Bài soạn siêu ngắn: Rút gọn câu - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Rút gọn câu - sgk ngữ văn lớp 7 tập 2. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn? Những thành phần nào của câu được rút gọn? Rút gọn như vậy nhằm mục đích gì?..

Bài làm:

Các câu b, c là những câu rút gọn thành phần chủ ngữ nhằm khiến câu ngắn gọn và ý chỉ không chỉ một người.

Câu 2: Hãy tìm các câu rút gọn trong những ví dụ dưới đây. Khôi phục những thành phần câu đã được rút gọn. Cho biết vì sao trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn như vậy.

Bài làm:

a. Các câu rút gọn chủ ngữ:

  • Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà,
  • Dừng chân đứng lại, trời, non, nước,

Khôi phục: thêm chữ tôi đầu mỗi câu

b. Các câu rút gọn chủ ngữ và cách khôi phục

  • Họ/người ta đồn răng quan tướng có danh
  • Ông ta/Quan tướng cưỡi ngựa chẳng phải vịn ai.
  • Vua ban khen rằng: “ấy mới tài”,
  • Và ban cho cái áo với hai đồng tiền,
  •  Ông ta/Quan tướng đánh giặc thì chạy trước tiên
  • Ông ta/Quan tướng xông vào trận tiền cởi khố giặc ra.
  • Ông ta/Quan tướng trở về gọi mẹ mổ gà khao quân

Trong thơ, ca dao thường có nhiều câu rút gọn vì để câu thơ ngắn gọn, súc tích và giấu đi cái tôi cá nhân.

Câu 3: Vì sao cậu bé và người khách trong câu chuyện trên hiểu lầm nhau? Qua câu chuyện này, em rút ra được bài học gì về cách nói năng?

Bài làm:

Hai người hiểu lầm nhau bởi vì cậu bé trả lời dùng ba câu rút gọn khiến người khách hiểu sai ý nghĩa:

Bài học: khuyên răn chúng ta cần cẩn thận khi dùng câu rút gọn, tránh gây hiểu lầm nghiêm trọng.

Câu 4: Đọc truyện cười sau đây, Cho biết chi tiết nào trong truyện có tác dụng gây cười và phê phán.

Bài làm:

Chi tiết gây cười là những câu trả lời của anh chàng tham ăn. Vì phàm ăn nên anh đã trả lời vắn tắt “Đây, Mỗi, Tiệt”. Các câu rút gọn đến mức khó hiểu và thô lỗ.

<Bài tham khảo> Đề bài: Tìm 5 câu tục ngữ có hình thức rút gọn

Bài làm:

  • Ăn trông nồi, ngồi trông hướng
  • Học ăn, học nói, học gói, học mở
  • Lá lành đùm lá rách
  • Đi hỏi già, về nhà hỏi trẻ
  • Chớ thấy sóng cả mà ngã tay chèo

Các câu trên rút gọn thành phần Chủ ngữ. Có thể khôi phục bằng cách thêm chủ ngữ cho các câu ấy là “Ta”, “Chúng ta”, “Mọi người”, “Nhân dân Việt Nam”

Mục đích: hướng tới tất cả mọi người, đưa ra những lời khuyên nhủ, răn dạy về các bài học ứng xử trong cuộc sống.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com