[toc:ul]
Cảm hứng được khơi gợi từ sự việc: khi dừng chân nghỉ trong lúc hành quân, người chiến sĩ nghe thấy tiếng gà nhà ai nhảy ổ, các kỉ niệm bên bà ùa về.
Mạch cảm xúc: khi nghe thấy tiếng gà thì bao nỗi nhọc nhằn biến mất, kỉ niêm ùa về và quyết tâm chiến đáu về tổ quốc.
=> đi từ hiện tại -> quá khứ -> hiện tại.
Những hình ảnh và kỉ niệm được gợi lại: hình ảnh đàn gà bên ổ trứng hồng, tiếng bà mắng chan chứa yêu thương và sự tần tảo, hy sinh của bà.
=> Tác giả đã biểu lộ tâm hồn trong sáng, hồn nhiên và tấm lòng yêu thương bà.
Hình ảnh người bà: chịu thương, chịu khó, chắt chiu từng niềm vui nho nhỏ, từng con gà, quả trứng để lo cho cháu dù cuộc sống đầy khó khăn.
Cháu thì luôn yêu thương, biết ơn và nhớ bà dù xa quê. Bà là động lực để cháu chiến đâu bảo vệ tổ quốc.
a.
b. Câu thơ “tiếng gà trưa” được lặp lại bốn lần và nằm ở đầu mỗi khổ thơ 2, 3, 4 và 7.
Tác dụng: tạo điểm nhấn, gợi hình ảnh về cuộc sống êm đềm và những kỉ niệm bên bà, thôi thúc trong lòng người chiến sĩ chiến đấu để bảo vệ quê hương.
Cảm nghĩ về tình bà cháu: tình bà cháu trong thơ thật sâu sắc, chan chứa yêu thương. Dù cháu đi chiến đấu xa xôi nhưng luôn nhớ và biết ơn bà. Còn bà vất vả, hy sinh vì cháu. Vì đó mà cháu lại càng quyết tâm chiến đâu bảo vệ tổ quốc.