Bài soạn siêu ngắn: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Đặc điểm của văn bản biểu cảm - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

I. Tìm hiểu đặc điểm của văn bản biểu cảm

Ví dụ 1: 

  • Bài văn biểu đạt tình cảm ca ngợi đức tính trung thực, ghét thói xu nịnh dối trá.
  • Để biểu đạt tình cảm đó, tác giả đã mượn hình ảnh tấm gương .
  • Bố cục: 3 phần
    • Mở bài: giới thiệu phẩm chất cao đẹp của tấm gương
    • Thân bài: Những phẩm chất cao đẹp của ấm gương
    • Kết bài: Khẳng định lại phẩm chất đó.

Ví dụ 2: 

  • Đoạn trích biểu đạt tình cảm cô đơn, cầu mong sự giúp đỡ cảm thông.
  • Cách biểu đạt tình cảm được thể hiện trực tiếp bằng lời than, tiếng kêu, câu hỏi biểu cảm…

[Luyện tập] Câu 1: Đọc bài văn Hoa học trò (sách giáo khoa, trang 87) và trả lời câu hỏi: a. Bài văn thể hiện tình cảm gì? Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò gì trong bài văn biểu cảm này...

Trả lời:

a. Bài văn bay tỏ nỗi buồn nhớ khi phải xa trường, xa bạn. Việc miêu tả hoa phượng đóng vai trò thể hiện tình cảm của tác giả.

Tác giả gọi hoa phượng là hoa học trò vì nó nở rộ vào dịp kết thúc năm học - lúc học trò chia ly và luôn kề vai sát cánh bên học trò.

b. Mạch ý của bài văn là:

  • Đoạn 1: Nỗi buồn khi sắp phải chia xa
  • Đoạn 2: Sự trống vắng khi hè về
  • Đoạn 3: Cảm giác cô đơn

c. Bài văn này vừa biểu hiện cảm xúc trực tiếp (qua những tâm tư, tình cảm) vừa gián tiếp (thông qua hoa phượng).

Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com