Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích

Soạn bài: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Đọc bài văn sau và cho biết vấn đề được giải thích và phương pháp giải thích trong bài.

LÒNG NHÂN ĐẠO

Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người. Thế nào là lòng biết thương người và thế nào là lòng nhân đạo?

Hằng ngày chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài, trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ. Từ một ông lão già nua răng long tóc bạc, lẽ ra phải được sống trong sự chăm sóc đùm bọc của con cháu, thế mà ông lão ấy phải sống kiếp đời hành khất sống bằng của bố thí của kẻ qua đường, đến một đứa trẻ thơ, quá bé bỏng mà lại sống bằng cách đi nhặt từng mẩu bánh của người khác ăn dở, thay vì được cha mẹ nuôi nấng, dạy dỗ...

Những hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương, và tìm cách giúp đỡ. Đó chính là lòng nhân đạo.

Con người cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh. Thánh Găng-đi có một phương châm: "Chinh phục được mọi người ai cũng cho là khó, nhưng tạo được tình thương, lòng nhân đạo, sự thông cảm giữa con người với con người lại càng khó hơn. Điều kiện duy nhất để tạo sự kính yêu và mến phục đối với quần chúng, tốt nhất là phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ vậy".

(Theo Lâm Ngữ Đường, Tinh hoa và xử thế)

ÓC PHÁN ĐOÁN VÀ ÓC THẨM MĨ

Chính Xanh-tơ Bơ-vơ cũng đã nói: "Tôi biết nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ, vì óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất, thuộc về bản năng nhất trong cái chỗ tế nhị mơ hồ nhất của các giác quan của ta".

Muốn thưởng thức một bài văn, ta đọc nó chầm chậm một hai lần, xem có cảm thấy cái hay của nó không đã; khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào. Ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí. Nếu lòng ta không cảm thì càng phân tích lại càng không hiểu được gì cả. Văn học khác khoa học ở chỗ đó; và óc thẩm mĩ khác óc phán đoán cũng ở chỗ đó: một đằng là sự ưa thích của lòng, một đằng là sự sáng suốt của óc, một đằng cần nhiều cảm thụ tính, một đằng cần nhiều luận lí tính.

Nói vậy không phải là óc thẩm mĩ và óc phán đoán tương phản nhau mà ta không bao giờ dùng lí trí để hiểu được cái đẹp đâu. Vẫn có nhiều cái đẹp có thể giảng được và ai cũng thấy nó hợp lí: chỉ một số tế nhị quá mới có những lí lẽ riêng của nó mà lí trí không sao phân tích nổi, và muốn nhận thức được, ta phải luyện mĩ cảm bằng cách sống thật nhiều, đọc nhiều tác phẩm bất hủ của mọi xứ và mọi thời.

(Theo Nguyễn Hiến Lê, Hương sắc trong vườn văn)

TỰ DO VÀ NÔ LỆ

Loài người hơn loài vật là có quyền tự do. Một con hổ đói nhảy xả vào bất cứ cái gì có thể ăn được bày ra trước mắt nó; một người đói trông thấy vật gì có thể ăn được còn biết suy xét có nên ăn hay không. Con hổ bị cái đói sai khiến không tự kiềm chế được mình; trái lại người ta không để cho cái đói có thể sai khiến được mình, như vậy là người ta được tự do theo ý muốn riêng.

Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người. Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật.

Tự do đây không phải nghĩa là hoàn toàn muốn làm gì thì làm: một thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức. Vì loài người sống thành đoàn thể, sống thành xã hội cho nên phải hiểu tự do có nghĩa là muốn làm gì thì làm, nhưng làm theo lẽ phải, theo lí trí, để không phạm tới sự tự do của người khác và không phạm đến quyền lợi chung của đoàn thể.

Trái với tự do là nô lệ. Người nô lệ là người phải chịu phục tòng sự đè nén, sự sai khiến bất công của một người hay một thế lực nào khác mạnh hơn mình. Người nô lệ không còn có thể làm việc gì theo ý muốn của mình, theo tài năng của mình để mưu hạnh phúc cho mình nữa.

Không tự do tức là chết.

(Nghiêm Toản, Việt luận)

II. Soạn bài siêu ngắn: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích

Câu 1: 

Bài: lòng nhân đạo

Giải thích vấn đề "lòng nhân đạo":

  • Lòng nhân đạo - lòng thương người;
  • Loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ;
  • Biết xót thương, tìm cách giúp đỡ những cảnh khổ;
  • Phát huy lòng nhân đạo đến cùng và tột độ.
  • Cách giải thích: kết hợp giữa lí lẽ với dẫn chứng;

Mở bài: Định nghĩa về lòng nhân đạo

Thân bài: Nêu dẫn chứng, chứng minh biểu hiện của lòng nhân đạo.

Kết bài: Kêu gọi mọi người cần phải phát huy lòng nhân đạo đến tột cùng.

Bài: Óc phán đoán và óc thẩm mĩ

Giải thích vấn đề mối quan hệ giữa phán đoán và thẩm mĩ.

Các ý chính:

  • Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;
  • Muốn thưởng thức một bài văn, ta dùng trái tim của ta trước rồi sau mới dùng lí trí;
  • Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.
  • Cách giải thích: Kết hợp lí lẻ và dẫn chứng

Mở bài: mối quan hệ giữa phán đoán và thẩm mĩ

Thân bài: Đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận cứ chứng minh mối quan hệ đó.

Kết bài: Ta phải luyện mĩ cảm

Bài: Tự do và nô lệ

Giải thích vấn đề "tự do và nô lệ":

  • Loài người hơn loài vật là có quyền tự do;
  • Không có tự do, người ta cũng chỉ như súc vật;
  • Tự do nghĩa là muốn làm gì thì làm nhưng phải theo lẽ phải;
  • Nô lệ trái với tự do;
  • Không tự do tức là chết.
  • Cách giải thích: Kết hợp lí lẻ và dẫn chứng

Mở bài: quyền tự do và nô lệ

Thân bài: Đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận cứ chứng minh.

Kết bài: Giải thích Không tự do tức là chết

III. Soạn bài ngắn nhất: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích

Câu 1: 

Bài: Lòng nhân đạo

Giải thích vấn đề về lòng nhân đạo:

  • Lòng nhân đạo tức là lòng biết thương người; 
  • Chúng ta thường có dịp tiếp xúc với đời sống bên ngoài => đầy rãy cảnh khổ; 
  • Hình ảnh ấy và thảm trạng ấy khiến cho mọi người xót thương => tìm cách giúp đỡ; 
  • Cần phải phát huy lòng nhân đạo của mình đối với mọi người xung quanh

Cách giải thích: 

Mở bài: Lòng nhân đạo là gì?

Thân bài: Đưa ra các luận điểm, luận cứ, luận cứ chứng minh lòng nhân đạo.

Kết bài: Khuyên mỗi con người cần có lòng nhân đạo.

Phương pháp: kết hợp giữa lí lẻ và dẫn chứng

Bài: Óc phán đoán và óc thẩm mĩ

Giải thích vấn đề: mối quan hệ giữa lý trí và sự rung động trước cái đẹp.

  • Óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất.
  • Muốn thưởng thức một bài văn, khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào.
  • Nếu lòng ta không cảm thì càng phân tích lại càng không hiểu được gì cả.
  • Ta phải luyện mĩ cảm bằng cách sống thật nhiều, đọc nhiều tác phẩm bất hủ của mọi xứ và mọi thời.

=> Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ;

Cách giải thích: 

Mở bài: mối quan hệ giữa lý trí và sự rung động trước cái đẹp

Thân bài: Đưa ra minh chứng để làm rõ vấn đề.

Kết bài: Dùng lí trí hay thẩm mĩ để giải quyết vấn đề.

=> Kết hợp lí lẻ, dẫn chứng

Bài: Tự do và nô lệ

Giải thích vấn đề về tự do, nộ lệ

  • Quyền tự do của loài người / loài vật. Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người
  • Thứ tự do vô tổ chức và vô ý thức;
  • Trái với tự do là nô lệ => Không tự do tức là chết

Cách giải thích: 

Mở bài: sự tương phản giữa tự do và nô lệ

Thân bài: Đưa ra chứng cứ, lập luận chứng minh về tự do (muốn làm gì làm) hay nô lệ (bất công, đè nén)

Kết bài: Kết quả  của tự do / nô lệ

=> Kết hợp lí lẻ và dẫn chứng

IV. Soạn bài cực ngắn: Tìm hiểu chung về phương pháp luận giải thích

Câu 1: 

Bài: Lòng nhân đạo

Giải thích vấn đề: Lòng nhân đạo là gì?; Trước mắt chúng ta, loài người còn đầy rẫy những cảnh khổ (ông già, đứa bé); Những hình ảnh ấy khiến cho mọi người xót thương; Tốt nhất là mỗi người phải làm sao phát huy lòng nhân đạo đến cùng.

Cách giải thích: 

Mở bài: Nên lên định nghĩa thế nào là lòng nhân đạo: lòng biết thương người

Thân bài: Đưa ra dẫn chứng cụ thể để làm rõ.

Kết bài: Khuyên mỗi con người cần phát huy lòng nhân đạo.

=> kết hợp giữa lí lẻ và dẫn chứng để thuyết phục.

Bài: Óc phán đoán và óc thẩm mĩ

Giải thích vấn đề: sự hòa hợp giữa óc phán đoán và óc thẩm mĩ trong mỗi con người: Nhiều người có óc phán đoán rất đúng mà đồng thời lại thiếu óc thẩm mĩ; Óc thẩm mĩ biểu hiện một cái gì tinh vi nhất; Muốn thưởng thức một bài văn, khi cảm được rồi, ta mới tìm hiểu nó hay ở chỗ nào; Có thể dùng lí trí để hiểu cái đẹp nhưng quan trọng vẫn là phải luyện mĩ cảm.

Ta kết hợp lí lẻ dẫn chứng để nêu lên mối quan hệ của óc phán đoán, đưa ra các minh chứng để giải thích và kết luận.

Bài: Tự do và nô lệ

  • Quyền tự do là của quý báu nhất của loài người => Không có tự do người ta cũng chỉ như súc vật
  • Trái với tự do là nô lệ => Phải chịu phục tòng sự đè nén, sự sai khiến bất công

Sử dụng lí lẻ và dẫn chứng để chứng minh về sự đối lập giữa cuộc sống tự do và nô lệ: 

Mở bài: sự đối lập giữa sự tự do và nô lệ

Thân bài: Đưa ra các dẫn chứng cụ thể để làm rõ 2 vấn đề tự do và nô lệ

Kết bài: Kết quả sự tự do và nô lệ

Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat, soan van 7 sieu ngan bai tim hieu chung ve phuong phap lap luan giai thich

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com