Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Ôn tập phần Tập làm Văn

Soạn bài: Ôn tập phần Tập làm Văn - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Ôn tập phần Tập làm Văn cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

VĂN BIỂU CẢM

Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn biểu cảm được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập 1 (chỉ ghi lại các bài văn xuôi)

Câu 2: Chọn trong các bài văn đó một bài mà em thích, và cho biết văn biểu cảm có những đặc điểm gì

Câu 3: Yếu tố miêu tả có vai trò gì trong văn biểu cảm?

Câu 4: Yếu tố tự sự có ý nghĩa gì trong văn biểu cảm?

Câu 5: Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng thì em phải nêu lên được điều gì của con người, sự vật, hiện tượng đó?

Câu 6: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ như thế nào? (Lấy ví dụ ở bài Sài Gòn tôi yêu và Mùa xuân của tôi)

Câu 7: Kẻ lại bảng sau vào vở và điền vào các ô trống

VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Hãy ghi lại tên các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai.

Câu 2: Trong đời sống, trên báo chí và trong sách giáo khoa, em thấy văn bản nghị luận xuất hiện trong những trường hợp nào, dưới dang những bài gì? Nêu một số ví dụ.

Câu 3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản nào? Yếu tố nào là chủ yếu?

Câu 4: Luận điểm là gì? Hãy cho biết trong những câu sau đâu là luận điểm và giải thích vì sao?

a) Nhân dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước.

b) Đẹp thay Tổ quốc Việt Nam!

c) Chủ nghĩa anh hùng trong chiến đấu và sản xuất.

d) Tiếng cười là vũ khí của kẻ mạnh

Câu 5: Có người nói: Làm văn chứng minh cũng dễ thôi, chỉ cần nêu luận điểm và dẫn chứng là xong. Ví dụ sau khi nêu luận điểm "Tiếng Việt ta giàu và đẹp", chỉ cần dẫn ra câu ca dao: "Trong đầm gì đẹp bằng sen, Lá xanh bông trắng lại chen nhị vàng..." là được.

Theo em, nói như vậy có đúng không? Để làm được văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, còn cần phải có thêm điều gì? Có cần chú ý tới chất lượng của luận điểm và dẫn chứng không? Chúng như thế nào thì đạy yêu cầu?

Câu 6: Cho hai đề tập làm văn sau:

a) Giải thích câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây.

b) Chứng minh rằng Ăn quả nhớ kẻ trồng cây là một suy nghĩ đúng đắn.

Hãy cho biết cách làm hai đề này có gì giống và khác nhau. Từ dó suy ra nhiệm vụ giải thích và chứng minh khác nhau như thế nào?

II. Soạn bài siêu ngắn: Ôn tập phần Tập làm Văn

VĂN BIỂU CẢM

Câu 1: Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

STTTên văn bảnTác giả
1Cổng trường mở raLý Lan
2Trường họcÉt-môn-đô đỡ A-mi-xi
3Mẹ tôiÉt-môn-đô đỡ A-mi-xi
4Cuộc chia tay của những con búp bêKhánh Hoài
5Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mìnhI-ri-na Ki-xlô-va
6Tấm gươngBăng Sơn
7Tản văn Mai Văn TạoMai Văn Tạo
8Cây sấu Hà NộiTạ Việt Anh
9Sấu Hà NộiNguyễn Tuân
10Cây tre Việt NamThép Mới
11Người ham chơiHoàng Phủ Ngọc Tường
12Những tấm lòng cao cảÉt-môn-đô đơ A-mi-xi
13Mõm Lũng Cú tột BắcNguyễn Tuân
14Cỏ dạiTô Hoài
15Quà bánh tuổi thơĐặng Anh Đào
16Tuổi thơ im lặngDuy Khánh
17Kẹo mầmBăng Sơn
18Một thứ quà của lúa non: CốmThạch Lam
19Sài Gòn tôi yêuMinh Hương
20Mùa xuân của tôiVũ Bằng

 

Câu 2: Văn biểu cảm có những đặc điểm: Văn biểu cảm chủ yếu viết ra để bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm ( con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... )

Câu 3: Trong bài văn biểu cảm, yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.

Câu 4: Ý nghĩa yếu tố tự sự trong văn biểu cảm: 

  • Kể các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.
  • Khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ của người đọc.

Câu 5: Để bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần

  • Nêu lên được đặc điểm, tính cách của đối tượng
  • Nếu lên các đặt trưng của đối tượng

Câu 6: Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp: 

  • Qua các yếu tố miêu tả
  • Qua các yếu tốt tự sự
  • Qua hệ thống các biện pháp tu từ

Câu 7: Điền vào bảng

Nội dung văn biểu cảmBiểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm..
Mục đích biểu cảmKhêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
Phương tiện biểu cảmNgôn ngữ và hình ảnh thực tế để biểu đạt tư tưởng, tình cảm. Phương tiện ngôn ngữ bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ...

 

VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai:

STTTên tác phẩmTác giả
1Chống nạn thất họcHồ Chí Minh
2Hai biển hồ 
3Học thầy, học bạnNguyễn Thanh Tú
4Ích lợi của việc đọc sáchThành Mĩ
5Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hộiBằng Sơn
6Tinh thần yêu nước của nhân dân ta Hồ Chí Minh
7Học cơ bản mới có thể thành tài lớn Xuân Yên
8Sự giàu đẹp của tiếng ViệtĐặng Thai Mai
9Tiếng Việt giàu và đẹpPhạm Văn Đồng
10Đừng sợ vấp ngã 
11Không sợ sai lầm Hồng Diễm
12Có hiểu đời mới hiểu văn Nguyễn Hiến Lê
13Đức tính giản dị của Bác HồPhạm Văn Đồng
14Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộcPhạm Văn Đồng
15Ý nghĩa của văn chươngHoài Thanh
16Lòng khiêm tốnLâm Ngữ Đường
17Lòng nhân đạoLâm Ngữ Đường
18Óc phán đoán và óc thẩm mĩNguyễn Hiến Lê
19Tự do và nô lệ Nghiêm Toản

 

Câu 2: Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí dưới các dạng bài xã luận, ý kiến, các diễn đàn, blog,...

Văn bản nghị luận xuất hiện trong đời sống và sách giáo khoa: bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...

Câu 3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản sau:

  • Luận điểm: ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn được nêu ra dưới hình thức câu khẳng định
  • Luận cứ: lí lẽ, dẫn chứng đưa ra làm cơ sở cho luận điểm
  • Lập luận: các nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm

Câu 4: Luận điểm là 

  • Ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn, 
  • Được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu
  • Phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế

Các câu là luận điểm là: (a) và (d) vì:

  • Là một câu khẳng định
  • Thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết

Câu 5: Theo em, người nói chưa đúng, chưa hiểu cách để làm một bài văn chứng minh.

  • Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, người viết cần phải đưa ra những phân tích, đánh giá của mình về dẫn chứng đưa ra để người đọc có thể thấy rõ được biểu hiện của vấn đề thông qua dẫn chứng vừa nêu. 
  • Luận điểm và dẫn chứng là yếu tố quyết định tới chất lượng của bài văn chứng minh vì vậy cần phải đưa ra luận điểm một cách đúng đắn, chân thực.

Câu 6: Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:

Giống: Cùng là văn nghị luận về câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây

Khác:

  • Giải thích: Làm cho người đọc hiểu rõ về câu tục ngữ
  • Chứng minh: Làm người đọc tin và thừa nhận vào tính đúng đắn của câu tục ngữ

III. Soạn bài ngắn nhất: Ôn tập phần Tập làm Văn

VĂN BIỂU CẢM

Câu 1: Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một: Cổng trường mở ra (Lý Lan); Trường học (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi); Mẹ tôi (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi); Cuộc chia tay của những con búp bê (Khánh Hoài); Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình (I-ri-na Ki-xlô-va); Tấm gương (Băng Sơn); Tản văn Mai Văn Tạo (Mai Văn Tạo); Cây sấu Hà Nội (Tạ Việt Anh); Sấu Hà Nội (Nguyễn Tuân); Cây tre Việt Nam (Thép Mới); Người ham chơi (Hoàng Phủ Ngọc Tường);  Những tấm lòng cao cả (Ét-môn-đô đơ A-mi-xi); Mõm Lũng Cú tột Bắc (Nguyễn Tuân); Cỏ dại (Tô Hoài); Quà bánh tuổi thơ (Đặng Anh Đào); Tuổi thơ im lặng – (Duy Khánh); Kẹo mầm (Băng Sơn); Một thứ quà của lúa non: Cốm (Thạch Lam); Sài Gòn tôi yêu (Minh Hương); Mùa xuân của tôi (Vũ Bằng)

Câu 2: Đặc điểm của văn biểu cảm là:

  • Bày tỏ suy nghĩ, tình cảm của người viết với đối tượng biểu cảm
  • Đối tượng biểu cảm: con người, cây cối, con vật, đồ vật, tác phẩm văn học,... 

Câu 3: Yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu là:

  • Để bộc lộ tư tưởng, tình cảm.
  • Nhấn mạnh tư tưởng, tình cảm với đối tượng biểu cảm

Câu 4: Yếu tố tự sự trong văn biểu cảm có ý nghĩa khắc sâu vào và tạo ra những ý nghĩa trong suy nghĩ người đọc về các hành động cao cả, nghĩa khí, vị tha hoặc các hành vi thiếu đạo đức.

Câu 5: Khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng cần phải nêu lên được đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng cần biểu cảm

Câu 6: Ngôn ngữ của văn biểu cảm được bộc lộ qua các yếu tố miêu tả, tự sự hoặc qua hệ thống các biện pháp tu từ bằng cách trực tiếp hoặc gián tiếp

Câu 7: Điền như sau:

  • Nội dung văn biểu cảm: Biểu đạt một tư tưởng tình cảm, cảm xúc về con người, sự vật kỉ niệm...
  • Mục đích biểu cảm: Khêu gợi sự đồng cảm của người đọc, làm cho người đọc cảm nhận được cảm xúc của người viết
  • Phương tiện biểu cảm: bao gồm từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ... 

VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai: Chống nạn thất học (Hồ Chí Minh); Hai biển hồ; Học thầy, học bạn (Nguyễn Thanh Tú);  Ích lợi của việc đọc sách (Thành Mĩ); Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội (Bằng Sơn); Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (Hồ Chí Minh); Học cơ bản mới có thể thành tài lớn (Xuân Yên); Sự giàu đẹp của tiếng Việt (Đặng Thai Mai);  Tiếng Việt giàu và đẹp (Phạm Văn Đồng); Đừng sợ vấp ngã; Không sợ sai lầm (Hồng Diễm); Có hiểu đời mới hiểu văn (Nguyễn Hiến Lê); Đức tính giản dị của Bác Hồ (Phạm Văn Đồng); Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc (Phạm Văn Đồng); Ý nghĩa của văn chương (Hoài Thanh); Lòng khiêm tốn (Lâm Ngữ Đường); Lòng nhân đạo (Lâm Ngữ Đường); Óc phán đoán và óc thẩm mĩ (Nguyễn Hiến Lê); Tự do và nô lệ (Nghiêm Toản); 

Câu 2: Văn bản nghị luận xuất hiện trên báo chí như các website, blog, ý kiến, các diễn đàn,… và trong đời sống và sách giáo khoa như bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...

Câu 3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố như luận điểm (ý kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn), luận cứ (lí lẽ, dẫn chứng làm cơ sở cho luận điểm) và lập luận (nêu luận cứ để dẫn đến luận điểm).

Câu 4: Luận điểm là những y kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm của bài văn,được diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu. Luận điểm phải đúng đắn, chân thật, đáp ứng nhu cầu thực tế thì mới có sức thuyết phục

Câu a và d là luận điểm vì khẳng định và thể hiện tư tưởng, quan điểm của người viết.

Câu 5: Chưa nói đúng. Với văn chứng minh, ngoài luận điểm và dẫn chứng, cần đưa ra: 

  • Những phân tích
  • Những đánh giá.

=> giúp người đọc có thể thấy rõ được vấn đề thông qua dẫn chứng vừa nêu.

Cần phải đưa ra luận điểm một cách đúng đắn, chân thực => là yếu tố quyết định tới chất lượng của bài văn chứng minh.

Câu 6: Hai đề trên có điểm giống nhau là cùng đề cập đến câu tục ngữ và cùng là hình thức nghị luận. Nhưng khác nhau ở chỗ, Giải thích là làm cho người đọc hiểu về câu tục ngữ còn chứng minh là làm cho người đọc tin và thừa nhận nó.

IV. Soạn bài cực ngắn: Ôn tập phần Tập làm Văn

VĂN BIỂU CẢM

Câu 1: Các bài văn biểu cảm đã được học và đọc trong Ngữ văn 7, tập một:

1. Cổng trường mở ra – Lý Lan

2. Trường học - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

3. Mẹ tôi - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

4. Cuộc chia tay của những con búp bê - Khánh Hoài

5. Thư cho một người bạn hiểu về đất nước mình - I-ri-na Ki-xlô-va

6. Tấm gương - Băng Sơn

7. Tản văn Mai Văn Tạo - Mai Văn Tạo

8. Cây sấu Hà Nội - Tạ Việt Anh

9. Sấu Hà Nội - Nguyễn Tuân

10. Cây tre Việt Nam - Thép Mới

11. Người ham chơi - Hoàng Phủ Ngọc Tường

12. Những tấm lòng cao cả - Ét-môn-đô đơ A-mi-xi

13. Mõm Lũng Cú tột Bắc - Nguyễn Tuân

14. Cỏ dại - Tô Hoài

15. Quà bánh tuổi thơ - Đặng Anh Đào

16. Tuổi thơ im lặng - Duy Khán

17. Kẹo mầm - Băng Sơn

18. Một thứ quà của lúa non: Cốm - Thạch Lam

19. Sài Gòn tôi yêu - Minh Hương

20. Mùa xuân của tôi - Vũ Bằng

Câu 2: Văn biểu cảm bày tỏ tình cảm, suy tư, suy nghĩ của người viết với một đối tượng biểu cảm như các tác phẩm văn học, con người, con vật,…

Câu 3: Yếu tố miêu tả cảnh vật, đồ vật, con người chủ yếu để làm hiện lên những suy nghĩ, tình cảm của người viết.

Câu 4: Trong văn biểu cảm, yếu tố tự sự có tác dụng tạo ra những suy nghĩ trong lòng người đọc về những hành động, hành vi tốt và xấu trong xã hội. Từ đó khắc sâu và tạo ra những ý nghĩa trong họ.

Câu 5: Chúng ta cần phải nêu lên được đặc điểm, tính cách, hoặc các đặc trưng của đối tượng cần biểu cảm khi muốn bày tỏ tình thương yêu, lòng ngưỡng mộ, ngợi cả đối với một con người, sự vật, hiện tượng 

Câu 6: Ngôn ngữ biểu cảm đòi hỏi phải sử dụng các phương tiện tu từ được bộc lộ một cách trực tiếp hoặc gián tiếp qua các yêu tố miêu tả, tự sự hoặc qua hệ thống các biện pháp tu từ

Câu 7: Ta có thể điền vào bảng như sau:

  • Nội dung văn biểu cảm: tư tưởng, cảm xúc 
  • Mục đích biểu cảm: gợi sự đồng cảm, tăng cảm xúc 
  • Phương tiện biểu cảm: qua các từ ngữ, hình thức câu văn, vần, điệu, ngắt nhịp, biện pháp tu từ..

VĂN NGHỊ LUẬN

Câu 1: Các bài văn nghị luận đã học và đọc trong Ngữ Văn 7 tập hai

1. Chống nạn thất học - Hồ Chí Minh

2. Hai biển hồ 

3. Học thầy, học bạn – Nguyễn Thanh Tú

4. Ích lợi của việc đọc sách - Thành Mĩ

5. Cần tạo ra thói quen tốt trong đời sống xã hội - Bằng Sơn

6. Tinh thần yêu nước của nhân dân ta - Hồ Chí Minh

7. Học cơ bản mới có thể thành tài lớn - Xuân Yên

8. Sự giàu đẹp của tiếng Việt - Đặng Thai Mai

9. Tiếng Việt giàu và đẹp - Phạm Văn Đồng

10. Đừng sợ vấp ngã

11. Không sợ sai lầm - Hồng Diễm

12. Có hiểu đời mới hiểu văn - Nguyễn Hiến Lê

13. Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng

14. Hồ Chủ tịch, hình ảnh của dân tộc - Phạm Văn Đồng

15. Ý nghĩa của văn chương - Hoài Thanh

16. Lòng khiêm tốn - Lâm Ngữ Đường

17. Lòng nhân đạo - Lâm Ngữ Đường

18. Óc phán đoán và óc thẩm mĩ - Nguyễn Hiến Lê

19. Tự do và nô lệ - Nghiêm Toản

Câu 2: Văn bản nghị luận thường xuất hiện ở:

Trên báo chí (website, blog, ý kiến, các diễn đàn,…) 

Đời sống và sách giáo khoa (bài tập văn nghị luận, chuyên đề văn học, các hội nghị, hội thảo...)

Câu 3: Trong bài văn nghị luận, phải có những yếu tố cơ bản là luận điểm, luận cứ và lập luận.

Câu 4:  Câu a và d là luận điểm (vì thể hiện quan điểm, tư tưởng của người viết)

=> Vậy luận điểm là những y kiến thể hiện tư tưởng, quan điểm diễn đạt sáng tỏ, dễ hiểu, được diễn đạt đúng đắn, chân thật.

Câu 5: Văn chứng minh không chỉ có luận điểm và dẫn chứng mà người viết phải đưa ra đánh giá và phân tích.

=> Người nói chưa đúng, chưa hiểu cách để làm một bài văn chứng minh

  • Luận điểm phải đúng đắn chân thực
  • Luận cứ phải đắt giá, liên quan trực tiếp tới vấn đề

Câu 6: Hai đề trên có điểm giống và khác nhau:

Giống: 

  • Nội dung: đề tài về câu tục ngữ ăn qua nhớ kẻ trồng cây
  • Phương thức: nghị luận

Khác: cách tiếp cận đến người đọc

  • Giải thích => Hiểu về nó
  • Chứng minh => Tin và thừa nhận nó
Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat bai on tap phan Tap lam van, soan van 7 cuc ngan, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net