Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập văn bản biểu cảm - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Ôn tập văn bản biểu cảm - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

1. Đọc lại đoạn văn về hoa hải đường (Bài 5), về An Giang (Bài 6), báo Hoa học trò (Bài 6), bài Cây sấu Hà Nội (Bài 7), các đoạn văn biểu cảm (Bài 9), bài “Cảm nghĩ về một bài ca dao”...

Trả lời:

  • Văn miêu tả dùng các hình ảnh, chi tiết để giúp người đọc thấy được đặc điểm, tính chất của sự vật, sự việc. Phương thức biểu đạt chủ yếu là miêu tả.
  • Văn biểu cảm dùng để bày tỏ tình cảm, cảm xúc, thái độ bằng việc miêu tả đặc điểm, phẩm chất của sự vật, sự việc. Phương thức biểu đạt chủ yếu là biểu cảm.

2. Đọc lại bài “Kẹo mầm”, hãy cho biết văn biểu cảm khác với văn tự sự ở điểm nào?

Trả lời: 

  • Tự sự: Kể lại 1 câu chuyện, sự việc có đầu có cuối, có nguyên nhân , diễn biến , kết quả.
  • Biểu cảm: yếu tố tự sự chỉ là phụ, nhằm mục đích bày tỏ thái độ, cảm xúc.

3. Tự sự và miêu tả trong văn bản biểu cảm đóng vai trò gì? Chúng thực hiện nhiệm vụ biểu cảm như thế nào. Nêu ví dụ.

Trả lời:

Vai trò: làm cơ sở cho tình cảm ,cảm xúc được bộc lộ.

Ví dụ trong bài thơ Bài ca nhà tranh bị gió thu phá của Đỗ Phủ, ông đã kết hợp hài hoà, nhuần nhuyễn yếu tố miêu tả, tự sự để bộc lộ cảm xúc được sâu sắc.

4. Cho một đề bài biểu cảm chẳng hạn: “Cảm nghĩ mùa xuân” em sẽ thực hiện bài làm qua những bước nào? Tìm ý và sắp xếp ý như thế nào?

Trả lời:

  • Các bước
    • Bước 1: Định hướng (tìm hiểu đề ,tìm ý) và xác định bài văn cần biểu hiện những tình cảm gì đối với người hay cảnh gì?
    • Bước 2: Lập dàn ý
    • Bước 3: Viết bài
    • Bước 4: Đọc lại và sửa chữa
  • Dàn ý
    • Mở bài: Giới thiệu mùa xuân và cảm nghĩ chung nhất
    • Thân bài: Ý nghĩa mùa xuân
      • là lúc mọi vật đâm chồi, nảy lộc 
      • tượng trưng cho tuổi đẹp nhất cuả đời người
      • là khởi đầu năm mới với những kế hoạch, dự định
    • Kết bài: Tình yêu của em đối với mùa xuân

5. Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ nào? Người ta nói ngôn ngữ văn biểu cảm gần với thơ, em có đồng ý không? Vì sao?

Trả lời:

Bài văn biểu cảm thường sử dụng những biện pháp tu từ như so sánh, ẩn dụ, điệp ngữ, nhân hoá, láy, các câu cảm thán, khiến câu văn có nhịp điệu, tạo tính nhạc, và uyển chuyển để thể hiện cảm xúc người viết => Nói ngôn ngữ biểu cảm gần với thơ là đúng.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com