Bài soạn siêu ngắn: Từ đồng âm - Ngữ văn lớp 7

Bài soạn siêu ngắn: Từ đồng âm - sgk ngữ văn lớp 7 tập 1. Tất cả các câu hỏi trong bài học đều được soạn ngắn gọn, súc tích nhưng vẫn đầy đủ ý.

[toc:ul]

[Luyện tập] Câu 1: Đọc lại đoạn dịch bài Bài ca nhà tranh bị gió thu phá từ “tháng tám thu cao gió thét già” đến "quay về, chống gậy lòng ấm ức", tìm từ đồng âm với mỗi từ sau: thu, cao, ba, tranh...

Trả lời: 

  • thu1: mùa thu              cao1: cao thấp
  • thu2: thu tiền               cao2: cao hổ cốt
  • ba1: thứ ba                  tranh1: lều tranh
  • ba2: ba mẹ                   tranh2: tranh ảnh
  • sang1: sang sông         nam1: phương nam
  • sang2: giàu sang          nam2: nam nữ
  • sức1: sức lực               nhè1: nhè trước mặt
  • sức2: đồ trang sức       nhè2: khóc nhè
  • tuốt1: đi tuốt                môi1: đôi môi
  • tuốt2: tuốt lúa              môi2: môi giới

[Luyện tập] Câu 2: a. Tìm các nghĩa khác nhau của danh từ cổ và giải thích mối liên quan giữa các nghĩa đó./ b. Tìm từ đồng âm với danh từ cổ và cho biết nghĩa của từ đó.

Trả lời:

a) 

  • Cổ1: Bộ phận nối liền thân và đầu
  • Cổ2: Bộ phận gắn liền cánh tay và bàn tay
  • Cổ3: Bộ phận gắn liền giữa thân và miệng của đồ vật.

=> Mối liên quan: Đều là bộ phận dùng để nối

b. Từ đồng âm: cổ đại, cổ đông, cổ kính, cổ phần…

  • Cổ đại: thời đại xa xưa nhất trong lịch sử
  • Cổ đông: người có cổ phần trong một công ty.
  • Cổ kính: Công trình xây dựng từ rất lâu, có vẻ trang nghiêm
  • Cổ phần: Phần vốn góp vào một tổ chức kinh doanh

[Luyện tập] Câu 3: Đặt câu với mỗi cặp từ đồng âm đã cho sẵn. Bàn (danh từ) - bàn (động từ)/ Sâu (danh từ) - sâu (tính từ)/  Năm (danh từ) - năm (số từ)

Trả lời:

  • Họ ngồi vào bàn để bàn công việc.
  • Mấy chú sâu con núp sâu trong đất.
  • Năm nay em cháu vừa tròn năm tuổi.

[Luyện tập] Câu 4: Anh chàng trong truyện dưới đây đã sử dụng biện pháp gì để không trả lại cái vạc cho người hàng xóm? Nếu em là viên quan xử kiện, em sẽ làm thế nào để phân rõ phải trái?...

Trả lời:

  • Anh chàng trong truyện đã sử dụng từ đồng âm để lấy cái vạc của nhà anh hàng xóm.
  • Nếu xử kiện, cần đặt từ vạc vào ngữ cảnh cụ thể và gọi "vạc bằng đồng" để không thể hiểu nước đôi => anh chàng sẽ chịu thua
Tìm kiếm google:

Xem thêm các môn học

Bài soạn văn lớp 7 siêu ngắn


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com