ấy.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Kể lại một câu chuyện về lịch sử Thăng Long- Hà Nội
Đáp án:
Hồ Hoàn Kiếm là nơi cư ngụ của cụ rùa thiêng, mấy năm gần đây cụ rùa thỉnh thoảng lại nổi lên làm xôn xao con cháu. Giữa hồ có một cái gò nhỏ, gọi là Quy Sơn, nơi tháp rùa nay đã trở thành một biểu tượng thân quen, có giá trị tinh thân vô giá với Hà Nội.
Dưới thời Lý Trần, khu vực Đông của Thăng Long không được chú trọng nhiều, và hồ nước ở đó gọi là hồ Lục Thủy, thông với sông Hồng, do màu nước xanh đặc biệt.
Vua Lê đi thuyền từ sông Hồng có thể vào hồ, từ đây lên chùa Báo Thiên. Truyền thuyết Lê Lợi trả gươm còn lưu truyền đến ngày nay. Đền thờ Lê Lợi ngày nay nằm ở phía tây hồ, trên phố Lê Thái Tổ với bức tượng đồng vua đứng cầm gươm chĩa xuống hồ, đứng trên một cây cột đá. Đến Hà Nội dịp 1.000 năm cũng nên một lần đến di tích này.
Câu 2: Vì sao nói Hà Nội là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hóa, giáo dục của đất nước?
Đáp án:
+ Hà Nội là thủ đô của nước ta. Đây là nơi làm việc của các cơ quan lãnh đạo cao nhất của đất nước.
+ Quốc Tử Giám ở Hà Nội là trường đại học đầu tiên của nước ta. Ngày nay, Hà Nội là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu, trường đại học, bảo tàng, thư viện hàng đầu của cả nước.
+ Hà Nội còn có các nhà máy, khu công nghệ cao, làng nghề,.. làm ra nhiều sản phẩm phục vụ cho nhu cầu trong nước và xuất khẩu.
+ Nhiều trung tâm thương mại. giao dịch trong và ngoài nước đặt tại Hà Nội, như các chợ lớn, siêu thị, hệ thống ngân hàng, bưu điện,...
VẬN DỤNG
Câu hỏi: Thiết kế một tấm áp phích tuyên truyền về việc bảo vệ di tích lịch sử - văn hóa, danh lam thắng cảnh hoặc giá trị văn hóa truyền thống của Hà Nội.
Đáp án: