Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Ca dao, dân ca những câu hát về tình cảm gia đình - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Lời của từng bài ca dao là lời của ai nói với ai? Tại sao em khẳng định như vậy?

Trả lời:

  • Bài 1:( “con ơi”) => mẹ hát ru con
  • Bài 2: (“trông về quê mẹ”) => tâm trạng nhớ quê mẹ khi lấy chồng xa
  • Bài 3: (“Nhớ ông bà bấy nhiêu”) => lời của con cháu đối với công lao ông bà
  • Bài 4: (anh, em) => lời của ông bà, cha mẹ, cô chú….nói với con cháu hoặc lời anh em tâm sự với nhau 

Câu 2: Tình cảm mà bài 1 muốn diễn tả là tình cảm gì? Hãy chỉ ra cái hay của ngôn ngữ, hình ảnh, âm điệu của bài ca dao này. Tìm những câu ca dao cũng nói đến công cha nghĩa mẹ tương tự như bài 1.

Trả lời:

  • Bài 1 diễn tả tình cảm bố mẹ dành cho con cái.
  • Hình thức hát ru, âm điệu tâm tình, sâu lắng, thể thơ dễ thuộc, so sánh công lao cha mẹ với những thứ to lớn, vĩ đại của thiên nhiên.
  • Những câu ca dao cũng nói đến công lao chao mẹ là:

Ơn cha nặng lắm ai ơi

Nghĩa mẹ bằng trời, chín tháng cưu mang

Câu 3: Bài 2 là tâm trạng người phụ nừ lấy chồng xa quê. Hãy nói rõ tâm trạng đó qua việc phân tích các hình ảnh thời gian, không gian, hành động và nỗi niềm của nhân vật?

Trả lời:

  • Thời gian: Chiều chiều – khoảng thời gian buồn.
  • Không gian: Đứng ở ngõ sau => nơi vắng lặng, heo hút, cô đơn hay chính là góc khuất tâm hồn cô gái.
  • Nỗi niềm: Ruột đau chín chiều => tâm trạng nặng nề, đau xót.

Câu 4: Bài ca dao 3 diễn tả nỗi nhớ và sự kính yêu đối với ông bà. Tình cảm đó được diễn tả như thế nào? Cái hay của cách diễn tả đó?

Trả lời:

Tình cảm đó được diễn tả qua hình ảnh "ngó lên nuột lạt mái nhà" cho thấy sự kính trọng công lao của ông bà, tổ tiên đã gây dựng, chở che gia đình.

“bao nhiêu…bấy nhiêu” : nỗi nhớ trùng điệp vô kể không thể nào đếm xuể.

Câu 5: Trong bài ca dao 4, tình cảm anh em thân thương được diễn tả như thế nào? Bài ca dao này nhắc nhở chúng ta điều gì?

Trả lời:

Tình cảm anh em thân thương được diễn tả qua: cùng một nhà, hình ảnh tay chân (sự gắn bó khăng khít)

=> Bài ca dao nhắc nhở chúng ta: Anh em phải hòa thuận, đoàn kết, thương yêu và che chở cho nhau.

Câu 6: Những biện pháp nghệ thuật được cả bốn bài ca dao sử dụng?

Trả lời:

Những nghệ thuật: thể thơ lục bát, so sánh, đối lập, điệp ngữ

Âm điệu tâm tình, nhắn nhủ, hình ảnh gần gũi, thân thuộc.

[Luyện tập] Câu 1: Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gì? Em có nhận xét gì về những tình cảm đó?

Trả lời:

Tình cảm được diễn tả trong bốn bài ca dao là tình cảm gia đình. Đó là một thứ tình cảm thiêng liêng của mỗi con người.

[Luyện tập] Câu 2: Ngoài những bài ca dao được học và đọc thêm trong SGK, em hãy tìm đọc và chép lại một sô bài ca dao khác có nội dung tương tự?

Trả lời:

Chiều chiều xách giỏ hái rau 

Ngó lên mả mẹ ruột đau như dần.

 

Anh em như thể tay chân

 Như chim liền cánh, như cây liền cành.

 

Công cha đức mẹ  cao dày,  

Cưu mang trứng nước những ngày ngây thơ.  

 Nuôi con khó nhọc đến giờ,  

Trưởng thành con phải biết thờ song thân.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com