KHỞI ĐỘNG
Câu hỏi: Hình dưới đây giúp em biết điều gì về văn hóa của dân tộc mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình? Hãy nêu hiểu biết của em về một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
Đáp án:
-Văn hóa của dân tộc mông ở Mai Châu, tỉnh Hòa Bình thể hiện qua bức hình: lối sống văn hóa cùng nhau tụ tập giao lưu, nhảy múa vào những dịp lễ hội lớn. Ddây là Lễ hội Gầu Tào, là lễ hội lớn nhất và có quy mô cộng đồng duy nhất, gắn với đời sống tâm linh, tinh thần của cộng đồng người Mông.
- Hiểu biết của em về một số nét văn hoá ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
Trung du và miền núi Bắc Bộ có nhiều lễ hội như: lễ hội hoa ban Điện Biên, hội xuân hát giao duyên của người Dao đỏ, lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày -Nùng hay các chợ phiên miền núi nổi tiếng như Bắc Hà, Tả Phìn, Mèo Vạc, Đồng Đăng…
Đặc biệt nơi đây nổi tiếng với lễ hội Gầu tào, lễ hội Lồng tồng,... các lễ hội được tổ chức nhằm cầu cho mọi người có một năm khỏe mạnh, nhiều may mắn, mùa màng bội thu,...
KHÁM PHÁ
1. LỄ HỘI
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 2, 3, em hãy:
- Kể tên một số lễ hội tiêu biểu ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ.
- Mô tả một lễ hội mà em ấn tượng nhất.
Đáp án:
Một số lễ hội tiêu biểu như:
Gầu Tào
Lồng Tồng
Đền Hùng
lễ hội hoa ban Điện Biên
hội xuân hát giao duyên của người Dao đỏ,
lễ hội Lồng Tồng (xuống đồng) của người Tày -Nùng
các chợ phiên miền núi nổi tiếng như Bắc Hà, Tả Phìn, Mèo Vạc, Đồng Đăng…
Lễ hội em ấn tượng nhất là lễ hội Gầu Tào của người dân tộc Mông. Gầu Tàu là một lễ hội tiêu biểu nhất của người Mông với mục đích là cúng tạ trời đất, thần linh phù hộ đã ban cho gia đình sự sức khỏe, thịnh vượng, cầu phúc, cầu lộc ban cho những người dân trong bản Mông một năm mới mùa màng bội thu, gia súc, gia cầm đầy chuồng. Lễ hội hứa hẹn một năm mới mùa màng bội thu, một cuộc sống của bà con các dân tộc thiểu số trên Cao nguyên đá Đồng Văn nói chung và dân tộc Mông nói riêng có một cuộc sống ngày càng ấm no, hạnh phúc.
2. NÉT MÚA DÂN GIAN
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5 em hãy:
- Giới thiệu nét cơ bản về hát Then, múa Xòe Thái của các dân tộc ở vùng Trung du và miền Núi Bắc Bộ.
- Cho biết các loại hình nghệ thuật đó phản ánh điều gì?
Đáp án:
Đặc điểm | Hát Then | Xòe Thái |
Nét cơ bản | là một thể loại dân ca tín ngưỡng của cộng đồng người Choang, dân tộc Tày, Nùng. Mang trường ca, mang màu sắc tín ngưỡng. | là truyền thống múa của người Thái, được biểu diễn vào các dịp lễ tết. |
Ý nghĩa | thuật lại cuộc hành trình lên thiên giới để cầu xin Ngọc hoàng giải quyết một vấn đề gì đó cho gia chủ, mong muốn được gặp nhiều điều may mắn và cuộc sống tốt lành. | là biểu tượng tình yêu của dân tộc Thái, từ yêu cuộc sống lao động cần cù đến tình yêu đôi lứa. |
3. CHỢ PHIÊN VÙNG CAO
Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 6,7, em hãy mô tả cánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ
Đáp án:
- Cảnh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ thường được họp vào những ngày nhất định.
- Không gian chợ rất rộng lớn
- quần áo người dân đủ màu sắc
- Nhiều hàng hóa được bày bán và rất đa dạng mặt hàng.
LUYỆN TẬP
Câu hỏi: Vẽ sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ theo (gợi ý dưới đây).
Đáp án:
Sơ đồ tư duy thể hiện một số nét văn hóa nổi bật ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ:
VẬN DỤNG
Câu hỏi: So sánh chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ với chợ nơi em sống hoặc nơi khác.
Đáp án:
Tham khảo
Đặc điểm | Chợ phiên ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ | Chợ nơi em sống |
Khác nhau | + Họp theo phiên, vào những ngày nhất định. + Phần lớn sản phẩm là: hàng thổ cẩm, công cụ sản xuất, các món ăn đặc trưng. + Chợ là nơi giao lưu và gặp gỡ của mọi người, là nơi kết bạn của nam nữ thanh niên. | + Họp hằng ngày với quy mô nhỏ của một thôn, làng hoặc khu dân cư. + Các sản phẩm chủ yếu là: lương thực, thực phẩm (thịt, cá, rau, củ,…), gia vị và một số đồ gia dụng thiết yếu. + Chợ là nơi buôn bán hàng hóa đơn thuần, không phải là nơi giao lưu, kết bạn. |
Giống nhau | +phần lớn hàng hóa là sản phẩm của người dân địa phương. + là nơi giao lưu, tập trung đa dạng nhiều mặt hàng |