[toc:ul]
Câu 1: Xác định trạng ngữ trong các câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời...
Bài làm:
Các trạng ngữ: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, đời đời kiếp kiếp , từ nghìn đời nay
Câu 2: Các trạng ngữ vừa tìm được bổ sung nội dung gì ?
Bài làm:
- Dưới bóng tre xanh : Xác định khống gian, nơi chốn
- Đã từ lâu đời đời đời, kiếp kiếp,từ nghìn đời nay: xác định thời gian
- Từ nghìn đời nay : xác định thời gian
Câu 3: Có thể chuyển các trạng ngữ nói trên sang những vị trí nào trong câu?
Bài làm:
- Chuyển lên đầu câu: Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang.
- Chuyển xuống cuối câu: Tre ăn ở với người, đời đời, kiếp kiếp.
- Ở giữa câu: Cối xay tre nặng nề quay, từ nghìn đời nay, xay nắm thóc.
Câu 4: Hãy cho biết trong câu nào cụm từ mùa xuân làm trạng ngữ...
Bài làm:
a. Mùa xuân của tôi (chủ ngữ) - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội (phụ chú ngữ) / là mùa xuân có mưa riêu riêu,... có tiếng nhạn ... đêm xanh (vị ngữ)
b. Mùa xuân (trạng ngữ), cây gạo(chủ ngữ) / gọi đến bao nhiêu là chim ríu rít( vị ngữ).
c. Tự nhiên như thế: ai ( chủ ngữ) / cũng chuộng mùa xuân (vị ngữ).
d. Mùa xuân! (Câu đặc biệt, từ mùa xuân đóng vai trò thành phần chính trong câu
Câu 5 +6 : Tìm trạng ngữ trong các đoạn trích dưới đây...
Bài làm:
- Trạng ngữ chỉ thời gian :khi đi qua ... lúa còn tươi
- Trạng ngữ chỉ không gian (nơi chốn): trong cái vỏ xanh kia; dưới ánh nắng
- Trạng ngữ chỉ nguyên nhân : vì cái chất quý trong sạch của Trời
- Trạng ngữ chỉ cách thức: như báo trước mùa về ... và tinh khiết
- Trạng ngữ chỉ phương tiện : với khả năng thích hợp ... trên đây