Câu hỏi: Quan sát những hình bên và chia sẻ những thông tin mà em biết liên quan đến hình ảnh đó.
Hãy giới thiệu những phong tục tương tự ở địa phương em.
Đáp án:
- Qua hình ảnh trên là cảnh tượng mọi người xúm lại bên nhau cùng gói bánh chưng ngày Tết âm, hay còn gọi là Tết Nguyên Đán. Bánh chưng được ví như mặt đất, tượng trưng cho sự đủ đầy, ấm no và hạnh phúc. Dù là người con xa xứ hay đang ở quê nhà, cứ mỗi độ xuân về nhất định phải có một cặp bánh chưng để lên bàn thờ tổ tiên và mời người thân, bạn bè cùng thưởng thức thì mới vẹn tròn nghĩa tình yêu thương.
- Những phong tục, điển hình ở địa phương em là:
+ Làm bánh chưng, bánh tét ngày tết Nguyên đán.
+ Tổ chức lễ hội đình, làng đầu năm
+ Tục thờ cúng ông bà tổ tiên
+ Tục ăn trầu, nhuộm răng đen
1. VĂN HOÁ TRUYỀN THỐNG
Câu hỏi: Đọc thông tin và dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương, hãy thực hiện nhiệm vụ:
- Kể tên một số phong tục, tập quán, nhà ở, lễ hội và món ăn ở địa phương em.
- Giới thiệu với bạn về một loại trang phục hoặc một món ăn/ một lễ hội tiêu biểu ở địa phương em.
Đáp án:
- Ở địa phương em có một số phong tục, tập quán, nhà ở lễ hội và món ăn như:
phong tục, tập quán: thôi nôi, cưới, ma chay, phong tục lễ hội, văn hoá, sinh hoạt, cưới xin, ma chay…
và các lễ hội như: đua thuyền, trọi trâu, rước đèn, thả đèn hoa đăng,...
món ăn: bánh tẻ, bánh gai, bún chả, tré,...
- Giới thiệu về lễ hội Đền Hùng ở Phú Thọ: Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mùng 10-3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ. Trong ngày lễ, người dân thường đến Đền Hùng để cúng tế và tham gia các hoạt động văn hóa, nghệ thuật, thể thao và trò chơi dân gian. Lễ hội Đền Hùng không chỉ là nơi để tưởng nhớ quá khứ mà còn là dịp để tạo sự đoàn kết, giao lưu giữa các vùng miền và cầu mong cho sự bình an, phát triển của đất nước Việt Nam.
2. TÌM HIỂU VÀ KỂ CHUYỆN VỀ DANH NHÂN
Câu hỏi:
- Kể lại câu chuyện về một danh nhân ở địa phương (theo gợi ý dưới đây):
- Tên danh nhân
- Danh nhân đó gắn với câu chuyện nào?. Kể vắn tắt nội dung câu chuyện
- Em học được điều gì từ danh nhân đó.
Đáp án:
Dân tộc Việt Nam đã trải qua những năm tháng chiến tranh. Rất nhiều vị anh hùng đã góp phần làm nên lịch sử của dân tộc. Một trong số đó phải kể đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, tên khai sinh là Võ Giáp, bí danh là Văn. Ông sinh ra trong một gia đình nhà nho giàu truyền thống yêu nước, nên từ nhỏ đã được giáo dục về lòng căm thù giặc và tình yêu quê hương, đất nước.
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Võ Nguyên Giáp được Chủ tịch Hồ Chí Minh tin tưởng, giao cho nắm giữ trọng trách quan trọng. Chuyện kể rằng cuối năm 1954, Ban Thường vụ T.Ư quyết định thành lập Bộ Chỉ huy và Đảng ủy Mặt trận Điện Biên Phủ do Đại tướng Võ Nguyên Giáp làm Chỉ huy trưởng kiêm Bí thư Đảng ủy Mặt trận. Trước khi ra mặt trận, Bác Hồ có hỏi: “Chú đi xa như vậy, chỉ đạo chiến trường có gì trở ngại?”. Đại tướng trả lời: “Thưa Bác, chỉ trở ngại là ở xa, khi có vấn đề gì quan trọng, khó xin ý kiến của Bác và Bộ Chính trị!”. Bác bảo: “Tướng quân tại ngoại, trao cho chú toàn quyền quyết định rồi báo cáo sau”. Khi chia tay, Bác căn dặn: “Trận này rất quan trọng, phải đánh cho thắng, chắc thắng mới đánh, không chắc thắng, không đánh!”.
Nhờ có sự tin tưởng tuyệt đối của Bác Hồ đã củng cố quyết tâm thực hiện phương châm tác chiến phải “đánh chắc, tiến chắc” của Đại tướng. Kết quả là chiến dịch Điện Biên Phủ đã giành thắng lợi vẻ vang.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp được coi là người anh cả của Quân đội nhân dân Việt Nam. Ông đã trở thành tấm gương sáng ngời để thế hệ sau noi theo.
LUYỆN TẬP
Câu 1: Lập và hoàn thiện bảng (theo gợi ý dưới đây) về một số nét văn hóa truyền thống tiêu biểu của địa phương em.
Đáp án:
STT | Lĩnh vực | Tên gọi | Mô tả |
1 | Lễ hội | Lễ hội đua thuyền | chiếc thuyền được làm thủ công, nghệ nhân mặc những bộ quần áo đặc trưng. các tay đua khom mình gò lưng đẩy mái chèo theo hiệu lệnh của người chỉ huy. |
2 | Món ăn | rau sắn | Nấu kèm lá sắn có cà gai, thêm vào đó là bông đu đủ đực, măng tươi và vài trái ớt hiểm xanh. |
3 | Phong tục tập quán | Phong tục ăn trầu của người lớn tuổi | Dùng miếng vôi quét lên lá trầu và nhai cùng cau |
4 | Trang phục | áo dài | Gọi là áo dài là theo cấu tạo của áo, thân áo gồm 2 mảnh bó sát eo của người phụ nữ rồi từ đáy lưng, 2 thân thả bay xuống tận gót chân tạo nên những bước đi duyên dáng, mềm mại, uyển chuyển hơn cho người con gái. |
Câu 2: Giới thiệu về một lễ hội hoặc một danh nhân tiêu biểu ở địa phương em
Đáp án:
Danh nhân Chu Văn An (1292-1370) tên thật là Chu An, quê ở thôn Văn, xã Quang Liệt, huyện Thanh Đàm (nay thuộc xã Thanh Liệt, huyện Thanh Trì, Hà Nội). Theo Giáo sư Sử học Lê Văn Lan, ngay từ khi còn trẻ, ông đã nổi tiếng là người cương trực, luôn sửa mình trong sạch, không mưu cầu danh lợi, dù từng đỗ Thái học sinh (Tiến sĩ), song không ra làm quan, mà về quê nhà mở trường dạy học. Thời đó trường học không có nhiều, phần lớn người dân chịu cảnh thất học, Chu Văn An đã mở trường dạy những người cầu học, chú tâm tới học trò nghèo có trí trau dồi kinh sách, hướng con người đến lễ nghĩa, nhân hậu, thanh tao. Trường có lớp, có thư viện, học trò lên đến ba nghìn người, nhiều người đỗ Tiến sĩ…Sau khi mất, ông được phong tước là Văn Trinh Công, được đưa vào thờ tự tại Văn Miếu, nơi thờ tự của các bậc thánh hiền. Tên tuổi của ông đi vào lịch sử dân tộc như một bậc nho học tiêu biểu của nước Việt, một tấm gương sáng về đạo làm người, đạo làm thầy và đạo học.
Câu hỏi: Lập kế hoạch cho buổi tham quan về một di tích lịch sử- văn hóa của địa phương em (theo gợi ý dưới đây):
- Tên di tích
- Mục đích tham quan
- Thời gian dự kiến
- Chuẩn bị
- Các bước thực hiện
Đáp án:
Tham khảo
Tên di tích: Đền Hùng
Mục đích tham quan : Tìm hiểu về lễ hội ở đền và truyền thuyết về Vua Hùng ở khu Đền Hùng
- Thời gian dự kiến: 6/9- 7/9
- Chuẩn bị: Chuẩn bị đồ ăn, nước uống, aó chống nắng, tiền lẻ, vàng mã, mâm cúng, nhang...
- Các bước thực hiện: Di chuyển từ điểm tập chung đến đền và theo sự sắp đặt của hướng dẫn viên để đi lên khu di tích