Bài soạn siêu ngắn: Mùa xuân của tôi - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Mùa xuân của tôi - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

Câu 1: Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân ở đâu? Hoàn cảnh và tâm trạng của tác giả khi viết bài này?

Trả lời:

Bài văn viết về cảnh sắc và không khí mùa xuân trong tháng giêng ở Hà Nội và miền Bắc. Khi viết tác phẩm này, tác giả đang sống ở miền Nam, vì điều kiện công tác phải xa Hà Nội, xa miền Bắc. 

Câu 2: Bài văn có thể chia làm mấy đoạn? Nêu nội dung chính của mỗi đoạn và sự liên kết giữa các đoạn.

Trả lời:

Bài văn chia làm ba đoạn:

  • Đoạn 1 (Từ đầu đến "mê luyến mùa xuân"): Quy luật tình cảm của con người với mùa xuân - là một điều tất nhiên.
  • Đoạn 2 (tiếp theo đến "mở hội liên hoan"): Mùa xuân ở Hà Nội và miền Bắc.
  • Đoạn 3 (phần còn lại): Cảnh sắc và không khí mùa xuân sau ngày rằm tháng giêng.

Ba đoạn liên kết với nhau bằng mạch cảm xúc và hồi tưởng của tác giả.

Câu 3: Đọc lại đoạn văn “tôi yêu sông xanh, núi tím” đến “mở hội liên hoan” và cho biết: a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc được gợi tả như thế nào, qua những chi tiết nào...

Trả lời:

a. Cảnh sắc của mùa xuân Hà Nội và miền Bắc: 

  • Đặc trưng thời tiết: “mưa rêu rêu, gió lành lạnh”.
  • Âm thanh quen thuộc: tiếng nhạ, tiếng trống chèo, câu hát huê tình.
  • Không khí ấm cúng, nồng đượm trong sự đoàn viên

b. Mùa xuân đến khiến muôn loài, muôn vật tràn đầy sức sống: cây cối đâm chồi, con người tươi trẻ, ... => một mùa xuân trẻ trung, đằm thắm trong đôi mắt quan sát của tác giả.

c. Ngôn ngữ tinh tế,gợi cảm, giọng điệu da diết, tràn đầy cảm xúc.

Câu 4: Đọc từ đoạn văn “Đẹp quá đi” đến hết và tìm hiểu: a. Không khí và cảnh sắc thiên nhiên từ sau ngày rằm tháng giêng qua sự miêu tả của tác giả...

Trả lời:

a.

  • Thiên nhiên: có thay đổi nhưng vẫn đẹp say đắm.
  • Con người: cuộc sống thường nhật trở lại

b. Tác giả là một người am tường những phong tuc tập quán, những nét văn hóa trong tâm hồn người xứ Bắc và có con mắt quan sát thiên nhiên tinh tế.
c. Ngôn ngữ và giọng điệu: linh hoạt, luôn vận động, so sánh chuẩn sác, giàu màu sắc, liên tưởng phong phú khoáng đạt.

Câu 5: Nêu cảm nhận của em về cảnh sắc mùa xuân qua ngòi bút tài hoa và tinh tế của tác giả.

Trả lời:

Cảnh sắc mùa xuân: căng tràn nhựa sống, mọi người nô nức đón xuân và đoàn tụ bên gia đình, không khí thật ấm áp => nỗi thương nhớ của người xa quê

[Luyện tập] Câu 1: Sưu tầm và chép lại một số đoạn văn, câu thơ hay về mùa xuân.

Trả lời:

Các bài: 

  • (Mưa xuân – Nguyễn Bính)
  • (Mùa xuân – mùa hè – Trần Đăng Khoa)

[Luyện tập] Câu 2: Viết một đoạn văn diễn tả cảm xúc của em về một mùa trong năm ở quê hương hay nơi mình đang sống.

Trả lời:

Thiên nhiên với bốn mùa luân chuyển trong một năm, cảnh vật như khoác lên mình những tấm áo nhiều sắc màu. Nếu mùa hạ là màu xanh tươi của cỏ cây, mùa thu là màu vàng của sắc lá trải ngập khắp con đường, mùa đông là cái lạnh của gió heo may ùa về thì mùa xuân là mùa của thiên nhiên như bừng tỉnh giấc sau một giấc ngủ đông dài. Xuân sang, những mầm lá non trỗi dậy trên những cành cây khẳng khiu. Tiếng chim non ríu rít gọi đàn, gọi hơi ấm mùa xuân về với  muôn loài. Phiên chợ ngày tết như đông đúc hơn, các bà các chị với những gánh hàng hoa rực rỡ sắc màu, những cuộc lá dong được chau chuốt cẩn thận để làm ra những chiếc bánh chưng thắm đượm sắc xanh dâng lên bàn thờ tổ tiên. Ở góc chợ là ông đồ lặng lẽ bên tờ giấy đỏ với những nét chữ tài hoa viết lên những điều cầu chúc may mắn cho người xin chữ. Xuân trong tôi là vậy, náo nức đến lạ thường. Sau này dù có đi xa, mùa xuân  trong tôi vẫn tràn ngập sắc hoa với những ngày cả gia đình đoàn tụ, ấm ấp yêu thương bên mâm cơm ngày tết.

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Copyright @2024 - Designed by baivan.net