Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Soạn bài: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc kĩ các câu tục ngữ và chú thích trong bài để hiểu văn bản và nhừng từ ngữ khó.

Câu 2: Có thế chia 8 câu tục ngữ trong bài thành mấy nhóm? Mỗi nhóm gồm những câu nào? Gọi tên từng nhóm đó?

Câu 3: a. Nghĩa của câu tục ngữ.

b. Cơ sở thực tiễn nêu trong câu tục ngữ.

c. Một số trường hợp có thể áp dụng kinh nghiệm nêu trong câu tục ngữ (VD: có thể ứng dụng câu 1 vào việc sử dụng thời gian cho phù hợp ở mùa hè, mùa đông như thế nào?)

d. Giá trị kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện.

Câu 4: Nhìn chung tục ngữ có những đặc điểm về hình thức: ngắn gọn, thường có vần nhất là vần lưng, các vế thường đối xứng nhau cả về hình thức và nội dung, lập luận chặt chẽ giàu hình ảnh. Hãy minh họa những đặc điểm nghệ thuật đó và phân tích giá trị của chúng bằng những câu tục ngữ trong bài học.

Câu 5: Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

II. Soạn bài siêu ngắn: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1: Em cần đọc kĩ phần chú thích để hiểu nghĩa của các từ khó. Những câu tục ngữ có giá trị rất lớn cả trong đời sống - sản xuất và giá trị văn học.

Câu 2: Có thể chia những câu tục ngữ thành hai nhóm:

  • Nhóm 1  bao gồm những câu tục ngữ số 1,2, 3, 4
  • Nhóm 2 bao gồm những câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8

Nội dung chính của từng nhóm câu tục ngữ là:

  • Nhóm 1: Nhóm những câu tục ngữ nói về thiên nhiên
  • Nhóm 2: Nhóm những câu câu tục ngữ nói về kinh nghiệm lao động sản xuất

Câu 3: Phân tích từng câu tục ngữ:

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối. 

  • Nghĩa : hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian
  • Khả năng áp dụng: đúng với các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời.
  • Giá trị kinh nghiệm: giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp công việc cày cấy, sản xuất phù hợp với thời gian từng mùa.

2. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.

  • Nghĩa: nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng, nhiều mây, vắng (ít) sao sẽ có mưa.
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa vào nhiều hay ít sao.
  • Khả năng áp dụng: không hoàn toàn tuyệt đối chính xác, có những lúc ngày sao nhiều mà trời vẫn mưa, và có những lúc sao ít nhưng trời
  • Giá trị kinh nghiệm: dự đoán được thời tiết ngày hôm sau để chủ động trong việc gieo trồng, gặt hái.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

  • Nghĩa: Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão, phải lo chống giữ nhà cửa
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát.
  • Khả năng áp dụng:  thể áp dụng trong dự đoán dông bão xảy ra
  • Giá trị kinh nghiệm: Giúp người dân phòng chống được dông bão, giảm thiểu thiệt hại. 

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

  • Nghĩa: Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ lụt xảy ra.
  • Cơ sở thực tiễn: Loài kiến thường hay làm tổ ở dưới đất, chúng có cảm nhận rất tốt
  • Khả năng áp dụng:  có thể áp dụng vào dự báo thời tiết.
  • Giá trị kinh nghiệm: Từ hiện tượng tự nhiên đó giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ.

5. Tấc đất tấc vàng

  • Nghĩa: Đất đai quý như vàng
  • Cơ sở thực tiễn: Đất đai trong đời sống, phục vụ cho mọi hoạt động, quý hiếm.
  • Khả năng áp dụng: Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng, đất đai có giá trị vô cùng to lớn.
  • Giá trị kinh nghiệm: nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

  • Nghĩa: nuôi cá là đem lại giá trị kinh tế nhất, sau đó đến nghề làm vườn rồi đến nghề làm ruộng.
  • Cơ sở thực tiễn: hiệu quả kinh tế của từng nghề còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
  • Khả năng áp dụng: hoàn toàn đúng
  • Giá trị kinh nghiệm: Giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác có hiệu quả các điều kiện tự nhiên để tạo ra của cải vật chất.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

  • Nghĩa: các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp: nước, phân, chăm sóc, giống tốt.
  • Cơ sở thực tiễn: Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông, nhân dân đã quan sát đúc kết nên kinh nghiệm đó.
  • Khả năng áp dụng: có thể thể áp dụng việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả.
  • Giá trị kinh nghiệm: thấy rõ tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động.

8. Nhất thì nhì thục

  • Nghĩa: tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt.
  • Cơ sở thực tiễn: Thông qua lao động sản xuất, ông cha ta đã thấy rõ tầm quan trọng của các yếu tố đó.
  • Khả năng áp dụng: vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ.
  • Giá trị kinh nghiệm: kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Về đặc điểm ngắn gọn: Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”, thể hiện sự đúc kết cô đọng những kinh nghiệm của ông cha ta trải qua bao đời.

Vần: Tám câu tục ngữ câu nào cũng có vần, đại đa số là vần lưng (vần nằm ở giữa câu) có những câu có tới hai vần

Câu 5: Sưu tầm câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Quạ tắm thì ráo, sáo tắm thì mưa

 

"Chuồn chuồn bay thấp mưa ngập bờ ao,

Chuồn chuồn bay cao mưa rào lại tạnh"

III. Soạn bài ngắn nhất: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1: Để hiểu rõ những câu tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất, em cần phải tìm hiểu những từ ngữ đó, đọc kĩ phần chú thích và tìm hiểu về những từ khó, chưa rõ nghĩa để hoàn thiện hơn. Bởi vì những câu tục ngữ ấy rất có giá trị văn học.

Câu 2: Những câu tục ngữ được chia làm 2 nhóm đó chính là những câu tục ngữ số 1,2, 3, 4 (nhóm 1) và câu tục ngữ số 5, 6, 7, 8 (nhóm 2). Nhóm 1 có nội dung về thiên nhiên, Nhóm 2 có nội dung về kinh nghiệm lao động sản xuất.

Câu 3: Phân tích các câu tục ngữ:

1. Đêm tháng năm chưa nằm đã sáng

Ngày tháng mười chưa cười đã tối.

=> Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa, dựa trên sự quan sát của nhân dân về thời gian.

Điều này đúng với thực tế, các địa phương nằm ở bán cầu Bắc do ảnh hưởng của Trái Đất khi quay quanh Mặt trời đã ngả từng nửa cầu khác nhau về phía Mặt trời. Giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp trong công việc.

2. Mau sao thi nắng, vắng sao thì mưa.

=> Nhìn lên trời thấy nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng và ngược lại thì trời mưa, nhân dân dựa vào việc nhìn lên bầu trời nhiều hay ít sao.

Tuy không hoàn toàn chính xác, những cũng có lúc áp dụng được. Giúp người dân chủ động trong việc của mình.

3. Ráng mỡ gà, có nhà thì giữ

=> Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão. Nhân dân dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát.

Có thể áp dụng trong dự đoán dông bão xảy ra, giúp người dân phòng chống bão, nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt. 

4. Tháng bảy kiến bò, chỉ lo lại lụt.

=> Vào tháng bảy âm lịch mà thấy kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ lụt xảy ra. Dựa vào hành động của loài kiến và hiện tượng thiên nhiên.

Có thể áp dụng vào dự báo thời tiết, giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ.

5. Tấc đất tấc vàng

=> Đất đai vô cùng quý giá. Bởi vì đất đai phục vụ người dân trong đời sống sinh hoạt.

Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng, đất đai có giá trị vô cùng to lớn, nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai.

6. Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

=> câu tục ngữ cho  chúng ta biết về thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người, hiệu quả kinh tế của từng nghề phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên từng địa phương.

Điều này hoàn toàn đúng, giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác, của cải vật chất.

7. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống

=> Các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp: nước, phân, chăm sóc, giống tốt, dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông ta. 

Có thể thể áp dụng việc trồng lúa nước và một số loại cây hoa màu, cây ăn quả, tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động.

8. Nhất thì nhì thục

=> tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt. Thời vụ kịp thời có ý nghĩa quan trọng để mang lại năng suất cao trong nông nghiệp. Dựa trên sự đúc kết của ông cha ta qua kết quả lao động

Áp dụng vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ,  đó là kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Về đặc điểm:

  • Mỗi câu tục ngữ chỉ có một số lượng từ không nhiều. 
  • Có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ như “Tấc đất, tấc vàng” hay “Nhất thì nhì thục”.
  • Vần:  Các câu đều có vần, đặc biệt là vần lung.

=> Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Câu 5: Sưu tầm câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Cơn dằng đông, vừa trông vừa chạy,

Cơn đằng nam, vừa làm vừa ăn

 

Vàng mây thì gió, đỏ mây thì mưa.

IV. Soạn bài cực ngắn: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất

Câu 1: Tục ngữ về thiên nhiên và lao động sản xuất là những câu tục ngữ tuy dân giã, mộc mạc những để hiểu được sâu sắc, em phải:

  • Đọc kĩ  và phân tích từng câu chữ.
  • Tìm hiểu nghĩa của những từ khó để có thể hiểu chính xác hơn.

Câu 2: Các em có thể chia làm 2 nhóm như sau:

  • Những câu tục ngữ 1 2 3 và 4 thuộc nhóm 1 => Nội dung: thiên nhiên.
  • Những câu tục ngữ 5 6 7 và 8 sẽ thuộc nhóm 2 => Nội dung: lao động sản xuất.

Câu 3:

a. Nghĩa của từng câu: 

1. Hiện tượng ngày đêm dài ngắn khác nhau theo mùa

2. Khi nhìn lên bầu trời quang đãng, nhiều sao thì trời hôm sau sẽ có nắng. Bầu trời tối, nhiều mây, vắng (ít) sao sẽ có mưa.

3. Khi chân trời co màu vàng là sắp có dông bão.

4. Kiến bò lên cao là hiện tượng báo sắp có lũ lụt xảy ra.

5. Đất đai quý giá như vàng.

6. Thứ tự của các nghề, các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.

7. Nêu lên các yếu tố ảnh hưởng đến nông nghiệp như nguồn nước tưới tiêu,  phân bón, sự cần cù, giống cây trồng.

8. Tầm quan trọng của thời vụ và việc cày bừa đế có đất tốt.

b. Cơ sở thực tiễn:

1. Dựa vào sự quan sát của nhân dân về thời gian ngày – đêm

2. Đêm nhiều sao, trời không mây thì khả năng mưa ít xảy ra, ngược lại.

3. Dựa trên hiện tượng tự nhiên đã xảy ra mà nhân dân đã quan sát và thấy ứng nghiệm.

4. Cách thức hoạt động của loài kiến.

5. Đất đai được dùng để sản xuất nông nghiệp, xây dựng nhà cửa, xây dựng đường giao thông, khu công nghiệp

6. Các công việc đem lại lợi ích kinh tế cho con người.

7. Dựa trên cơ sở thực tế trồng lúa lâu đời của cha ông

8. Thông qua lao động sản xuất

c và d. Khả năng áp dụng và giá trị kinh nghiệm:

1. Đúng với thực tế. Giúp người dân lao động có thể chủ động sắp xếp trong công việc.

2. Tuy không hoàn toàn chính xác, những cũng có lúc áp dụng được. Giúp người dân chủ động trong việc của mình.

3. Có thể áp dụng trong dự đoán dông bão xảy ra, giúp người dân phòng chống bão, nhắc nhở ý thức phòng chống bão lụt. 

4. Có thể áp dụng vào dự báo thời tiết, giúp cho ta chủ động ý thức phòng chống lũ lụt để bảo vệ.

5. Câu tục ngữ này hoàn toàn đúng, đất đai có giá trị vô cùng to lớn, nhắc nhở con người nâng cao ý thức vào việc bảo vệ đất đai.

6. Điều này hoàn toàn đúng, giúp con người nêu cao ý thức về việc bảo vệ, khai thác, của cải vật chất.

7. Có thể thể áp dụng việc trồng lúa nước và các loài cây, tầm quan trọng trong từng yếu tố để nâng cao năng suất lao động.

8. Áp dụng vào việc tính toán, sắp xếp công việc để cày bừa, trồng trọt đúng thời vụ,  đó là kinh nghiệm quí báu trong sản xuất nông nghiệp.

Câu 4: Về đặc điểm: ngắn gọn, không nhiều từ, có câu chỉ có 6 đến 8 chữ, có những câu chỉ có 4 chữ.

  • Vần: các câu đều có vần, đa số là vần lưng và có những câu có tới hai vần. 
  • Các câu tục ngữ đối xứng nhau cả về nội dung và hình thức

Câu 5: Sưu tầm một số câu tục ngữ có nội dung phản ánh kinh nghiệm của nhân dân ta về các hiện tượng mưa, nắng, bão, lụt.

Lúa chiêm lấp ló đầu bờ

Hễ nghe tiếng sấm, phất cờ mà lên.

 

Mây kéo xuống bể thì nắng chang chang

Mây kéo lên ngàn thì mưa như trút.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com