[toc:ul]
Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1...
Bài làm:
Dựa vào SGK liệt kê lại
Câu 2: Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì
Bài làm:
Đặc điểm văn biểu cảm:
- Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm với đối tượng biểu cảm
- Bố cục 3 phần
- Tình cảm được thể hiện trong sáng, thành thực
Câu 3: Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?
Bài làm:
Vai trò: miêu tả sự vật, sự việc nhằm bày tỏ tình cảm, tư tưởng.
Câu 4:Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?
Bài làm:
Vai trò: khắc sâu, tạo ấn tượng trong suy nghĩ người đọc và làm rõ tình cảm người viết
Câu 5: Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng...
Bài làm:
Em phải nêu lên đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng thông qua biểu cảm trực tiếp hoặc gián tiếp.
Câu 6: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào...
Bài làm:
- Sử dụng các biện pháp tu từ như nhân hóa, so sánh, tăng cấp,... một cách biến hóa, linh hoạt
Câu 7: Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống...
Bài làm:
Nội dung văn biểu cảm | Biểu đạt tư tưởng tình cảm, cảm xúc... |
Mục đích biểu cảm | Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc và khiến họ hiểu được cảm xúc, tư tưởng muốn truyền đạt. |
Phương tiện biểu cảm | Ngôn ngữ và hình ảnh thực tế: từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ... |
Câu 8: Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào ô trống nội dung khái quát bố cục của bài văn biểu cảm...
Bài làm:
- Mở bài: Giới thiệu khái quát về đối tượng biểu cảm
- Thân bài: Nêu cảm nghĩ về đối tượng
- Kết bài: Khẳng định lại cảm xúc với đối tượng biểu cảm
Văn nghị luận
Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai.
Bài làm:
Dựa vào SGK liệt kê các bài văn đã học.
Câu 2: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận...
Bài làm:
- Xuất hiện trên báo chí dưới dạng xã luận, các diễn đàn, blog,...
- Xuất hiện trong sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học,...
Câu 3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?
Bài làm:
Các yếu tố cơ bản: Luận điểm, luận cứ, lập luận
Câu 4: Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?...
Bài làm:
- Luận điểm: thể hiện tư tưởng, quan điểm đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế. Hình thức: câu khẳng định (hoặc phủ định).
- Các câu là luận điểm là: (a) và (d) vì dựa vào đặc điểm đã nêu trên.
Câu 5: Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong...
Bài làm:
- Theo em, người nói chưa đúng.
- Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, cần phải có phân tích, đánh giá của mình.
- Phải chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng (phải đúng đắn, chân thực, dẫn chứng phải đắt giá, liên quan tới vấn đề)
Câu 6: Cho hai đề tập làm văn sau: a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây....
Bài làm:
| Giải thích | Chứng minh |
Giống | Cùng là văn nghị luận |
Khác | Giúp người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ: ý nghĩa ; bài học rút ra | Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ |