Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Dấu gạch ngang

Soạn bài: Dấu gạch ngang - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Dấu gạch ngang cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Hãy nêu rõ công dụng của dấu gạch ngang trong các câu dưới đây:

a) Mùa xuân của tôi - mùa xuân Bắc Việt, mùa xuân của Hà Nội - là mùa xuân có mưa riêu riêu, gió lành lạnh, có tiếng nhạn kêu trong đêm xanh, có tiếng trống chèo vọng lại từ những thôn xóm xa xa, có câu hát huê tình của cô gái đẹp như thơ mộng...

(Vũ bằng)

b) Chỉ có những anh lính dõng An Nam bồng súng chào cờ ở cửa ngục là cứ bảo rằng, nhìn qua chấn song, có thấy một sự thay đổi nhẹ trên nét mặt người tù từng tiếng. Anh quả quyết - cái anh chàng ranh mãnh đó - rằng có thấy đôi ngọn râu mép người tù nhếch lên một chút rồi lại hạ xuống ngay, và cái đó chỉ diễn ra có một lần thôi.

(Nguyễn Ái Quốc)

c) - Quan có cái mũ hai sừng trên chóp sọ! - Một chú bé con thầm thì.

    - Ồ! Cái áo dài đẹp chửa! - Một chị con gái thốt ra.

(Nguyễn Ái Quốc) 

d) Tàu Hà Nội - Vinh khởi hành lúc 21 giờ

e) Thừa Thiên - Huế là một tỉnh giàu tiềm năng kinh doanh du lịch

Câu 2: Hãy nêu rõ công dụng của các dấu gạch nối trong ví dụ dưới đây:

- Các con ơi, đây là lần cuối cùng thầy dạy các con. Lệnh từ Béc-lin là từ này chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren...

(An-phông-xơ Đô-đê)

Câu 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính.

b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của chúng

II. Soạn bài siêu ngắn: Dấu gạch ngang

Câu 1: Công dụng của dấu gạch ngang trong các câu:

a. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho "Mùa xuân của tôi".

b. Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho tính  cách của nhân vật anh. 

c. Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật.

d. Nối các từ nằm trong liên danh: Hà Nội - Vinh

e. Nối các từ nằm trong liên danh: Thừa Thiên - Huế

Câu 2: Tác dụng của đấu gạch nối là nối các tiếng trong từ tên riêng của các thành phố nước ngoài 

  • “Béc-lin
  • An-dát
  • Lo-ren”

Câu 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a) Nói về một nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính

=> Sùng bà - một con người độc ác, cay nghiệt - đã đổ riệt cho Thị Kính tội mưu sát chồng

b) Nói về cuộc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước.

=> Cuộc gặp gỡ những đại diện học sinh cả nước - những học sinh xuất sắc nhất từ các trường - đã thành công tốt đẹp.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của chúng

Đi bất cứ nơi đâu trên đất nước này, bạn cũng gặp hình ảnh của Người- Hồ Chí Minh trong cuộc sống cũng như trong tâm hồn của mỗi người dân. Mấy chục năm gian nan thử thách ở nước ngoài, Bác đã tìm cho dân tộc con đường đi cách mạng đế rồi từ đó, nhân dân ta đòi lại được tự do. Người đã là tấm gương cho tất cả mọi người. Người sống giản dị và giàu tình cảm. Tôi chưa thấy ở nơi đâu, một vị Chủ tịch nước lại giản dị như thế. Người ăn mặc bình dân, Người sống hòa mình. Người bận trăm công ngàn việc mà vẫn dành thì giờ chăm lo từ những cụ già đến các bé nhi đồng nhỏ tuổi. Người sống trọn mình cho dân tộc chẳng vướng bận chút riêng tư. Bác của chúng ta đẹp và trường tồn bởi Người có nhân cách đẹp và tài năng sáng chói.

=>Dấu gạch ngang: tác dụng để chú thích

III. Soạn bài ngắn nhất: Dấu gạch ngang

Câu 1: Có 3 công dụng được nếu lên trong câu này là:

  • Đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích cho "Mùa xuân của tôi" ở câu a và tính  cách của nhân vật anh ở câu b
  • Đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật ở câu c
  • Nối các từ nằm trong liên danh ở câu d (Hà Nội – Vinh) và câu c (Thừa Thiên - Huế)

Câu 2: Tác dụng của đấu gạch nối là nối các tiếng trong từ tên riêng của các thành phố nước ngoài “Béc-lin - An-dát, Lo-ren”

Câu 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a) Nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính: 

Mãng ông – một người cha hết mực yêu thương con, ông đã luôn tin tưởng vào đứa con gái của mình.

b) Cuôc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước: 

Các trưởng cử học sinh tiên tiến – làm đại diện cho trường để về Hà Nội để tham gia cuộc gặp gỡ đại diện học sinh cả nước.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của chúng

“Qua đèo Ngang” là tác phẩm nổi tiếng nhất của Bà Huyện Thanh Quan . Bài thơ được viết khi bà trên đường vào Phú Xuân, đi qua đèo Ngang- một địa danh nổi tiếng ở nước ta với phong cảnh hữu tình. Bằng giọng thơ man mác, hồn thơ tinh tế, “Qua đèo Ngang” không chỉ là bức tranh thiên niên đầy màu sắc mà còn bộc lộ tâm trạng cô đơn của tác giả, có chút gì đó nuối tiếc về thời phong kiến huy hoàng đã dần tàn lụi. . Điều đáng nói ở đây là bà đã lựa chọn được những tín hiệu nghệ thuật đắt giá để từ đó diễn tả tâm sự của chính mình. Trong bài thơ đã có đầy đủ cả tâm hồn, tình cảm, nỗi lòng nhà thơ gửi gắm vào đó. Lời thơ nghe xúc động bồi hồi làm cho người đọc cũng băn khoăn day dứt.

=>Dấu gạch ngang: tác dụng để chú thích

IV. Soạn bài cực ngắn: Dấu gạch ngang

Câu 1: Công dụng của dấu gạch ngang là đánh dấu bộ phận chú thích, giải thích (câu a và b), đặt ở đầu dòng đánh dấu lời nói trực tiếp của các nhân vật (câu c) và Nối các từ nằm trong liên danh (câu d và e)

Câu 2: Dấu gạch nối có tác dụng nối tên riêng thành phố “Béc-lin” của Đức, vùng “An-dát và Lo-ren”

Câu 3: Đặt câu có dùng dấu gạch ngang:

a) Nhân vật trong vở chèo Quan Âm Thị Kính: Thị Kính – một người vợ hiền thục nết na nhưng số phận lại hẩm hiu.

b) Cuôc gặp mặt của đại diện học sinh cả nước: Cuộc gặp gỡ những đại diện học sinh cả nước với gồm các đại diện đến từ các trường – các học sinh xuất sắc nhất.

Câu 4: Viết một đoạn văn ngắn sử dụng dấu gạch ngang. Nêu công dụng của chúng

Qua tác phẩm “Quan âm Thị Kính”, ta thấy được số phận cay đắng của người phụ nữ trong xã hội cũ. Điển hình là nhân vật Thị Kính – một người phụ nữ nết na, hiền thục hết mực yêu thương chồng nhưng lại nhận lại nổi oan ức. Thị Kính không làm sai nhưng xã hội quá cay nghiệt với nàng, không một ai tin tưởng và họ gán cho nàng tội âm mưu giết chồng. Đó là số phận mà những người phụ nữ thời phong kiến phải chịu đừng – thấp cổ, bé họng không nhận được sự tôn trọng từ xã hội. 

=>Tác dụng dấu gạch ngang để chú thích

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 cuc ngan bai dau gach ngang, soan van 7 sieu ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Copyright @2024 - Designed by baivan.net