Soạn văn 7 ngắn nhất bài: Kiểm tra phần Văn

Soạn bài: Kiểm tra phần Văn - ngữ văn 7 tập 2 ngắn gọn nhất. Nhằm giúp học sinh giảm bớt thời gian soạn bài nhưng vẫn đảm bảo nắm đủ ý, baivan giới thiệu các em tổ hợp bài soạn cực ngắn, siêu ngắn và ngắn nhất. Từ đó, học sinh có thêm lựa chọn bài soạn phù hợp với của mình. Soạn Kiểm tra phần Văn trang cực ngắn - baivan

[toc:ul]

I. Câu hỏi trong bài học

Câu 1: Chọn một câu ca dao đã học hoặc sưu tầm được, phân tích tình cảm được diễn tả và những biện pháp nghệ thuật được sử dụng trong bài ca dao đó

Câu 2: Hãy lựa chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật của bài thơ đó.

Câu 3: Chép lại hai câu thơ Đường đã học (nếu có thể, cả phần phiên âm chữ Hán) và giải thích lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Câu 4: Chép lại hai câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh. Nhận xét về nghệ thuật miêu tả. Qua hình ảnh trăng, em cảm nhận như thế nào về vẻ đẹp tâm hồn của Bác?

Câu 5: Em cảm nhận được gì về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi?

Câu 6: : Chép lại hai câu tục ngữ mà em đã học hoặc sưu tầm được. Nêu lên ý nghĩa, giá trinh của kinh nghiệm mà những câu tục ngữ ấy thể hiện. Có thể chọn hai câu có nội dung liên quan với nhau để phân tích. (Lựa chọn hai câu: Uống nước nhớ nguồn và Ăn quả nhớ kẻ trồng cây)

Câu 7: Nếu các luận điểm trong các bài nghị luận ở bài 20,21,23

Câu 8:  Dùng một vài dẫn chứng trong các tác phẩm đã học ở Ngữ văn 6 và Ngữ văn 7  để chứng minh ý kiến sau đây của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”

Câu 9: Thế nào là nghệ thuật tương phản? Nêu cách thể hiện thủ pháp nghệ thuật ấy trong truyện Sống chết mặc bay và tác dụng của nó.

Câu 10: Giải thích ý nghĩa sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu trong truyện Những trò lố hay là Va-ren và Phan Bội Châu.

Câu 11: Qua đoạn trích Nỗi oan hại chồng trong vở chèo Quan Âm Thị Kính, em hiểu thế nào về thành ngữ "Oan Thị Kính”?

II. Soạn bài siêu ngắn: Kiểm tra phần Văn

Câu 1: Chọn câu ca dao: 

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?"

Tình cảm trong câu ca dao: 

Khẳng định giá trị của bản thân vừa là một cách nói ngậm ngùi, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa

Quan niệm trọng nam kinh nữ trong xã hội phong kiến xưa đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài.

Trái bần rụng xuống nước, bập bềnh trôi nổi theo sóng =>  là loại cây tầm thường (bần: nghèo), chẳng có mấy giá trị.

Trái bần trôi hoàn toàn phụ thuộc vào gió, vào sóng. Gió nhẹ, sóng êm thì từ từ thanh thản, chẳng may gió dập, sóng dồi => Đành cam chịu cảnh ba chìm bảy nổi chín lênh đênh, biết tấp vào đâu

Người phụ nữ không được làm chủ bản thân, cam chịu định mệnh bất công.

Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng. 

Câu 2: Chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật:

=> Sông núi nước Nam – Lý Thường Kiệt:

Nội dung: Ý thức độc lập chủ quyền và quyết tâm chiến đấu chống giặc ngoại xâm

Nghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ đắt giá, Giọng thơ đanh thép

Câu 3: Chép lại hai câu thơ Đường đã học, lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Bài thơ: “Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh”

Sàng tiền minh nguyệt quang,

Nghi thị địa thượng sương,

Cử đầu vọng minh nguyệt,

Đê đầu tư cố hương.

=> Vì bài thơ thể hiện tình cảm tha thiết với trăng, với thiên nhiên trong tâm hồn nhà thơ và nỗi nhớ quê hương của kẻ tha hương lữ thứ trong đêm thanh tịnh

Câu 4: Hai câu thơ nói về  về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Trăng là nguồn thi hứng bất tận của những người làm thơ, yêu thơ. Ánh trăng luôn mang tới cho người nghệ sĩ những cảm xúc mới lạ. 

=> Với người nghệ sĩ Hồ Chí Minh, trăng trong thơ của Người luôn mang một vẻ đẹp tròn đầy, tinh tế. Hai câu thơ đã phần nào nói lên vẻ đẹp tâm hồn người thi sĩ. 

Câu 5: Cảm nhận được về tình cảm quê hương đất nước của tác giả qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi:

Mùa xuân của Vũ Bằng được hiện lên bởi giờ phút quây quần bên gia đình và những phong tục cổ truyền của dân tộc những ngày Tết.

Vũ Bằng là một con người yêu quê hương, đất nước tha thiết.

Ta thấy được một trái tim yêu nước nồng nàn, một niềm mong mỏi, khát khao đến cháy bỏng đất nước được thống nhất và được trở về quê nhà của Vũ Bằng.

Câu 6: Hai câu tục ngữ em tâm đắc:

“Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ Tổ mồng mười tháng ba”

=> Mỗi năm, đến ngày mùng mười tháng ba âm lịch, người dân lại nô nức kéo nhau về đền Hùng (Phú Thọ) nơi quê cha đất tổ để tưởng nhớ vị vua đã dựng nên đất nước, để cả dân tộc cùng nhớ về những con người.. Nhớ ơn Người mang lại cho mình cuộc sống ấm no hạnh phúc trở thành lẽ tự nhiên, trở thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta

Câu 7: Luận điểm trong các bài: 

Bài 20 (Tinh thần yêu nước của nhân dân ta ): 

  • Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta.
  • Tinh thần yêu nước qua lịch sử và trong hiện tại.
  • Nhiệm vụ phát huy tinh thần ấy.

Bài 21 (Sự giàu đẹp của tiếng Việt) : Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

Bài 23 (Đức tính giản dị của Bác Hồ) :

  • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác.
  • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc.

Câu 8: Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:

“Những tình cảm không có” 

  • Mới sinh ra, mỗi chúng ta chỉ có những cảm xúc đơn giản là vui, buồn, hờn, giận. Nhưng từng ấy cảm xúc sao có thể làm nên tâm hồn của một con người? Văn chương sẽ đem tới cho ta những cảm xúc mới.
  • Văn chương có đủ sức mạnh để thay đổi một con người, văn chương thấm sâu vào nếp nghĩ và làm thay đổi suy nghĩ tư duy của con người.

“Văn chương còn luyện những tình cảm ta săn có” 

“Tình cảm sẵn có” là những tình cảm vốn dĩ đã tồn tại trong tâm hồn, đôi khi, tình cảm ấy đã nằm trong tâm trí ta quá lâu đến nỗi nó nhăn nhúm, mốc meo.

Văn chương đã giúp ta nhắc lại những cảm xúc ấy, gọi nó dậy để con người có thể khắc sâu hơn về những cảm xúc ấy một lần nữa.

=> Ví dụ: Bài “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng được viết bằng nét bút rất tinh tế, bằng cảm xúc chân thật và nỗi nhớ da diết trong trái tim của một người con xa quê

Câu 9: Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đo làm nổi bật một ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả.

Tác dụng của thủ pháp tương phản đối lập “Sống chết mặc bay”:

  • Tố cáo sự vô trách nhiệm, tham lam của bọn quan lại
  • Cảnh khốn cùng, tuyệt vọng của người dân chống lũ

Câu 10: Sự im lặng của nhân vật Phan Bội Châu:

  • Thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ đối  với Varen
  • Bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Câu 11: Thành ngữ "Oan Thị Kính”: chính là nỗi oan khuất cùng cực không thể giãi bày cũng không thể minh oan được với ai, sự thấp cổ bé họng trong xã hội không thể giải oan cho mình.

III. Soạn bài ngắn nhất: Kiểm tra phần Văn

Câu 1: Chọn câu ca dao:

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?"

Tác giả thể hiện tình cảm thương tiếc đối với thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa.  Câu ca dao cho ta thấy sự ngậm ngùi, cay đắng của người phụ nữ trong xã hội phong kiến xưa. Hình ảnh trái bần, một loại cây tầm thường, chẳng có mấy giá trị được tác giả so sánh như số phận của người phụ nữ chịu cảnh cam chịu, không được làm chủ bản thân, cam chịu định mệnh bất công..

=> Hiện thực nghiệt ngã, tương lai mở mịt, không một chút vui, không một niềm hi vọng

vọng. 

Câu 2: Chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật:

=> Bài ca Côn Sơn – Nguyễn Trãi

Nội dung: Nhân cách thanh cao và sự giao hòa với thiên nhiên của lòng ngườiNghệ thuật: Cách sử dụng từ ngữ đắt giá, Giọng thơ đanh thép

Nghệ thuật: Thể thơ lục bát giàu nhạc tính, Hình ảnh gần gũi, quen thuộc

Câu 3: Chép lại hai câu thơ Đường đã học, lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Bài thơ: “Xa ngắm thác núi Lư”

“Nhạc chiếu Hương Lô sinh tử yên

Dao khan bộc bố quải tiền xuyên”

=> Bài thơ thể hiện một tình yêu say đắm, tâm hồn hào phóng, tài quan sát và trí tưởng tượng mãnh liệt của nhà thơ, bộc lộ lòng yêu quê hương sâu đậm, tha thiết.

Câu 4: 

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Đây chính là 2 câu thơ thể hiện vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh

Những câu thơ nói về vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng đã khắc họa được vẻ đẹp tâm hồn của người chiến sĩ - thi sĩ Hồ Chí Minh. Ánh trăng trong thơ Bác luôn vận động và phát triển cùng với dòng chảy trôi của lịch sử và dĩ nhiên, nó trở thành biểu tượng đẹp đẽ cho khao khát cháy bỏng về tự do, hòa bình cũng là biểu tượng cho tinh thần lạc quan của người chiến sĩ cách mạng.

Câu 5: Qua việc hồi tưởng hình ảnh mùa xuân trên đất Bắc trong bài Mùa xuân của tôi, ta thấy tác giả đã gửi vào những trang sách nỗi niềm thương nhớ da diết về quê hương, gia đình và lòng mong mỏi đất nước được hòa bình, thống nhất, những kí ức về mùa xuân trở thành một tài sản vô giá đối với người con xa quê. Nó trở nên thân thuộc, gần gũi và là một kí ức của riêng mình.

Câu 6: Hai câu tục ngữ em muốn nhắc đến là “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

=> Hai câu tục ngữ là lời nhắc nhở mỗi con người cần phải sống có trước có sau hay là thái độ trân trọng thành quả lao động và biết ơn những người đã từng giúp đỡ ta. 

Câu 7: Phân tích luận điểm của 3 bài: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, Sự giàu đẹp của tiếng Việt và Sự giàu đẹp của tiếng Việt

Trong bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta, có 3 luận điểm chính: Tinh thần yêu nước là một truyền thống quý báu của nhân dân ta (1), Tinh thần yêu nước trải dài trong lịch sự và hiện tại (2) và Trách nhiệm của thế hệ mai sau (3)

Trong bài Sự giàu đẹp của tiếng Việt có một luận điểm xuyên suốt bài là Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

Trong bài Đức tính giản dị của Bác Hồ ta thấy có 2 luận điểm là Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác (1) và Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc (2)

Câu 8: Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:

Ví dụ: Khi đọc “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, ta vẫn thấy trái tim mình thổn thức bởi tình cảm mà chú bé Hồng dành cho người mẹ của mình

=> Văn chương còn luyện những tình cảm ta săn có”, giúp ta khơi gợi lại cảm xúc trong con người, khắc sâu hơn tình cảm ấy đã nằm trong tâm trí ta quá lâu đến nỗi nó nhăn nhúm, mốc meo.

Câu 9: Nghệ thuật tương phản đối lập: tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau =>  nổi bật một ý của tác giả.

Trong bài Sống chết mặc bay, ta thấy nghệ thuật tương phản đối lập chính là sự tham lam, khốn nạn của bọn quan lại đối lập với sự tuyệt vọng của người dân trước cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Câu 10: Sự im lặng, dửng dưng của Phan Bội Châu thể hiện một thái độ khinh bỉ cực độ, đồng thời cũng cho thấy bản lĩnh kiên cường của nhà cách mạng trước kẻ thù, cho dù đó là Toàn quyền Đông Dương đi chăng nữa.

Câu 11: Thành ngữ "Oan Thị Kính” là dựa nỗi oan của Thị Kính phải nhận án giết chồng, đó là nỗi oan không thể nói được với ai.

IV. Soạn bài cực ngắn: Kiểm tra phần Văn

Câu 1: Có một câu ca dao thể hiện thân phận của người phụ nữ trong xã hội xưa mà em tâm đắc: 

"Thân em như trái bần trôi

Gió dập sóng dồi biết tấp vào đâu?"

Qua câu ca dao này, em thấy được một hiện thực nghiệt ngã của người phụ nữ trong xã hội phong kiên xưa: 

  • Tương lai mờ mịt, không được tự do, không được quyết định cuộc đời của mình.
  • Quan niệm trọng nam kinh nữ đã biến cuộc đời người phụ nữ thành chuỗi bi kịch kéo dài

Câu ca dao với hình tượng gợi cảm và âm điệu ngậm ngùi đã gợi lên số phận hẩm hiu đáng thương của người phụ nữ nghèo khổ trong xã hội phong kiến cũ. 

Câu 2: Chọn một bài thơ trữ tình thuộc phần văn học trung đại Việt Nam và nêu lên những giá trị chủ yếu về nội dung và nghệ thuật:

=> Phò giá về kinh – Trần Quang Khải:

Nội dung: Hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trí

Nghệ thuật: Hình ảnh thư giàu sức gợi, Giọng thơ hào sảng, hứng khởi

Câu 3: Chép lại hai câu thơ Đường đã học, lí do vì sao mà em thích hai câu thơ đó.

Bài thơ: “Ngẫu nhiên viết nhân buổi vể quê”

“Thiểu tiêu li gia, lão đại hồi

Hương âm vô cải, mấn mao tồi”

=> Tình cảm với quê hương sau nhiều năm xa cách và Sự xót xa, nuối tiếc của tác giả khi bị xem như người lạ lúc trở về quê.

Câu 4: Hai câu thơ thể hiện vẻ đẹp của trăng trong hai bài thơ Cảnh khuya và Rằm tháng Giêng của Hồ Chí Minh là:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa 

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Vẻ đẹp tâm hồ người thi sĩ – chủ tịch Hồ Chí Minh: Tâm hồn cao đẹp, hòa mình cũng thiên nhiên.Trăng là nguồn thi hứng bất tận của những người làm thơ, yêu thơ. Ánh trăng luôn mang tới cho người nghệ sĩ những cảm xúc mới lạ. 

Câu 5: Tình cảm quê hương đất nước qua bài Mùa xuân của tôi:

  • Nỗi nhớ quê hương da diết, nỗi niềm muốn được về với quê hương.
  • Những kí ức đẹp đẽ về mùa xuân thật gần gũi và thiêng liêng.
  • Mong mỏi ngày đất nước được giải phòng, được thống nhất để trở về với quê nhà.

Câu 6: Kho tàng thành ngữ, tục ngữ dân gian Việt Nam là những bài học kinh nghiệm quý báu về tất cả mọi lĩnh vực trong đời sống sản xuất mà ông cha ta truyền lại cho con cháu. Đặc biệt, khi răn dạy con người về đạo đưa, lối sống, hai câu tục ngữ “Uống nước nhớ nguồn” và “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” đã giúp tôi hiểu được nhiều điều trong cuộc sống:  Hai câu tục ngữ là lời nhắc nhở mỗi con người cần phải sống có trước có sau hay là thái độ trân trọng thành quả lao động và biết ơn những người đã từng giúp đỡ ta. 

Câu 7: Trong mỗi bài văn chúng ta học, tác giả đều nêu lên những luận điểm chính từ đó lập luận để hoàn thiện bài. Điển hình là luận điểm trong các bài Tinh thần yêu nước của nhân dân ta (bài 20), Sự giàu đẹp của tiếng Việt (bài 21), Đức tính giản dị của Bác Hồ (bài 23).

Bài 20 (3 luận điểm)

  • Truyền thống quý báu của nhân dân ta thể hiện qua tinh thần yêu nước
  • Trong lịch sự và hiện tại đều tồn tại tinh thân ấy 
  • Nhiệm vụ của thế hệ mai sau 

Bài 21 (1 luận điểm)

  • Tiếng Việt là một thứ tiếng đẹp, một thứ tiếng hay, đầy sức sống.

Bài 23 (2 luận điểm) 

  • Sự nhất quán giữa cuộc đời hoạt động cách mạng với cuộc sống thanh bạch của Bác 
  • Sự giản dị của Bác trong sinh hoạt, lối sống, làm việc

Câu 8: Chứng minh ý kiến của Hoài Thanh: “Văn chương gây cho ta những tình cảm không có, luyện những tình cảm ta sẵn có”:

Văn chương là tâm hồn và cũng là cuộc sống. Hai thứ ấy quện hòa quấn quýt vào nhau. 

=> Trong bài “Mùa xuân của tôi” của Vũ Bằng, ta thấy từng câu, từng chữ như được viết ra từ trong tâm can người nghệ sĩ, bằng cảm xúc chân thật và nỗi nhớ da diết trong trái tim của một người con xa quê.

Văn chương gợi cho ta những cảm xúc ẩn sâu trong tâm hồn, “luyện cho ta những tình cảm ta săn có”

=> Khi đọc “Trong lòng mẹ” của Nguyên Hồng, ta vẫn thấy trái tim mình thổn thức bởi tình cảm mà chú bé Hồng dành cho người mẹ của mình.

Câu 9: Trong bài “Sống chết mặt bay”, tác giả sự dụng thủ pháp tương phản đối lập với tác dụng Khắc sâu hơn cảnh tượng trái ngược: 

Dân đằm mình, bỏ mạc trong dòng nước lũ chảy siết khi đê vỡ >< Quan sung sướng vì thắng được ván bài to 

=> Nghệ thuật tương phản đối lập là tạo ra những hành động, những cảnh tượng, những tính cách trái ngược nhau để qua đo làm nổi bật một ý tưởng, một bộ phận trong tác phẩm hoặc tư tưởng chính của tác giả.

Câu 10: Ta thấy sự im lặng của Phan Bội Châu là sự khinh bỉ tột cùng của ông với kẻ thù Varen, sự khinh bỉ ấy còn cho thấy PBC không khuất phục trước một kẻ thù mạnh => bản lĩnh kiên cường của một nhà cách mạng.

Câu 11: Thành ngữ "Oan Thị Kính”:

  • Nỗi oan không một ai tin tưởng
  • Nỗi oan không thể giải bày với ai
  • Nỗi oan của người thấp cổ bé họng trong xã hội
Tìm kiếm google: soan van 7 ngan nhat bai kiem tra phan Van, soan van 7 sieu ngan, soan van 7 cuc ngan

Xem thêm các môn học

Soạn văn 7 tập 2 ngắn nhất


Đia chỉ: Tòa nhà TH Office, 90 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
Điện thoại hỗ trợ: Fidutech - click vào đây
Chúng tôi trên Yotube
Cùng hệ thống: baivan.net - Kenhgiaovien.com - tech12h.com