Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 23. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN 

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: Từ bao đời nay, cồng chiêng đã trở thành một phần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của đồng bào Tây Nguyên. Em biết dân tộc nào ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng? Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên có điểm gì đặc biệt?

Đáp án:

- Các dân tộc ở Tây Nguyên gắn bó với cồng chiêng là: Ê Đê, Gia Rai, Ba Na, Mạ, Xơ Đăng, Cơ Ho, Mnông…

- Điểm đặc biệt của lễ hội cồng chiêng:

+ Được tổ chức luân phiên hằng năm ở các tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

+ Trong lễ hội, nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

+ màn biểu diễn vũ điệu cồng chiêng hết sức đặc sắc để cầu Thần Lửa.

KHÁM PHÁ

1. KHÔNG GIAN VĂN HÓA CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy: 

- Kể tên một số dân tộc là chủ nhân của Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên.

- Cho biết cồng chiêng được sử dụng trong những dịp nào của đồng bào Tây Nguyên?

Đáp án:

- Không gian văn hóa Cồng Chiêng Tây Nguyên trải dài trên 5 tỉnh Tây Nguyên: Kon Tum, Gia Lai, Đắk Lắk, Đắk Nông và Lâm Đồng. Chủ thể của không gian văn hóa này gồm nhiều dân tộc khác nhau: Ê đê, Jarai, Ba Na, Mạ, Lặc...

- Cồng chiêng được sử dụng trong những dịp làm nghi lễ cưới hỏi, ngày hội và sinh hoạt cộng đồng.

2. LỄ HỘI CỒNG CHIÊNG TÂY NGUYÊN.

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 2, em hãy mô tả những nét chính về lễ hội Cồng chiêng.

Đáp án:

Lễ hội cồng chiêng đã được UNESCO công nhận là di sản truyền khẩu và phi vật thể nhân loại. Cồng chiêng là một loại nhạc cụ Châu Á thuộc bộ gõ, đây là một loại nhạc cụ đặc trưng của một số dân tộc thiểu số và có tên tiếng anh là goong. Mang đến những tiếng cồng trầm đục, vừa trầm lắng vừa hào hùng, vọng khắp núi rừng.

Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên được tổ chức từ tháng 3 đến tháng 12 (dương lịch) hằng năm, luân phiên ở năm tỉnh thuộc Không gian văn hóa Cồng chiêng Tây Nguyên với phần lễ và phần hội.

Mở đầu phần lễ, mọi người sẽ cùng nghe lịch sử và một số phong tục văn hoá của người dân nơi đây. Tiếp đó là hoạt động tái hiện lại các nghi lễ truyền thống của các dân tộc Tây Nguyên như: lễ cúng Cơn mưa đầu mùa, lễ Mừng lúa mới, lễ Mừng nhà rộng mới,... của dân tộc Gié Triêng (tỉnh Kon Tum).

Đến phần hội, mọi người cùng nhau hòa mình trong các điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

LUYỆN TẬP

Câu 1: Lập và hoàn thiện bảng hệ thống( theo gợi ý dưới đây) về một số hoạt động chính trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên.

Đáp án:

TT

Hoạt động chính

1

Nghệ nhân của các tỉnh sẽ trình diễn cồng chiêng, biểu diễn không gian văn hóa của tỉnh mình.

2

Phục dựng nhiều lễ hội dân gian đặc sắc gắn với diễn tấu cồng chiêng như: lễ Ăn cơm mới của dân tộc Ê Đê, lễ Sạ lúa của dân tộc Chu Ru…

3

phần hội, mọi người cùng nhau múa điệu múa và trò chơi dân gian đặc sắc như: hát dân ca, diễn xướng sử thi Tây Nguyên,...

Câu 2: Em ấn tượng với hoạt động nào trong lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên? Vì sao?

Đáp án:

Em ấn tượng nhất với hoạt động phục dựng các lễ hội dân gian gắn với diễn tấu cồng chiêng và các cuộc thi như: tạc tượng gỗ, dệt thổ cẩm, diễn xướng sử thi,... vì hoạt động này giúp cho em biết thêm nhiều hơn về không gian văn hóa từ xưa với những trò chơi bổ ích. Đặc biệt em ấn tượng với lễ hội cầu an của dân tộc Ba Na.

Lễ hội cầu an là loại hình văn hóa tín ngưỡng độc đáo của tộc người Ba Na ở Tây Nguyên nói chung, vùng Ba Na - Hơ Moong (Kon Tum) nói riêng, thể hiện sự tôn kính của đồng bào đối với các bậc thần linh. Lễ hội có từ xa xưa, truyền lại cho con cháu, bắt nguồn từ truyền thuyết ngày xưa trong làng bị đại dịch, không có thuốc men, dân làng chết nhiều. Người dân đã bắt dê làm vật tế thần, cầu mong thần linh xua đuổi tà ma. Kể từ khi đó hết dịch bệnh, không còn ai chết nữa nên lễ hội được duy trì hàng năm.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Tìm hiểu thông tin và cho biết ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên còn có dân tộc nào trên đất nước Việt Nam cũng sử dụng cồng chiêng?

Đáp án:

Ngoài các dân tộc ở Tây Nguyên, Dân tộc Mường cũng sử dụng cồng chiêng.

Cồng chiêng tham gia vào tất cả các hoạt động đời sống người Mường, gắn liền với vòng đời của mỗi người từ khi sinh ra cho đến khi về với đất mẹ. Chính vì vậy, người Mường coi cồng chiêng là báu vật của mình và giữ gìn qua các thế hệ. Cồng chiêng xuất hiện chan hòa nắng gió từ bao giờ không ai rõ

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên, giải sách Lịch sử và địa lí 4 KNTT siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức

MỞ ĐẦU

CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com