[toc:ul]
Câu 1: Xác định trạng ngữ trong các câu
Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp. [...]
Tre với người như thế đã mấy nghìn năm. Một thế kỉ "văn minh", "khai hoá" của thực dân cũng không làm ra được một tấc sắt. Tre vẫn phải còn vất vả mãi với người. Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
(Thép Mới)
Câu 2: Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung nội dung gì ?
Câu 3: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
Câu 4: Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ? Ở những câu còn lại, cụm từ mùa xuân đóng vai trò gì?
a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh [...].
(Vũ Bằng)
b) Mùa xuân, cây gạo gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít.
(Vũ Tú Nam)
c) Tự nhiên như thế: ai cũng chuộng mùa xuân.
(Vũ Bằng)
d) Mùa xuân! Mỗi khi hoạ mi tung ra những tiếng hót vang lừng, mọi vật như có sự đổi thay kì diệu.
(Võ Quảng)
Câu 5: Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây:
a) Cơn gió mùa hạ lướt qua vừng sen trên hồ, nhuần thấm cái hương thơm của lá, như báo trước mùa về của một thức quà thanh nhã và tinh khiết. Các bạn có ngửi thấy, khi đi qua những cánh đồng xanh, mà hạt thóc nếp đầu tiên làm trĩu thân lúa còn tươi, ngửi thấy cái mùi thơm mát của bông lúa non không? Trong cái vỏ xanh kia, có một giọt sữa trắng thơm, phảng phất hương vị ngàn hoa cỏ. Dưới ánh nắng, giọt sữa dần dần đông lại, bông lúa ngày càng cong xuống, nặng vì cái chất quý trong sạch của Trời.
(Thạch Lam)
b) Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của Tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừa nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.
(Đặng Thai Mai)
Phân loại các trạng ngữ vừa tìm được.
Kể thêm những loại trạng ngữ khác mà em biết. Cho ví dụ minh họa
Câu 1: Trạng ngữ trong câu là :
Câu 2: Các trạng ngữ vừa tìm được:
Câu 3: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí:
Câu 4: Phân tích:
a. Mùa xuân của tôi (chủ ngữ) - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội (phụ chú ngữ) , còn lại (vị ngữ)
b. Mùa xuân (trạng ngữ), cây gạo(chủ ngữ) / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít( vị ngữ).
c. Tự nhiên như thế: ai ( chủ ngữ) / cũng chuộng mùa xuân (vị ngữ).
d. Mùa xuân! (Câu đặc biệt, thành phần chính)
Câu 5: Các trạng ngữ và phân loại:
Câu 1: Trạng ngữ trong câu là : Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời kiếp kiếp , từ nghìn đời nay
Câu 2: Các trạng ngữ vừa tìm được làm rõ, xác định về mặt không gian (Dưới bóng tre xanh) và bổ sung ý nghĩa xác định về mặt thời gian (Đã từ lâu đời đời đời, kiếp kiếp,từ nghìn đời nay)
Câu 3: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí: Đầu câu, giữa câu hoặc cuối câu như: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam…Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp…Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay…
Câu 4: Phân tích các thành phần:
Câu 5: Các trạng ngữ là: khi đi qua những cánh đồng xanh…(thời gian); vì cái chất quý trong sạch của Trời (nguyên nhân); trong cái vỏ xanh kia (nơi chốn); như báo trước mùa về (phương tiện);với khả năng thích hợp với hoàn cảnh lịch sử (phương tiện).
Câu 1: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời kiếp kiếp , từ nghìn đời nay là các trạng ngữ trong bài.
Câu 2: Các trạng ngữ vừa tìm được là thành phần phụ của câu, có tác dụng mở rộng ý nghĩa cho câu làm rõ, xác định về Không gian (Dưới bóng tre xanh) và Thời gian (Đã từ lâu đời đời đời, kiếp kiếp,từ nghìn đời nay)
đời, kiếp kiếp,từ nghìn đời nay)
Câu 3: Chuyển vị trí các câu:
Câu 4: Phân tích thành phần cấu tạo của từng câu:
a. Chủ ngữ: Mùa xuân của tôi, Vị ngữ: là mùa xuân có mưa riêu riêu
b. Trạng ngữ: mùa xuân, Chủ ngữ: Cây gạo, Vị ngữ: gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít
c. Chủ ngữ: ai, Vị ngữ: cũng chuộng mùa xuân
d. Thành phần chính: Mùa Xuân!
Câu 5: Các trạng ngữ trong bài là: