Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Quan Âm Thị Kính

Soạn bài: Quan Âm Thị Kính - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Quan Âm Thị Kín cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc kĩ tóm tắt nội dung vở chèo Quan Âm Thị Kính

Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó

Câu 3: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có mấy nhân vật? Những nhân vật nào là nhân vật chính thể hiện xung đột kịch? Những nhân vật đó thuộc các loại vai nào trong chèo và đại diện cho ai?

Câu 4: Khung cảnh ở phần đầu trích đoạn là khung cảnh gì? Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính ở đây, em có nhận xét gì về nhân vật này?

Câu 5: Thảo luận ở lớp: Hãy liệt kê và nêu nhận xét của em về hành động và ngôn ngữ của Sùng bà đối với Thị Kính?

Câu 6: Trong trích đoạn, mấy lần Thị Kính kêu oan? Kêu với ai? Khi nào lời kêu oan của Thị Kính mới nhận được sự cảm thông? Em có nhận xét gì về sự cảm thông đó?

Câu 7: Thảo luận ở lớp: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà, Sùng ông và Sùng bà còn làm điều gì tàn ác? Theo em, xung đột kịch chính trong đoạn trích này thể hiện cao nhất ở chỗ nào? VÌ sao?

Câu 8: Qua cử chỉ và ngôn ngữ nhân vật, hãy phân tích tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà. Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" có ý nghĩa gì? Đó có phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ không?

Câu 9: Em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính"?

II. Soạn bài siêu ngắn: Quan Âm Thị Kính

Câu 1: Nội dung vở chèo: Có thể chia làm 3 phần

Phần 1: Án giết chồng:   Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo. Một hôm, vợ ngồi khâu, chồng đọc sách rồi thiu thiu ngủ bên cạnh. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết Thiện Sĩ, đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.

Phần 2: Án hoang thai: Bị oan ức nhưng không biết kêu vào đâu, Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm. Thị Mầu, con gái phú ông lẳng lơ, say mê Kính Tâm. Ve vãn Kính Tâm không được, Thị Mầu ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Làng bắt vạ. Bí thế, Thị Mầu khai cho Kính tâm. Kính Tâm chịu oan, bị đuổi ra tam quan (cổng chùa). Thị Mầu đem con bỏ cho Kính Tâm.

Phần 3: Oan tình được giải - Thị Kính lên tòa sen:  Trải ba năm, Kính Tâm đi xin sữa từng ngày nuôi con của Thị Mầu. Rồi nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm. Trước khi "hóa", Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ. Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.

Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó

Câu 3: Trích đoạn Nỗi oan hại chồng có 5 nhân vật: Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông

Nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà và Thị Kính

  • Sùng bà: loại nhân vật mụ ác, tàn nhẫn độc địa
  • Thị Kính: loại nhân vật nữ chính đức hạnh, nết na

Câu 4: Khung cảnh hiện lên ở đầu đoạn trích là buổi đêm yên tĩnh: 

  • Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. 
  • Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.

Qua lời nói và cử chỉ, Thị Kính là một người vợ hiền, yêu thương chồng.

Câu 5: Nhận xét về Sùng bà đối với Thị Kính:

Hành động: 

  • Dúi đầu Thị Kính xuống đất, dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống
  • Đuổi Thị Kính về nhà với ông Mãng

Ngôn ngữ:

  • Con mặt sứa gan lim, mèo mả gà đồng 
  • Câm đi!, Trên dâu dưới Bộc hẹn hò, Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm
  • Đồ sát chồng, Chém bổ băm vẩm xích mặt

Câu 6: Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần:

3 lần kêu oan với Sùng bà

Một lần kêu oan với Thiện Sĩ (chồng)

Một lần kêu oan với Mãng ông (Cha)

=> Lời kêu oan của Thị Kính với cha mới nhận được sự cảm thông

=> Mãng ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính nên ông biết rõ con gái mình là người đức hạnh, nết na. 

Câu 7: Trước khi đuổi Thị Kính ra khỏi nhà:

  • Sùng ông và Sùng bà đã gọi Mãng ông sang để hạ nhục bằng những câu nói mỉa mai
  • Sùng ông còn cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông bằng cái dúi ngã Mãng ông rồi quay đầu bỏ vào nhà.

Xung đột kịch được đẩy lên đến đỉnh điểm:

  • Hình ảnh Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc
  • Hình ảnh nức nở, bất lực của hai cha con Thị Kính trước những lời nói nhục mạ

Câu 8: Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà:

  • Sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng
  • Sự bàng hoàng, uất ức trước số phận hẩm hiu phải xa chồng con
  • Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành":
  • Cách nàng đoạn tuyệt với quá khứ
  • Mong muốn Phật tổ minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình

=> Đó không phải là con đường giúp nhân vật thoát khỏi đau khổ trong xã hội cũ

Câu 9: Chủ đề đoạn trích là số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến (chế độ nam quyền độc đoán, chế độ trọng nam khinh nữ)

Thành ngữ "Oan Thị Kính":

  • Những nỗi oan khiên không thể thanh minh
  • Nỗi oan khiến người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.

III. Soạn bài ngắn nhất: Quan Âm Thị Kính

Câu 1: Tóm tắt nội dung vở chèo:

Thiện Sĩ kết duyên cùng Thị Kính. Thị Kính bị cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết và Thiện Sĩ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ. Bị oan ức Do hôm 2 vợ chồng ngồi với nhau. Thấy chồng có sợi râu mọc ngược, Thị Kính cầm dao khâu toan xén đi. Thiện Sĩ giật mình, bât giác hô hoán lên. Bị oan ức  Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm.

Thị Mầu là con gái của phú ông, say mê Kính Tâm. Do Ve vãn Kính Tâm không được. Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. Sau đó Thị Mầu đỗ cho Kính Tâm làm mình có thai. Kính Tâm chịu oan, bị chùa đuổi và đem con bỏ cho Kính Tâm.

Trải ba năm, Bấy giờ mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng, nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ trước khi đi. 

Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó.

Câu 3: Đoạn trích có 5 nhân vật là Thị Kính, Thiện Sĩ, Sùng ông, Sùng Bà và Mãng ông. Trong đó có 2 nhân vật chính thể hiện xung đột kịch là Sùng Bà (tầng lớp thống trị, độc ác) và Thị Kính (tầng lớp bị trị, đức hạnh, nết na).

Câu 4: Ở đầu đoạn trích, ta thấy khung cảnh yên tĩnh vào buổi đêm, Thị Kính ngồi quạt cho chồng nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. Qua lời nói và cử chỉ của Thị Kính, em thấy đây là một người vợ hiền, lo lắng cho chồng hết mực.

Câu 5: Hành động và ngôn ngữ của Bà Sùng đối với Thị Kính vô cùng miệt thị và nặng nề như: “Dúi đầu, dúi tay Thị Kính ngã khuỵu xuống, Đuổi Thị Kính về nhà hay lời chữi “Con mặt sứa gan lim, mèo mả gà đồng, Câm đi!, Trên dâu dưới Bộc hẹn hò, Ngựa bất kham, đồng nát, gái nỏ mồm, Đồ sát chồng,..”

Câu 6: Trong trích đoạn, Thị Kính đã kêu oan năm lần: 3 lần kêu oan với Sùng bà, một lần kêu oan với chồng và một lần kêu oan với cha (được cảm thông). Mãng ông là cha của nàng, là người sinh ra nàng nên hiểu và cảm thông cho con gái của mình 

Câu 7: Sùng ông và Sùng bà đã mỉa mai Mãng ông, cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông và đẩy Mãng ông ngã trước khi Thị Kính bị đuổi ra khỏi nhà. Xung đột kịch lên đến đỉnh điểm khi mà Thị Kính chạy lại đỡ cha rồi Hai cha con ôm nhau than khóc và sự bất lực của 2 người trước những lời nhục mà.

Câu 8: Tâm trạng Thị Kính trước khi rời khỏi nhà Sùng bà là sự lưu luyến với mối duyên vợ chồng và sự cam chịu trước số phận xa chồng, xa con.

Việc Thị Kính quyết tâm "trá hình nam tử bước đi tu hành" là cách nàng đoạn tuyệt với quá khứ và mong muốn Phật tổ minh chứng cho tấm lòng và nhân cách của mình. Thế nhưng, nương nhờ cửa Phật cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ đau trong xã hội cũ.

Câu 9: Chủ đề của đoạn trích: Số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa.

Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" để chỉ những nỗi oan khiên không thể thanh minh, khiến cho người đó rơi vào hoàn cảnh bế tắc, tuyệt vọng, không có lối thoát.

IV. Soạn bài cực ngắn: Quan Âm Thị Kính

Câu 1: Tóm tắt nội dung vở chèo:

  • Thiện Sĩ, con Sùng ông, Sùng bà, kết duyên cùng Thị Kính, con gái Mãng ông, một nông dân nghèo
  • Thị Kính bị cha mẹ chồng đổ riệt cho Thị Kính có ý giết và Thiện Sĩ và đuổi Thị Kính về nhà bố đẻ.
  • Bị oan ức  Thị Kính giả trai, vào tu ở chùa Vân Tự, lấy pháp hiệu là Kính Tâm.
  • Thị Mầu là con gái của phú ông, say mê Kính Tâm. Do Ve vãn Kính Tâm không được. Thị Mầu về nhà đùa ghẹo, ăn nằm với anh Nô là người ở, rồi có thai. 
  • Sau đó Thị Mầu đỗ cho Kính Tâm làm mình có thai. Kính Tâm chịu oan, bị chùa đuổi và đem con bỏ cho Kính Tâm.
  • Trải ba năm, mọi người mới rõ Kính Tâm là con gái và hiểu rõ được tấm lòng từ bi, nhẫn nhục của nàng.
  • Nàng "hóa", được lên tòa sen, trở thành Phật Bà Quan Âm, Kính Tâm viết thư để lại cho đứa trẻ trước khi đi. 

Câu 2: Đọc kĩ trích đoạn Nỗi oan hại chồng và các chú thích để hiểu văn bản và các từ ngữ khó

Câu 3: Các nhân vật trong đoạn trích:

  • Nhân vật chính thể hiện xung đột kịch: Sùng Bà  thuộc tầng lớp thống trị và Thị Kính thuộc tầng lớp bị trị. Một bên thì một mực buộc tội, một bên thì cố gắng minh oan.
  • Nhân vật phụ: Thiện Sĩ, Sùng ông, Mãng ông

Câu 4: Khung cảnh đầu đoạn trích qua các hành động của nhân vật vào buổi đêm: Thiện Sĩ ngồi học mệt mỏi nên muốn nằm trên tràng kỉ nghỉ ngơi. Thị Kính thì dọn kỉ, ngồi quạt cho chồng ngủ rồi tranh thủ khâu.

=> Ta thấy Thị Kính là người vợ hiền thục, nữ công gia chánh luôn kề cận bên chồng.

Câu 5: Ta thấy được sự tàn bạo, miệt thị của Bà Đồng dành cho Thị Kinh qua những hành động (Dúi đầu, dúi ta ngã, Đuổi Thị Kính)  và những ngôn ngữ (Con mặt sứa gan lim, Đồ sát chồng, Câm đi!,..)

Câu 6: Thị Kính kêu oan 5 lần:

  • Thị Kính đã 3 lần kêu oan với Sùng bà, 1 lần kêu oan với Thiện Sĩ nhưng nhưng hoàn toàn không nhận được sự cảm thông. 
  • Vào lần cuối cùng nàng kêu oan với cha và được cảm thông vì ông là người đã sinh ra và nuôi dạy Thị Kính, biết con mình là người tốt, thương con.

Câu 7: Sùng ông và Sùng bà đối xử vô cùng thậm tệ khi Thị Kính bị đuổi: họ đẩy ngã Mãng ông, mắng nhiết, mỉa mai và cự tuyệt quan hệ thông gia với Mãng ông

Hình ảnh 2 cha con ôm nhau khóc bất lực trước lời miệt thị của bên thông gia đã đẩy tình huống kịch lên đến đỉnh điểm.

Câu 8: Thị Kính mang một tâm trạng lưu luyến, đau thương, cam chịu, uất ức trước số phận. Nang quyết định "trá hình nam tử bước đi tu hành" để cự tuyệt quá khứ và muốn chứng minh cho tấm lòng và nhân cách trong sạch của mình. Thế nhưng cũng không giúp nàng thoát khỏi nỗi khổ đau trong xã hội cũ.

Câu 9: Trích đoạn “Nỗi oan Thị Kính” nói về số phận người phụ nữ trong xã hội phong kiến (Tiếng nói của họ bị coi rẻ, giá trị của họ bị phủ nhận, nhân cách của họ bị chà đạp). 

Câu thành ngữ "Oan Thị Kính" là những người bế tắc, không có lối thoát, ngươi phải chịu nỗi oan ức không thể thanh minh.

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat bai quan am thi kinh, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com