Soạn siêu ngắn Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Baivan.net sẽ đưa ra bài soạn hay, ngắn gọn chuẩn xác môn Lịch sử và địa lí 4 bộ sách kết nối tri thức và cuộc sống 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương. Học sinh kéo xuống để tham khảo. Hi vọng đây sẽ là tài liệu hữu ích giúp các em đạt hiệu quả cao.

BÀI 7. ĐỀN HÙNG VÀ LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

KHỞI ĐỘNG

Câu hỏi: 

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày Giỗ Tổ mồng Mười tháng Ba

Câu ca dao trên gợi cho em nhớ đến lễ hội nào ở nước ta? Hãy chia sẻ điều em biết về lễ hội này. 

Đáp án:

- Câu ca dao trên gợi cho em nhớ đến Lễ hội Đền Hùng (ở tỉnh Phú Thọ).

- Chia sẻ hiểu biết của em:

+ Lễ hội Đền Hùng diễn ra từ ngày 1 đến hết ngày 10 tháng 3 âm lịch, việc tế lễ được tổ chức rất trọng thể vào ngày chính hội (10/3).

+ Đây là lễ hội mang tính chất quốc gia, nhằm suy tôn và tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng.

+ Ðồ tế lễ ngoài mâm ngũ quả còn có bánh chưng, bánh dày để nhắc lại sự tích Lang Liêu, cũng là nhắc nhở công đức các vua Hùng đã dạy dân trồng lúa

KHÁM PHÁ

1. KHU DI TÍCH ĐỀN HÙNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát các hình 1,2, em hãy:

- Xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng, trên lược đồ hình 1.

- Kể tên và xác định vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng trên sơ đồ hình 2.

Đáp án:

- Vị trí: Đền Hùng phân bố ở Núi Nghĩa Lĩnh, Hy Cương, Thành phố Việt Trì, Phú Thọ.

- Tên và vị trí một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng: 

  •  Đền Hạ

  • chùa Thiên Quang

  •  Đền Trung

  • Đền Thượng

  •  Cột đá thề

  •  Lăng Hùng Vương 

  • Đền Giếng...

2. LỄ GIỖ TỔ HÙNG VƯƠNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và quan sát hình 3,4, em hãy:

- Cho biết lễ giỗ Tổ Hùng Vương được tổ chức vào thời gian nào? ở đâu?

- Giới thiệu sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương và nêu ý nghĩa của ngày giỗ Tổ. 

Đáp án:

-  Lễ  giỗ Tổ Hùng Vương  được tổ chức vào mùng 10 tháng 3 âm lịch hằng năm ở đền các vị vua Hùng Xã Hy Cương, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ.

-  Giới thiệu sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương: Lễ hội Đền Hùng còn gọi là Giỗ Tổ Hùng Vương, là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra vào ngày mùng 10-3 âm lịch hàng năm tại Đền Hùng, Việt Trì, Phú Thọ.

-  ý nghĩa của ngày giỗ Tổ: Đây là một lễ hội lớn nhằm tưởng nhớ và tỏ lòng biết ơn công lao lập nước của các vua Hùng, những vị vua đầu tiên của dân tộc. Giỗ tổ Hùng Vương không chỉ là một trong những ngày lễ trọng đại của dân tộc mà đây còn là dịp để con cháu bày tỏ lòng biết ơn với các vị vua Hùng có công xây dựng và bảo vệ đất nước.

3. TRUYỀN THUYẾT THỜI HÙNG VƯƠNG

Câu hỏi: Đọc thông tin và các câu chuyện dưới đây, em hãy:

-  Kể tên một số truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương.

-  Kể lại một trong hai truyền thuyết theo cách của em.

Đáp án:

- Những truyền thuyết dân gian gắn với thời kỳ Hùng Vương

  • Truyền thuyết bọc trăm trứng. ...

  • Truyền thuyết về Phù Đổng Thiên Vương Thánh Gióng. ...

  • Truyền thuyết bánh Chưng, bánh Dày. ...

  • Truyền thuyết Sơn Tinh – Thủy Tinh. ...

  • Truyền thuyết về Chử Đồng Tử ...

  • Truyền thuyết về cột đá thề ...

  • Truyền thuyết về Mai An Tiêm.

- Kể lại truyền thuyết Bánh chưng bánh giày: Hùng Vương thứ sáu muốn truyền ngôi cho một trong số những người con trai nên đã đưa ra điều kiện: Không nhất định phải là con trưởng, chỉ cần làm vừa ý vua trong lễ Tiên vương sẽ được truyền ngôi cho.

Các hoàng tử cho người đi đến khắp nơi tìm kiếm những của ngon vật lạ để đem về dâng lên vua cha. Lang Liêu là con vua, nhưng lại sống giản dị quen với việc chăm lo đồng áng, trồng lúa trồng khoai. Mẹ của Lang Liêu trước kia bị vua cha ghẻ lạnh, sau đó mất đi để lại một mình chàng. So với các anh em, chỉ có Lang Liêu là thiệt thòi nhất. Chàng không biết lấy gì để dâng lên Tiên vương.

Một đêm nọ, Lang Liêu nằm mơ và được thần mách bảo rằng: Trong trời đất không có gì quý bằng gạo, vì gạo là thức ăn nuôi sống con người. Hãy lấy gạo mà làm bánh lễ Tiên vương.

Khi tỉnh dậy biết mình được thần báo mộng. Chàng lấy gạo nếp vo sạch, lấy đậu xanh thịt lợn làm nhân, gói bằng lá dong thành hình vuông, đem luộc một ngày một đêm. Và cũng thứ gạo nếp ấy, chàng đồ lên, đem giã nhuyễn rồi nặn thành hình tròn. Bánh hình vuông tượng trưng cho Trời đặt tên là bánh chưng, còn bánh hình tròn tượng trưng cho Đất đặt tên là bánh giầy.

Đến ngày hẹn, các hoàng tử dâng lên biết bao của ngon vật lạ. Đến lượt Lang Liêu, chàng đem hai loại bánh dâng lên cúng Tiên vương. Vua Hùng rất hài lòng và quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu. Kể từ đó, hằng năm, cứ mỗi khi Tết đến, bánh chưng bánh giầy là món ăn không thể thiếu.

LUYỆN TẬP

Câu hỏi: Kể lại một truyền thuyết có liên quan đến thời Hùng Vương mà em thích theo một trong các hình thức sau: đóng vai, kể chuyện bằng tranh...

Đáp án:

Thời đại Hùng Vương có nhiều truyền thuyết được lan truyền mãi trong dân gian thể hiện rõ tinh thần đoàn kết của cộng đồng các dân tộc Việt. Trong đó có Truyền thuyết bọc trăm trứng.

Truyền thuyết kể rằng thủy tổ dân tộc Việt Nam là Kinh Dương Vương, hiện còn có mộ tại làng An Lữ, Thuận Thành, Bắc Ninh. Kinh Dương Vương làm vua vào khoảng năm Nhâm Tuất (hơn 2000 năm trước Công nguyên).

Kinh Dương Vương lấy con gái Thần Long là vua hồ Động Đình sinh một con trai đặt tên là Sùng Lãm, sau nối ngôi vua cha niên hiệu là Lạc Long Quân. Lạc Long Quân lấy con gái Đế Lai ở động Lăng Xương là Âu Cơ sinh ra một bọc một trăm trứng, nở ra một trăm người con trai là tổ tiên của người Bách Việt. Lạc Long Quân phong cho con trưởng làm Hùng Vương nối ngôi, sau đó dẫn 49 người con xuống biển còn Âu Cơ mang 50 người lên non.

Hùng Vương lên ngôi vua, đặt quốc hiệu là Văn Lang, đóng đô ở Phong Châu (Bạch Hạc, Phú Thọ). Các đời vua sau đều gọi là Hùng Vương và có tất cả 18 đời.

VẬN DỤNG

Câu hỏi: Ngày 10 tháng Ba ( âm lịch )hằng năm được chọn là ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Điều đó thể hiện truyền thống tốt đẹp nào của dân tộc. 

Đáp án:

 Ngày 10 tháng Ba ( âm lịch )hằng năm được chọn là ngày Quốc lễ giỗ Tổ Hùng Vương. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10/3 Âm lịch chính là nhắc nhở con cháu nhớ về cội nguồn, công ơn của những người đi trước. Hàng năm, cứ vào ngày này thì người dân Việt Nam dù đang ở đâu cũng cùng nhau hướng về cội nguồn dân tộc.

Tìm kiếm google: Soạn siêu nhanh siêu ngắn sách giáo khoa Lịch sử và địa lí 4 kết nối bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương, giải sách Lịch sử và địa lí 4 KNTT siêu nhanh siêu ngắn

Xem thêm các môn học

Giải lịch sử và địa lí 4 kết nối tri thức

MỞ ĐẦU

CHỦ ĐỀ 1. ĐỊA PHƯƠNG EM (TỈNH, THÀNH PHỐ TRỰC THUỘC TRUNG ƯƠNG)

CHỦ ĐỀ 4. DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG


Copyright @2024 - Designed by baivan.net